Đề bài : bài thơ hay làm người ta không con câu thơ chỉ thấy tình người. Quên đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca trong lòng mình nhủ là của mình
Bài làm
Chúng ta đang sống trong một thế giới không chỉ hình thành bởi sự trơ trọi, khô khan của hiện thực, bởi từng cảm xúc nhiệt thành trào trực nơi bến đỗ lòng người hay bởi phút giây quý giá còn được tồn tại. Chúng ta sống, và còn sống trong nghệ thuật, trong thi ca cuộc đời. Với tôi mà nói, mỗi bài thơ đến với cuộc đời tôi đều có cái duyên của có, đều mang đến những gì chính bản thân tôi cần , tôi yêu. Người ta cứ ngỡ con chữ cứ mãi thẳng đơ, bơ vơ trên trang giấy trắng, nhưng liệu có mấy ai hiểu được tình người, tiếng nói đang cất lên rạo rực nơi ấy. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là đánh thức tâm tưởng con người, quên đi nó là của ai của người nào, chỉ biết trong phút giây thăng hoa ấy,họ coi đó là châm ngôn sống của đời mình. Như ai đó đã từng nói “ bài thơ hay làm người ta không con câu thơ chỉ thấy tình người. Quên đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca trong lòng mình nhủ là của mình”
Sẽ có lắm lúc tôi tự hỏi đôi cánh nào mang thơ ca đến bên tôi, đốt lên ngọn lửa tôi yêu và gột rửa vết hằn của thời gian? Và điều gì đã làm tôi yêu thắm thiết con chữ đến vậy. Thi ca suốt cả cuộc đời mình đi cùng thời đại, cùng thế giới nhân sinh phức tạp để rồi mỗi linh hồn nơi trần gian tìm được bến đỗ cho riêng minh. Lê quý đôn từng nói “ thơ là khởi phát tự lòng người”. Còn nhà thơ tình xuân diệu thì cho rằng “ thơ là chín đỏ trong cảm xúc”. Tất cả những luồng ý kiến ấy đều chính xác, đều xuất phát từ tư tưởng nghệ thuật riêng của mỗi người. Thơ kích hoạt dây đàn cảm xúc con người, là công trình nghệ thuật ngôn từ vĩ đại mà những bậc tiền nhân đã tạo nên. Công trình ấy vĩ đại vì nó có tình người, có tình yêu thương, mang lại cảm giác được an ủi nơi tâm hồn độc giả. Anh làm thơ, đúng ấy là tác phẩm mang tên anh nhưng anh phải viết cho dân tộc, cho con người, viết thay cho những lời ca chưa thể nói, thứ cảm xúc chưa thể giải bày. Cách làm cho người ta quên đi ấy là tiếng nói của ai chính là thứ kim chỉ nam giúp tác phẩm tồn tại ngàn đời, để rồi ở thời đại nào cũng thế thôi, bạn đọc sẽ tìm thấy điều mình cần tìm, sẽ yêu lấy thơ ca, yêu lấy chính cuộc đời đẹp đẽ mà mình đang sống. Nó thôi thúc ta tìm về với cõi thiên lương, thôi thúc ta tỏa sáng giữa đêm trời huy hoàng rực rỡ. Bạn biết không? ấy chính là cách thơ ca làm cho tôi say mê, hạnh phúc. Ý kiến trên tựa như lời nhắc nhở, như lời khẳng định thêm giá trị cốt lõi của thi phẩm. Bài thơ hay hãy là tình người thiết tha, và hãy là tiếng ca thấu cảm cho những hỗn độn , phức tạp nơi xã hội
