Chắc chắn ai đã làm đề thi tuyển sinh vào 10 chính thức Thanh Hoá năm học 2020 - 2021 đều đang mong chờ đáp án đúng không? Dưới đây là đáp án đề thi tuyển sinh vào 10, mời các bạn cùng tham khảo
Câu 1.
Theo tác giả, một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy là: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận
Câu 2.
- Phép liên kết: nối - "nhưng"
- Phép lặp: "phần đông"
Câu 3.
Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý:
Gợi ý: Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau:
- Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc - người lao động chân tay
- Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội;
- Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người.
Câu 4. HS nêu quan điểm:
+ Mỗi người đều có một vị trí, ý nghĩa trong xã hội, không có ai là người cao quý, ai là người thấp hèn. Chỉ cần chúng ta lao động chân chính bằng sức của mình thì thì đó là điều cao quý nhất và chắc chắn được ghi nhận.
+ Tất nhiên, điều cần thiết là bản thân mỗi người cần phải quyết tâm, tâm huyết, nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả cao nhất, vươn lên phía trước.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm).
Yêu cầu về hình thức: đoạn văn (khoản. 200 chữ)
Yêu cầu về nội dung: nêu được suy nghĩ về sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người.
Gợi ý
Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Thật vây, đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua từng ngày để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Để dù có gặp phải khó khăn biết mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Hơn tất cả, để vươn lên từng ngày, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được. Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường nhưng chẳng một ngày nào người chịu lùi bước khuất phục trước số phận. Và người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014), ông từng tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ca ngợi tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt, nhân vật ông Sáu với tình yêu con tha thiết đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.
Thân bài
- Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con và nhớ con da diết
- Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Con bé chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn hỗn, nói trổng khiến ông cảm thấy buồn tủi.
- Trong khi ăn cơm ông đã nóng vội, không kiềm chế được mà đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương con quá mà thôi.
- Khát khao lớn nhất của ông hiện giờ là được nghe con gái gọi một tiếng Ba, chính tình cha con sâu nặng đã khiến ông kiên trì đến tận bây giờ
- Trước khi ông Sáu lên đường, bé Thu đã khiến anh và mọi người vô cùng bất ngờ khi cất tiếng gọi anh Sáu là ba. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
- Ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con. Ông dồn hết tình cảm để làm một cây lược bằng ngà voi tặng con.
=> Ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.
Kết bài
- Nhân vật ông Sáu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
- Nhân vật ông Sáu - người cha giàu tình yêu thương con, ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
- Hết -
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 Văn Thanh Hóa 2020 - 2021
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu 1.
Theo tác giả, một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy là: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận
Câu 2.
- Phép liên kết: nối - "nhưng"
- Phép lặp: "phần đông"
Câu 3.
Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý:
Gợi ý: Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau:
- Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc - người lao động chân tay
- Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội;
- Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người.
Câu 4. HS nêu quan điểm:
+ Mỗi người đều có một vị trí, ý nghĩa trong xã hội, không có ai là người cao quý, ai là người thấp hèn. Chỉ cần chúng ta lao động chân chính bằng sức của mình thì thì đó là điều cao quý nhất và chắc chắn được ghi nhận.
+ Tất nhiên, điều cần thiết là bản thân mỗi người cần phải quyết tâm, tâm huyết, nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả cao nhất, vươn lên phía trước.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm).
Yêu cầu về hình thức: đoạn văn (khoản. 200 chữ)
Yêu cầu về nội dung: nêu được suy nghĩ về sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người.
Gợi ý
Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Thật vây, đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua từng ngày để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Để dù có gặp phải khó khăn biết mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Hơn tất cả, để vươn lên từng ngày, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được. Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường nhưng chẳng một ngày nào người chịu lùi bước khuất phục trước số phận. Và người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014), ông từng tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ca ngợi tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt, nhân vật ông Sáu với tình yêu con tha thiết đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.
Thân bài
- Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con và nhớ con da diết
- Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Con bé chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn hỗn, nói trổng khiến ông cảm thấy buồn tủi.
- Trong khi ăn cơm ông đã nóng vội, không kiềm chế được mà đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương con quá mà thôi.
- Khát khao lớn nhất của ông hiện giờ là được nghe con gái gọi một tiếng Ba, chính tình cha con sâu nặng đã khiến ông kiên trì đến tận bây giờ
- Trước khi ông Sáu lên đường, bé Thu đã khiến anh và mọi người vô cùng bất ngờ khi cất tiếng gọi anh Sáu là ba. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
- Ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con. Ông dồn hết tình cảm để làm một cây lược bằng ngà voi tặng con.
=> Ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.
Kết bài
- Nhân vật ông Sáu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
- Nhân vật ông Sáu - người cha giàu tình yêu thương con, ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
- Hết -