Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động. Chính vì vậy, nhân vật trữ tình trong ca dao, dân ca thường là người mẹ, người vợ, người chồng, người con trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân cày trong quan hệ xã hội... Mời bạn đọc tìm hiểu về chủ đề ca dao, dân ca trong bài viết này.
Chủ đề gia đình và tình yêu, quê hương đất nước (Nguồn ảnh: sưu tầm)
1. Khái niệm ca dao, dân ca
- Ca dao, dân ca là những thuật ngữ Hán Việt dùng để chỉ những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian.
- Khái niệm ca dao: chỉ phần lời thơ của các bài dân ca hoặc các bài thơ dân gian.
Ví dụ: "Trống cơm khéo vỗ nên vông
Một bầy con sít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ"
- Khái niệm dân ca: dùng để gọi những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian hoặc một hình thức sinh hoạt ca hát của nhân dân nhưng chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ: "Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông.
Một bầy tang tình con sít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm.
Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim.
Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng".
2. Đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca
Ngoài những đặc điểm chung của thơ trưc tình, ca dao, dân ca còn mang những nét đặc thù riêng:
+ Về hình thức thơ: gắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể
+ Về kết cấu: có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh…
+ Về hình ảnh, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gợi cảm…
Chùm bài ca dao, dân ca về chủ đề gia đình và tình yêu, quê hương đất nước chiếm một vị trí khá quan trọng trong ca dao, dân ca Việt Nam.
Bài viết trên chúng tôi đã đề cập đến khái niệm ca dao, dân ca; đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca. Hi vọng bài viết đem lại giá trị hữu ích cho bạn đọc.
Chủ đề gia đình và tình yêu, quê hương đất nước (Nguồn ảnh: sưu tầm)
1. Khái niệm ca dao, dân ca
- Ca dao, dân ca là những thuật ngữ Hán Việt dùng để chỉ những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian.
- Khái niệm ca dao: chỉ phần lời thơ của các bài dân ca hoặc các bài thơ dân gian.
Ví dụ: "Trống cơm khéo vỗ nên vông
Một bầy con sít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ"
- Khái niệm dân ca: dùng để gọi những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian hoặc một hình thức sinh hoạt ca hát của nhân dân nhưng chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ: "Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông.
Một bầy tang tình con sít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm.
Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim.
Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng".
2. Đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca
Ngoài những đặc điểm chung của thơ trưc tình, ca dao, dân ca còn mang những nét đặc thù riêng:
+ Về hình thức thơ: gắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể
+ Về kết cấu: có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh…
+ Về hình ảnh, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gợi cảm…
Chùm bài ca dao, dân ca về chủ đề gia đình và tình yêu, quê hương đất nước chiếm một vị trí khá quan trọng trong ca dao, dân ca Việt Nam.
Bài viết trên chúng tôi đã đề cập đến khái niệm ca dao, dân ca; đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca. Hi vọng bài viết đem lại giá trị hữu ích cho bạn đọc.