Từ thuở thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh, điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, nó vẫn luôn nắm giữ một quyền lực tối cao. Tôi không biết được thơ ca từ khi nào có mặt ở thế giới loài người, cũng chẳng biết được ai được mệnh danh là thi sĩ đầu tiên trên thế giới. Tôi chỉ biết với thời đại mình đang sống, mang trong mình trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình cảm mãnh liệt dạt dào, thơ ca đã xuất hiện và sẽ mãi là phần đặc biệt nhất nơi con tim mình. Tại sao văn học nói chúng và thi ca nói riêng phải có yếu tố tình người, phải biến được tiếng nói của mình hòa trong tiếng nói của nhân dân? Vì bản chân, cốt lõi của nghệ thuật là yêu thương, là hướng con người về với chân thiện mỹ, giáo dục họ, rọi sáng con đường họ đi như cái cách chàng danko đã anh dũng dùng trái tim mình soi sáng cho bộ tộc qua bùn lầy. Lê đạt chẳng phải từng nói “đọc một câu thơ hay, ta cảm giác như đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một lên đường hướng thiện đến với những chân trời tốt đẹp hơn” hay sao. Hoặc như Chế Lan Viên “ Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi / Hãy nhặt lấy con chữ ở đời mà góp nên trang” . một đời cống hiến cho nghệ thuật như lê đạt hay chế lan viên, lời bình ấy chắc hẳn được chắt lọc từ sự tài ba, tinh tế và hết mực với văn chương. Con người tìm đến thơ như muốn tìm đến sự đồng cảm , về thế giới mình đang sống, về những mảnh đời còn khổ đau mà qua ngòi bút ấy, họ được yêu thương, bảo vệ cất lên tiếng nói đòi quyền làm người như Nguyễn Du đã từng viết cho Tiểu Thanh, Như Tố hữu viết về chị Trần Thị Lý. Giáo dục, yêu thương là khâu đầu tiên trong việc sáng tạp,hiện thực khách quan chỉ là một phần trong hành trình gian lao nay, cách nhìn của tác giả qua lăng kính chủ quan mới là điều tạo nên sự thành hay bại trong sự nghiệp của anh. Tác giả làm thơ không chỉ cho riêng anh, không chỉ để trưng bày hay giới thiệu, anh làm thơ là là cho đọc giả mình, cho đồng bào mình, cho nhân loại mình. Ấy buộc phải là tiếng nói của thời đại, của cách nhìn thấu sáu cõi, nghĩ suốt ngàn đời. Ấy buộc phải là lời nói thay cho những con tim còn dở dành, cho tâm hồn còn tan vỡ, thay cho sự bất công, tội nghiệp của mỗi số phận đang thương. Đó là điều quan trọng mà anh cần xem trọng, nó như thước đo cho sự thành công, cho cái tài cái tâm nơi mỗi thi sĩ. “ Thơ – nếu không có người tôi đã mồ côi”
Thơ ca là tiếng nói cho dân tộc, là tiếng ca như thay lời phê phán hành động xấu xa của con người, thấu hiểu cho số phận nhỏ bé thấp hèn. Chính điều đó đẵ được thể hiện qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Nguyễn trãi- một danh nhân văn hóa thế giới, một người đã khắc họa vóc dáng của mình trong hình hài dân tộc, làm nên chiến thắng lừng lẫy Lam Sơn thuở nào. Định mệnh khiến người ta sinh ly tử biệt, khiến cuộc đời ông sao mà lắm truân chuyên đến thế, nhưng ông ra đi để lại cả một cuốn bách khoa toàn thư, để lại cho nhân sinh thứu nghệ thuật chưa từng có. Quân Minh xâm lược nước ta, mang đến hơn hai vạn binh sĩ với tham vọng tàn độc. Nguyễn trãi căm hận điều ấy đến khôn cùng. Đặc biệt nổi bật nhất xuất hiện ở hai câu thơ lừng lẫy
