Các giá trị văn học là gì?

Các giá trị văn học là gì?

Văn học (nghệ thuật) là sản phẩm tinh thần cao quý của con người. Nó là thước đo trình độ văn minh, tầm vóc và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật và nhân văn là những giá trị mà văn chương đích thực mang lại cho người đọc. Nội dung của tác phẩm và cảm hứng của nhà văn chân chính, có thực tài sẽ tạo nên tính tư tưởng, giá trị tư tưởng, tính nhân dân, tư tưởng nhân văn. Tính chân thực là nền tảng, là cơ sở lâu bền của giá trị văn học. Có tác phẩm văn học sớm nở tối tàn, lại có thiên cổ hùng văn, thiên cổ kỳ bút,… là như vậy.

Tiếp nhận văn học

Muốn tiếp nhận văn học điều kiện tiên quyết là yêu văn học và ham mê đọc sách. Người đọc sách phải có trình độ học vấn, có chất văn hoá, tích cực chủ động thâm nhập vào tác phẩm văn học. Đọc mà không hiểu, không cảm được cái hay cái đẹp của tác phẩm thì đọc sách cũng vô ích. Phải có trí tuệ và tâm hồn mới tiếp nhận văn học đúng với ý nghĩa của ngôn từ này.

Văn học đích thực vốn đa nghĩa. Có người đọc thơ văn để giải trí. Có người đọc tác phẩm để học tập, để nghiên cứu. Tùy năng lực cảm thụ và thị hiếu của người đọc để xác định yêu cầu và mức độ tiếp nhận văn học. Chỉ khi nào đọc sách với thái độ trân trọng, đối thoại với tác giả, biết khám phá và đồng sáng tạo, đọc sách để giải trí hay học tập, đọc sách vì một nhu cầu nhân sinh… thì mới có thể nói là biết tiếp nhận văn học. Người có văn hóa, có tâm hồn đẹp mới yêu sách, ham mê đọc sách. Sách là người thầy, là bạn hiền. Giàu vốn sống mà đọc sách thì sự tiếp nhận văn học đã từ lượng biến thành chất vô giá.

Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người

Con người sở dĩ đáng kiêu hãnh, trở thành Con Người vì không phải chỉ biết sống theo bản năng, mà còn có một đời sống tinh thần phong phú. Trong đời sống tinh thần của con người, văn học đóng một vai trò quan trọng, tất nhiên văn học nói ở đây phải là văn học chân chính. Văn học đã mở rộng tầm mắt cho con người, giúp cho con người một cách sống tốt đẹp để tự hoàn thiện nhân cách của mình, có thêm sức mạnh để tham gia vào cuộc chiến đấu cho cái thiện toàn thắng trên cõi đời này. Văn học chân chính giáo dục con người bằng cái thật và cái đẹp, sâu sắc hơn nữa “văn học chân chính có khả năng nhan đạo hóa con người”.

Văn học nâng cao nhận thức của con người, đó là chức năng hàng đầu của văn học. Có thể nói sự ngu dốt là thành lũy kiên cố của cái ác. Văn học chân chính góp phần tấn công vào thành lũy đó. Văn học mở rộng tâm trí của con người bằng sự phản ánh chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ của tự nhiên và xã hội. Đọc tác phẩm văn học, con người có thể hiểu được quá khứ, hiện tại và tương lai. Những tác phẩm như “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du giúp chúng ta hiểu biết quá khứ đau thương và hào hùng của dân tộc. Những tác phẩm khoa học viễn tưởng giúp chúng ta mường tượng được xã hội loài người trong tương lai. Ngay cả những dự báo trong các tác phẩm văn học hiện đại cũng giúp con người mở mang tâm trí rất nhiều. Những dự báo về sự diễn biến tư tưởng trong cuộc sống hòa bình của Tố Hữu trong bài thơ “Việt Bắc” không đáng kinh ngạc lắm sao?

“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.”

Khi nhà văn G.Macket (Nobel 1983) nói lớn lên: “Sự vong ân của con người là vô bờ bến” đã làm thức tỉnh cả nhân loại.

