Con sông Đà dưới ngòi bút miêu tả, nhân hóa hết sức tài tình của Nguyễn Tuân đã trở thành một hung thần hiểm ác với ba trùng vi hiểm trở của những đá sỏi, nước xiết mà nếu không đủ sức manh, không đủ can đảm sẽ không thể nào vượt qua, thậm chí còn thiệt mạng nơi này. Bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân đã khiến cho nước xô sóng ghềnh, những hòn những đá có sinh mệnh, hùng vĩ đáng gờm, và từ đó càng làm nổi bật nên vẻ đẹp, chất vàng mười trong mỗi con người lao động.
Chúng thủy giai đông tầu,
Đà Giang độc bắc lưu.
TRÙNG VI THẠCH TRẬN THỨ NHẤT
Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những câu văn tả đá được nhân hóa như một đội quân: “đá tảng, đá hòn”..; “đá tiền vệ” đã bày ra thạch trận với năm cửa, có bốn cửa tử và một cửa sinh. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng một loạt động từ trùng điệp để tô đậm sức mạnh của đội quân đá: “mai phục”, “nhổm cả dậy”, “đứng ngồi nằm tùy theo sở thích”. “ăn chết”, ‘canh cửa”, “hất hàm’…Cộng hưởng với những động từ là những tính từ làm nổi bật tính hung bạo: “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó…Tất cả làm nổi bật thế và lực của đá sông vừa đông vừa mạnh hung tợn, ghê sợ tạo thành thế không cân sức với ông lái đò chỉ có một mình đơn phương độc mã để gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp. Bên cạnh đá là nước, “phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá”, tạo nên âm thanh dữ dội tăng thêm không khí chiến đấu ác liệt. Sóng nước biết tung ra các đòn đánh nguy hiểm như đánh giáp lá cà, đánh khuýp quật vô hồi, đá trái, thúc gối…Có thể nói Nguyễn Tuân đã rộng mở sự uyên bác tài hoa của mình để kho ngôn từ phong phú sinh động đầy ắp trong mọi lĩnh vực của sự sống, tuôn chảy không ngừng cả các ngôn ngữ quân sự thể thao, quân sự cũng được huy động với tần số đậm đặc để cực tả đá nước sông Đà. Đây chính là nghệ thuật vẽ mây đẩy trăng để gián tiếp ca ngợi chí dũng song toàn của ông lái đò. Ở chặng này, nhà văn ca ngợi ông lái đò có sức chịu đựng phi thường “ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”…chỉ huy ngắn gọn kín đáo và ông đã chiến thắng trùng vi thạch trận đầu tiên này.
TRÙNG VI THẠCH TRẬN THỨ HAI
Ở trùng vi thạch trận thứ hai, đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh”, “bốn năm thủy quân không ngớt khiêu khích”…Những động từ mạnh vẫn tiếp tục tuôn chảy không ngớt trên những trang văn cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa rất độc đáo giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh đến đỉnh điểm của Đà giang để tiếp tục tôn lên tư thế hào hùng của ông lái đò.
Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”, “ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, ông đã thuộc hết quy luật phục kích của lũ đá” nên ông chủ động tự tin nhanh nhẹn làm chủ tình thế “cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh, chặt đôi thác để mở đường tiến”. Những động từ mạnh liên tiếp lại như đưa người đọc vào cuộc chiến của sóng nước tạo ra trạng thái say như say sóng, để từ đó tôn vinh lên những nét đẹp của ông lái đò đó là mưu trí, dũng cảm, kiên cường.
TRÙNG VI THẠCH TRẬN THỨ BA
Nếu ở cuộc giao tranh thứ nhất và thứ hai, Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng song toàn và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy tay lái ra hoa của ông lái đò. Nguyễn Tuân miêu tả “bên phải, bên trái đều là luồng chết” khiến ông lái đò phải vận dụng tài năng nghề nghiệp của mình, nâng thuyền của mình lên mặt nước như nghệ sĩ lái mô tô bay trong không trung để “xuyên qua mặt nước”…những động từ mạnh “vút” hay “xuyên” lặp đi lặp lại nhấn mạnh tốc độ lái thuyền nhanh mạnh, cộng với nhiều phép so sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ nhanh mạnh vừa cam nhận được độ khéo léo của con thuyền trong hướng đi luồn lách tránh đội quân đá đông đúc. Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
| Hà Dương
Đọc thêm:
Phân tích hình ảnh con sông Đà
Chúng thủy giai đông tầu,
Đà Giang độc bắc lưu.