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Chưa bao giờ người ta thấy lòng căm thù, uất hận giặc trào trực, mãnh liệt đến thế. Nó vượt qua sự băng hoạt thời gian, để những con cháu đời sau mỗi khi đọc lại vẫn cảm thấy lòng mình uất nghẹn, đau đớn, thương xót thay cho dân tộc mình thuở nào. Tội ác của chúng là “bại nhân nghĩa nát cả đất trời”, là dã mãn khôn lường, là khắc nghiệt đến bến bờ tuyệt vọng. Bóc lột sức người, sức của, đẩy dân ta vào cảnh nước mất nhà tan, chiến tranh đủ đường. Hình ảnh “ dân đen” vừa cụ thể, vừa khái quát. Đó là đại diện cho những con người” thấp cổ bé họng”, những người không có tiếng nói, không được hưởng mọi quyền lợi vốn dĩ thuộc về họ, những người suốt đời bị đẩy vào bế tắc, vào bước đường cùng. Lời cáo trạng, buộc tội quân giặc, tái hiện lại đầy đủ tội ác không bao giờ có thể tha thứ của chúng. Đằng sau câu thơ đanh thép ấy là tình thương, là nỗi lòng trăn trở, là trái tim một đời đau đáu vì nước, hy sinh vì dân. Nó đâu còn là tiếng nói của một nguyễn trãi, giờ đây đã trở thành tiếng nói cho những người” dân đen” vô tội ấy. Ông thiết tha đòi lại hòa bình lắm, ông yêu lấy cuộc sống tự do hạnh phúc, độc lập, mà điều này càng củng cố hơn cho việc lòng ông suốt đời, đến khi chết vẫn hận giặc ngoại xâm. Thơ ca, phản ánh cái thực tại hỗn độn, thực tại khắc nghiệt ấy , và đâu đó trên từng trang văn con chữ nó đã đi sâu vào cuộc sống con người, làm ánh lên tình thương cao quý, thiêng liêng. Nguyễn trãi không chỉ là anh hùng, là một vị tướng tài ba mà còn là thi nhân, là thi sĩ với trái tim nhạy cảm với dòng sông cuộc đời, với tiếng kêu khắc khoải, thống thiết mong ước giành lại bình yên. Một làn gió rạo rực, tiếng đời lăn náo nức tắm đẫm trong bầu nóng cảm xúc nghệ sĩ vút lên trời cao. Thi ca đứng riêng một cõi với bộ môn nghệ thuật khác, làm tốt vai trò của nó và sẽ mãi đứng vững trên vùng đất huy hoàng ấy
Tạo hóa đã làm nên Nguyễn Du, và cũng chính tạo hóa đã đưa ông về với cõi hư vô, nương theo làn gió trên không trung. Con tạo xoay vần, bãi bể non dâu, cuộc đời vùi dập tàn tạ kẻ tài hoa, hiện thực trắc trở ấy đã đi đi trở lại trong thơ Tố Như nhưng nó chẳng quen mòn mà mỗi lần như thế, lại là một làn độc giả phải đau, phải xót xa với giọt máu thâm nơi đầu ngọn bút, thấm qua từng trang giấy. Tiểu Thanh – cô gái chết yểu từ tuổi còn xanh, từ thuở xuân mà người ta cứ ví von là chặng đường đẹp đẽ nhất của đời người, đáng trân trọng và nâng niu nhất. Cảnh Tây Hồ tàn tạ theo năm tháng đi qua dây đàn cảm xúc nhạy cảm của ông rồi vút lên thành Độc Tiểu Thanh Kí:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp tố như
Đây có lẽ là hai câu thơ thể hiện rõ nhất lời đồng vọng, sự thương cảm thương thân của Nguyễn Du. Tiểu Thanh cách ông mấy trăm năm, nhưng thời gian sẽ chẳng là gì khi tình yêu ấy đủ lớn, đủ bao la. Tố Như quay về quá khứ, về bên người con gái tôi nghiệp, đồng cảm cho biến cố năm nào nàng phải trải qua. Thơ xưa luôn khuôn mình trong những luật lệ cũ, vần luật chặt chẽ, nên “đạm” chớ nên “nồng” nhưng bởi sự thương xót quá lớn, sự giày vò quá nhiều, tiếng lòng của thơ ông đã tràn lên trên trang giấy, đã sống với thời đại, đã làm cho không biết bao thế hệ, nhà phê bình đớn đau, nhói lòng. Qua bóng dáng cô độc viếng nàng, viếng nàng qua trang thơ, đôi mảnh giấy tàn tạ chạnh lòng ta. Nàng cũng như ta, cũng bị trời đất ghen ghét, uất hận, cũng bị đẩy vào thế “ sắc tài mà lắm truân chuyên” hay hồng nhan mà bạc phận. Tiếng “ khấp” ấy của tố như là tiếng khóc , khóc chơ Tiểu Thanh và cũng chính là khóc cho chính mình. Ông muốn chúng ta trân trọng nhiều hơn những điều nhỏ bé, trân trọng hơn cái ít ỏi nơi trân gian. Hỡi thế gian! Nếu ai cũng có tiếng khấp một đời ấy thì phải chẳng nàng Tiểu Thanh đã hạnh phúc bên bến đò tuổi xuân và Tố Như đã có thêm cuộc đời tài hoa ít sóng gió. Thương cho một cô gái cách mình hàng thế kỉ, và thương cho cả số phận tủi nhục, gian khổ của chính mình. Trời đã phụ lòng ta, nhưng ta đã không phụ lòng người mà viết nên thơ. Thực tâm mà nói chúng ta tiếp nhận tác phẩm ấy đã cảm nhận được rõ tình cảm của nghệ sĩ, đã hiểu được tiếng nói đó không chỉ còn là của riêng ai và đời đời sẽ nhớ mãi. Vậy đấy, văn học, thơ ca đến bên con người, đi qua dòng thác dữ dội thời gian , mãi vang lên tiếng vọng thiêng liêng bất tận không ai có thể xóa nhòa thay thế. Tôi yêu thơ bởi chính như thế ấy
Trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ suốt đời luôn đi tìm con đường sống cùng nghệ thuật, đưa nghệ thuật vươn lên thành những cánh hồng vàng tồn tại mãi với thời gian
“ Anh đi qua trái đất chỉ để lại chùm thơ ấy
Hãy thương anh anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng sông chảy
Trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu”
Trong làn gió ru tình, loài hồng kia vẫn đung đưa mình khoe sắc hương. Vừa giữa những câu thơ bay bổng của tâm hồn lãng mạn pautopxki, ta đã nhận ra trong mình có mỹ cảm cao thượng về “ bông hồng vàng” mà lão hốt rác già chamette dành tặng cho tình yêu nhỏ bé suzanne. Người nghệ sĩ phải ngụp lặn vào bể sâu cuộc đời, phải mở rộng tâm hồn của chính mình đón nhật hết thảy dư vị của cuộc sống, “ một cái đầu lạnh và trái tim nóng”, tìm cho mình nguồn cảm hứng mãnh liệt nhất để rồi trong phút chốc vút lên trời cao tựa như ngọn sóng dữ dội vỗ vào bến bờ độc giả. Hãy làm đúng với trách nhiệm, danh xưng là thi sĩ. Dù cho Nguyễn Bính từng nói rằng “ ai bảo dính vào duyên bút mực/ suốt đời mang lấy số long đong” nhưng khi tài đủ nhiều, tâm đủ lớn, vóc dáng của anh sẽ được in đậm vào dáng hình dân tộc thiêng liêng. Còn bạn đọc, chúng ta buộc cần có trách nhiệm với mỗi tác phẩm “ Người hoài thai cho tác phẩm là nhà văn còn người bơm máu cho nó là độc giả”. Thả hồn mình về với từng lời ca cao đẹp, đánh giá một cách khách quan nhân, mở rộng đôi mắt mình thấu cảm thế giới bên ngoài từ đó thay đổi hành động, cuộc sống thực tại của chính mình. Tiếng thơ không sinh ra chỉ để vang lên trong trái tim loài người mà còn thôi thúc ta thay đổi, hành động, hy sinh và thấu hiểu. Người ta vẫn cứ nói mãi về văn chương, và văn chương sẽ luôn đẹp đẽ như thế ấy
Thơ ca sẽ mãi đống một vai trò quan trọng trong trái tim tôi. Tôi yêu thơ vì ở đấy có tình người, có hình ảnh của bản thân tôi, là tấm gương rực rỡ nhất mà tôi có thể tự soi lấy chính mình. Cảm ơn những nhà thi sĩ, cảm ơn người nghệ sĩ đã mang câu chữ đến cũng tôi, dùng đôi cánh đưa tình yêu của tôi đến với chân trời cao đẹp. Tôi sẽ mãi sống vì văn chương như thế ấy