TRÙNG VI THẠCH TRẬN THỨ NHẤT
Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những câu văn tả đá được nhân hóa như một đội quân: “đá tảng, đá hòn”..; “đá tiền vệ” đã bày ra thạch trận với năm cửa, có bốn cửa tử và một cửa sinh. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng một loạt động từ trùng điệp để tô đậm sức mạnh của đội quân đá: “mai phục”, “nhổm cả dậy”, “đứng ngồi nằm tùy theo sở thích”. “ăn chết”, ‘canh cửa”, “hất hàm’…Cộng hưởng với những động từ là những tính từ làm nổi bật tính hung bạo: “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó…Tất cả làm nổi bật thế và lực của đá sông vừa đông vừa mạnh hung tợn, ghê sợ tạo thành thế không cân sức với ông lái đò chỉ có một mình đơn phương độc mã để gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp. Bên cạnh đá là nước, “phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá”, tạo nên âm thanh dữ dội tăng thêm không khí chiến đấu ác liệt. Sóng nước biết tung ra các đòn đánh nguy hiểm như đánh giáp lá cà, đánh khuýp quật vô hồi, đá trái, thúc gối…Có thể nói Nguyễn Tuân đã rộng mở sự uyên bác tài hoa của mình để kho ngôn từ phong phú sinh động đầy ắp trong mọi lĩnh vực của sự sống, tuôn chảy không ngừng cả các ngôn ngữ quân sự thể thao, quân sự cũng được huy động với tần số đậm đặc để cực tả đá nước sông Đà. Đây chính là nghệ thuật vẽ mây đẩy trăng để gián tiếp ca ngợi chí dũng song toàn của ông lái đò. Ở chặng này, nhà văn ca ngợi ông lái đò có sức chịu đựng phi thường “ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”…chỉ huy ngắn gọn kín đáo và ông đã chiến thắng trùng vi thạch trận đầu tiên này.
TRÙNG VI THẠCH TRẬN THỨ HAI
Ở trùng vi thạch trận thứ hai, đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh”, “bốn năm thủy quân không ngớt khiêu khích”…Những động từ mạnh vẫn tiếp tục tuôn chảy không ngớt trên những trang văn cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa rất độc đáo giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh đến đỉnh điểm của Đà giang để tiếp tục tôn lên tư thế hào hùng của ông lái đò.
Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”, “ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, ông đã thuộc hết quy luật phục kích của lũ đá” nên ông chủ động tự tin nhanh nhẹn làm chủ tình thế “cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh, chặt đôi thác để mở đường tiến”. Những động từ mạnh liên tiếp lại như đưa người đọc vào cuộc chiến của sóng nước tạo ra trạng thái say như say sóng, để từ đó tôn vinh lên những nét đẹp của ông lái đò đó là mưu trí, dũng cảm, kiên cường.
TRÙNG VI THẠCH TRẬN THỨ BA
Nếu ở cuộc giao tranh thứ nhất và thứ hai, Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng song toàn và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy tay lái ra hoa của ông lái đò. Nguyễn Tuân miêu tả “bên phải, bên trái đều là luồng chết” khiến ông lái đò phải vận dụng tài năng nghề nghiệp của mình, nâng thuyền của mình lên mặt nước như nghệ sĩ lái mô tô bay trong không trung để “xuyên qua mặt nước”…những động từ mạnh “vút” hay “xuyên” lặp đi lặp lại nhấn mạnh tốc độ lái thuyền nhanh mạnh, cộng với nhiều phép so sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ nhanh mạnh vừa cam nhận được độ khéo léo của con thuyền trong hướng đi luồn lách tránh đội quân đá đông đúc. Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
| Hà Dương
Đọc thêm:
Phân tích hình ảnh con sông Đà