Bài làm
Chúng ta đang sống trong một thế giới không chỉ hình thành bởi sự trơ trọi, khô khan của hiện thực, bởi từng cảm xúc nhiệt thành trào trực nơi bến đỗ lòng người hay bởi phút giây quý giá còn được tồn tại. Chúng ta sống, và còn sống trong nghệ thuật, trong thi ca cuộc đời. Với tôi mà nói, mỗi bài thơ đến với cuộc đời tôi đều có cái duyên của có, đều mang đến những gì chính bản thân tôi cần , tôi yêu. Người ta cứ ngỡ con chữ cứ mãi thẳng đơ, bơ vơ trên trang giấy trắng, nhưng liệu có mấy ai hiểu được tình người, tiếng nói đang cất lên rạo rực nơi ấy. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là đánh thức tâm tưởng con người, quên đi nó là của ai của người nào, chỉ biết trong phút giây thăng hoa ấy,họ coi đó là châm ngôn sống của đời mình. Như ai đó đã từng nói “ bài thơ hay làm người ta không con câu thơ chỉ thấy tình người. Quên đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca trong lòng mình nhủ là của mình”
Sẽ có lắm lúc tôi tự hỏi đôi cánh nào mang thơ ca đến bên tôi, đốt lên ngọn lửa tôi yêu và gột rửa vết hằn của thời gian? Và điều gì đã làm tôi yêu thắm thiết con chữ đến vậy. Thi ca suốt cả cuộc đời mình đi cùng thời đại, cùng thế giới nhân sinh phức tạp để rồi mỗi linh hồn nơi trần gian tìm được bến đỗ cho riêng minh. Lê quý đôn từng nói “ thơ là khởi phát tự lòng người”. Còn nhà thơ tình xuân diệu thì cho rằng “ thơ là chín đỏ trong cảm xúc”. Tất cả những luồng ý kiến ấy đều chính xác, đều xuất phát từ tư tưởng nghệ thuật riêng của mỗi người. Thơ kích hoạt dây đàn cảm xúc con người, là công trình nghệ thuật ngôn từ vĩ đại mà những bậc tiền nhân đã tạo nên. Công trình ấy vĩ đại vì nó có tình người, có tình yêu thương, mang lại cảm giác được an ủi nơi tâm hồn độc giả. Anh làm thơ, đúng ấy là tác phẩm mang tên anh nhưng anh phải viết cho dân tộc, cho con người, viết thay cho những lời ca chưa thể nói, thứ cảm xúc chưa thể giải bày. Cách làm cho người ta quên đi ấy là tiếng nói của ai chính là thứ kim chỉ nam giúp tác phẩm tồn tại ngàn đời, để rồi ở thời đại nào cũng thế thôi, bạn đọc sẽ tìm thấy điều mình cần tìm, sẽ yêu lấy thơ ca, yêu lấy chính cuộc đời đẹp đẽ mà mình đang sống. Nó thôi thúc ta tìm về với cõi thiên lương, thôi thúc ta tỏa sáng giữa đêm trời huy hoàng rực rỡ. Bạn biết không? ấy chính là cách thơ ca làm cho tôi say mê, hạnh phúc. Ý kiến trên tựa như lời nhắc nhở, như lời khẳng định thêm giá trị cốt lõi của thi phẩm. Bài thơ hay hãy là tình người thiết tha, và hãy là tiếng ca thấu cảm cho những hỗn độn , phức tạp nơi xã hội
Từ thuở thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh, điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, nó vẫn luôn nắm giữ một quyền lực tối cao. Tôi không biết được thơ ca từ khi nào có mặt ở thế giới loài người, cũng chẳng biết được ai được mệnh danh là thi sĩ đầu tiên trên thế giới. Tôi chỉ biết với thời đại mình đang sống, mang trong mình trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình cảm mãnh liệt dạt dào, thơ ca đã xuất hiện và sẽ mãi là phần đặc biệt nhất nơi con tim mình. Tại sao văn học nói chúng và thi ca nói riêng phải có yếu tố tình người, phải biến được tiếng nói của mình hòa trong tiếng nói của nhân dân? Vì bản chân, cốt lõi của nghệ thuật là yêu thương, là hướng con người về với chân thiện mỹ, giáo dục họ, rọi sáng con đường họ đi như cái cách chàng danko đã anh dũng dùng trái tim mình soi sáng cho bộ tộc qua bùn lầy. Lê đạt chẳng phải từng nói “đọc một câu thơ hay, ta cảm giác như đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một lên đường hướng thiện đến với những chân trời tốt đẹp hơn” hay sao. Hoặc như Chế Lan Viên “ Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi / Hãy nhặt lấy con chữ ở đời mà góp nên trang” . một đời cống hiến cho nghệ thuật như lê đạt hay chế lan viên, lời bình ấy chắc hẳn được chắt lọc từ sự tài ba, tinh tế và hết mực với văn chương. Con người tìm đến thơ như muốn tìm đến sự đồng cảm , về thế giới mình đang sống, về những mảnh đời còn khổ đau mà qua ngòi bút ấy, họ được yêu thương, bảo vệ cất lên tiếng nói đòi quyền làm người như Nguyễn Du đã từng viết cho Tiểu Thanh, Như Tố hữu viết về chị Trần Thị Lý. Giáo dục, yêu thương là khâu đầu tiên trong việc sáng tạp,hiện thực khách quan chỉ là một phần trong hành trình gian lao nay, cách nhìn của tác giả qua lăng kính chủ quan mới là điều tạo nên sự thành hay bại trong sự nghiệp của anh. Tác giả làm thơ không chỉ cho riêng anh, không chỉ để trưng bày hay giới thiệu, anh làm thơ là là cho đọc giả mình, cho đồng bào mình, cho nhân loại mình. Ấy buộc phải là tiếng nói của thời đại, của cách nhìn thấu sáu cõi, nghĩ suốt ngàn đời. Ấy buộc phải là lời nói thay cho những con tim còn dở dành, cho tâm hồn còn tan vỡ, thay cho sự bất công, tội nghiệp của mỗi số phận đang thương. Đó là điều quan trọng mà anh cần xem trọng, nó như thước đo cho sự thành công, cho cái tài cái tâm nơi mỗi thi sĩ. “ Thơ – nếu không có người tôi đã mồ côi”
Thơ ca là tiếng nói cho dân tộc, là tiếng ca như thay lời phê phán hành động xấu xa của con người, thấu hiểu cho số phận nhỏ bé thấp hèn. Chính điều đó đẵ được thể hiện qua tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Nguyễn trãi- một danh nhân văn hóa thế giới, một người đã khắc họa vóc dáng của mình trong hình hài dân tộc, làm nên chiến thắng lừng lẫy Lam Sơn thuở nào. Định mệnh khiến người ta sinh ly tử biệt, khiến cuộc đời ông sao mà lắm truân chuyên đến thế, nhưng ông ra đi để lại cả một cuốn bách khoa toàn thư, để lại cho nhân sinh thứu nghệ thuật chưa từng có. Quân Minh xâm lược nước ta, mang đến hơn hai vạn binh sĩ với tham vọng tàn độc. Nguyễn trãi căm hận điều ấy đến khôn cùng. Đặc biệt nổi bật nhất xuất hiện ở hai câu thơ lừng lẫy
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Chưa bao giờ người ta thấy lòng căm thù, uất hận giặc trào trực, mãnh liệt đến thế. Nó vượt qua sự băng hoạt thời gian, để những con cháu đời sau mỗi khi đọc lại vẫn cảm thấy lòng mình uất nghẹn, đau đớn, thương xót thay cho dân tộc mình thuở nào. Tội ác của chúng là “bại nhân nghĩa nát cả đất trời”, là dã mãn khôn lường, là khắc nghiệt đến bến bờ tuyệt vọng. Bóc lột sức người, sức của, đẩy dân ta vào cảnh nước mất nhà tan, chiến tranh đủ đường. Hình ảnh “ dân đen” vừa cụ thể, vừa khái quát. Đó là đại diện cho những con người” thấp cổ bé họng”, những người không có tiếng nói, không được hưởng mọi quyền lợi vốn dĩ thuộc về họ, những người suốt đời bị đẩy vào bế tắc, vào bước đường cùng. Lời cáo trạng, buộc tội quân giặc, tái hiện lại đầy đủ tội ác không bao giờ có thể tha thứ của chúng. Đằng sau câu thơ đanh thép ấy là tình thương, là nỗi lòng trăn trở, là trái tim một đời đau đáu vì nước, hy sinh vì dân. Nó đâu còn là tiếng nói của một nguyễn trãi, giờ đây đã trở thành tiếng nói cho những người” dân đen” vô tội ấy. Ông thiết tha đòi lại hòa bình lắm, ông yêu lấy cuộc sống tự do hạnh phúc, độc lập, mà điều này càng củng cố hơn cho việc lòng ông suốt đời, đến khi chết vẫn hận giặc ngoại xâm. Thơ ca, phản ánh cái thực tại hỗn độn, thực tại khắc nghiệt ấy , và đâu đó trên từng trang văn con chữ nó đã đi sâu vào cuộc sống con người, làm ánh lên tình thương cao quý, thiêng liêng. Nguyễn trãi không chỉ là anh hùng, là một vị tướng tài ba mà còn là thi nhân, là thi sĩ với trái tim nhạy cảm với dòng sông cuộc đời, với tiếng kêu khắc khoải, thống thiết mong ước giành lại bình yên. Một làn gió rạo rực, tiếng đời lăn náo nức tắm đẫm trong bầu nóng cảm xúc nghệ sĩ vút lên trời cao. Thi ca đứng riêng một cõi với bộ môn nghệ thuật khác, làm tốt vai trò của nó và sẽ mãi đứng vững trên vùng đất huy hoàng ấy
Tạo hóa đã làm nên Nguyễn Du, và cũng chính tạo hóa đã đưa ông về với cõi hư vô, nương theo làn gió trên không trung. Con tạo xoay vần, bãi bể non dâu, cuộc đời vùi dập tàn tạ kẻ tài hoa, hiện thực trắc trở ấy đã đi đi trở lại trong thơ Tố Như nhưng nó chẳng quen mòn mà mỗi lần như thế, lại là một làn độc giả phải đau, phải xót xa với giọt máu thâm nơi đầu ngọn bút, thấm qua từng trang giấy. Tiểu Thanh – cô gái chết yểu từ tuổi còn xanh, từ thuở xuân mà người ta cứ ví von là chặng đường đẹp đẽ nhất của đời người, đáng trân trọng và nâng niu nhất. Cảnh Tây Hồ tàn tạ theo năm tháng đi qua dây đàn cảm xúc nhạy cảm của ông rồi vút lên thành Độc Tiểu Thanh Kí:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp tố như
Đây có lẽ là hai câu thơ thể hiện rõ nhất lời đồng vọng, sự thương cảm thương thân của Nguyễn Du. Tiểu Thanh cách ông mấy trăm năm, nhưng thời gian sẽ chẳng là gì khi tình yêu ấy đủ lớn, đủ bao la. Tố Như quay về quá khứ, về bên người con gái tôi nghiệp, đồng cảm cho biến cố năm nào nàng phải trải qua. Thơ xưa luôn khuôn mình trong những luật lệ cũ, vần luật chặt chẽ, nên “đạm” chớ nên “nồng” nhưng bởi sự thương xót quá lớn, sự giày vò quá nhiều, tiếng lòng của thơ ông đã tràn lên trên trang giấy, đã sống với thời đại, đã làm cho không biết bao thế hệ, nhà phê bình đớn đau, nhói lòng. Qua bóng dáng cô độc viếng nàng, viếng nàng qua trang thơ, đôi mảnh giấy tàn tạ chạnh lòng ta. Nàng cũng như ta, cũng bị trời đất ghen ghét, uất hận, cũng bị đẩy vào thế “ sắc tài mà lắm truân chuyên” hay hồng nhan mà bạc phận. Tiếng “ khấp” ấy của tố như là tiếng khóc , khóc chơ Tiểu Thanh và cũng chính là khóc cho chính mình. Ông muốn chúng ta trân trọng nhiều hơn những điều nhỏ bé, trân trọng hơn cái ít ỏi nơi trân gian. Hỡi thế gian! Nếu ai cũng có tiếng khấp một đời ấy thì phải chẳng nàng Tiểu Thanh đã hạnh phúc bên bến đò tuổi xuân và Tố Như đã có thêm cuộc đời tài hoa ít sóng gió. Thương cho một cô gái cách mình hàng thế kỉ, và thương cho cả số phận tủi nhục, gian khổ của chính mình. Trời đã phụ lòng ta, nhưng ta đã không phụ lòng người mà viết nên thơ. Thực tâm mà nói chúng ta tiếp nhận tác phẩm ấy đã cảm nhận được rõ tình cảm của nghệ sĩ, đã hiểu được tiếng nói đó không chỉ còn là của riêng ai và đời đời sẽ nhớ mãi. Vậy đấy, văn học, thơ ca đến bên con người, đi qua dòng thác dữ dội thời gian , mãi vang lên tiếng vọng thiêng liêng bất tận không ai có thể xóa nhòa thay thế. Tôi yêu thơ bởi chính như thế ấy
Trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ suốt đời luôn đi tìm con đường sống cùng nghệ thuật, đưa nghệ thuật vươn lên thành những cánh hồng vàng tồn tại mãi với thời gian
“ Anh đi qua trái đất chỉ để lại chùm thơ ấy
Hãy thương anh anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng sông chảy
Trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu”
Trong làn gió ru tình, loài hồng kia vẫn đung đưa mình khoe sắc hương. Vừa giữa những câu thơ bay bổng của tâm hồn lãng mạn pautopxki, ta đã nhận ra trong mình có mỹ cảm cao thượng về “ bông hồng vàng” mà lão hốt rác già chamette dành tặng cho tình yêu nhỏ bé suzanne. Người nghệ sĩ phải ngụp lặn vào bể sâu cuộc đời, phải mở rộng tâm hồn của chính mình đón nhật hết thảy dư vị của cuộc sống, “ một cái đầu lạnh và trái tim nóng”, tìm cho mình nguồn cảm hứng mãnh liệt nhất để rồi trong phút chốc vút lên trời cao tựa như ngọn sóng dữ dội vỗ vào bến bờ độc giả. Hãy làm đúng với trách nhiệm, danh xưng là thi sĩ. Dù cho Nguyễn Bính từng nói rằng “ ai bảo dính vào duyên bút mực/ suốt đời mang lấy số long đong” nhưng khi tài đủ nhiều, tâm đủ lớn, vóc dáng của anh sẽ được in đậm vào dáng hình dân tộc thiêng liêng. Còn bạn đọc, chúng ta buộc cần có trách nhiệm với mỗi tác phẩm “ Người hoài thai cho tác phẩm là nhà văn còn người bơm máu cho nó là độc giả”. Thả hồn mình về với từng lời ca cao đẹp, đánh giá một cách khách quan nhân, mở rộng đôi mắt mình thấu cảm thế giới bên ngoài từ đó thay đổi hành động, cuộc sống thực tại của chính mình. Tiếng thơ không sinh ra chỉ để vang lên trong trái tim loài người mà còn thôi thúc ta thay đổi, hành động, hy sinh và thấu hiểu. Người ta vẫn cứ nói mãi về văn chương, và văn chương sẽ luôn đẹp đẽ như thế ấy
Thơ ca sẽ mãi đống một vai trò quan trọng trong trái tim tôi. Tôi yêu thơ vì ở đấy có tình người, có hình ảnh của bản thân tôi, là tấm gương rực rỡ nhất mà tôi có thể tự soi lấy chính mình. Cảm ơn những nhà thi sĩ, cảm ơn người nghệ sĩ đã mang câu chữ đến cũng tôi, dùng đôi cánh đưa tình yêu của tôi đến với chân trời cao đẹp. Tôi sẽ mãi sống vì văn chương như thế ấy