Trong hiện thực muôn màu muôn vẻ của văn học, chúng ta thấy có hai hướng chính: các nhà văn hướng đến những nhân cách cao thượng và hướng đến những thân phận bé nhỏ, những tấn bi kịch của con người. Hướng thứ nhất có thể coi là giấc mơ của nhân loại. những Prômêtê, những Đôn Kisốt, những Giăng Van Giăng, những anh hùng Lương Sơn Bạc, những Thánh Gióng, Từ Hải… hướng con người đến những tình cảm cao thượng. Những ước vọng đẹp đẽ khi cái ác hoành hành, nhân loại cần một lưỡi gươm vung lên (một lưỡi dao phay cũng được) dù đấy chỉ là một giấc mơ.

Hướng thứ hai như là một liều thuốc chống bệnh vô cảm – một căn bệnh nan y của nhân loại hiện đại. Những Thúy Kiều, những vợ chàng Trương, những Tám Bính, những chị Dậu… đã làm xúc động trái tim của con người. Khi một con người không còn thấy rung động trước những thân phận bé nhỏ (như trong truyện ngắn của Thạch Lam) thì ta có thể nói tâm hồn của con người đó đã chết.

Cũng hướng này, nhưng sâu hơn nữa, các nhà văn còn rọi ánh sáng vào tâm hồn của những con người bé nhỏ đã bị tha hóa để thấy rằng họ cũng còn một chút lương tri. Nếu một xã hội bằng phẳng có thể cứu vớt những linh hồn tội lỗi đó. Một A.Q, một Chí Phéo, một Binh Chức, một Năm Thọ có sức cảnh giới con người, kêu gọi xã hội không nên xô đẩy con người vào đường tội lỗi.

Sức mạnh của văn học chân chính còn góp phần tố cáo những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội, chà đạp lên cuộc sống của con người. Bằng những hình tượng, văn học đã tiếp sức cho con người thêm sức mạnh để chống lại điều ác, để xóa bỏ những xã hội đen tối tàn bạo.

Cái chết bi thảm của cặp tình nhân Rômêô và Giuliet đã làm dịu đi tất cả những xung đột dòng họ trên đời này. Bi kịch có sức thanh lọc tình cảm của con người là thế.
Nguyễn Du đã vẽ lên hàng loạt những chân dung gớm ghiếc như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… khiến cho con người ghê tởm với cái xấu, cái ác, với cường quyền.

Hàng loạt những nhân vật trong văn học hiện thực 1930-1945 như Nghị Quế, Nghị Lại, Nghị Hách, Bá Kiến, Xuân tóc đỏ… khiến cho người đọc thấy xã hội thực dân phong kiến đen tối, xấu xa, tàn bạo, không còn cơ sở để đứng vững. Văn học chân chính còn ca ngợi những hành động đấu tranh để thay đổi hoàn cảnh làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn đối với con người. Lục Vân Tiên, một anh học trò “bẻ cây làm gậy” tả đột hữu xung đánh tan bọn cướp cứu người lương thiện là một biểu dương sức mạnh chính nghĩa. Chị Dậu nổi giận đánh bọn cai lệ là một hành vi của bản lĩnh, của nhân cách rất cần thiết trong cuộc sống. Bà Má Hậu Giang chửi vào mặt lũ thực dân và bọn tay sai là hạnh động anh hùng để bảo vệ lí tưởng cao đẹp. Cao hơn nữa là những hành động đầy ý thức có tổ chức và đấu tranh thắng lợi, cải tạo được hoàn cảnh, như trong “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi.

Văn học chân chính có khả năng góp phần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người, làm cho con người sống tốt đẹp hơn. Văn học giúp con người nhận thức xã hội và thế giới tự nhiên, nhưng chủ yếu là tự nhận thức, là giúp cho con người tự cải tạo và hoàn thiện bản thân mình. Văn học định hướng và chuẩn bị cho cá nhân những diều kiện để làm cuộc hành trình tinh thần hoàn thiện nhân cách bên trong của mình. “Đôi mắt” của Nam Cao trang bị cho chúng ta một cách nhìn đời sáng suốt. “Con cá chột nưa” của Tố Hữu cảnh giới cho chúng ta chủ nghĩa cá nhân rất nguy hiểm. “Chữ người tử tù” biểu dương một nhân cách cao đẹp trong sự hài hòa giữa cái đẹp và cái dũng.
Thơ trữ tình tác động mãnh liệt vào tâm trí của người đọc. Những hình tượng thơ có giá trị nghệ thuật cao truyền cho người đọc một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả, đồng thời cũng kích thích con người thái độ căm ghét cái xấu, cái tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Thế mới biết thơ có tác dụng giáo dục lớn lao đối với con người.

Khổng Tử đã từng nhận xét về Kinh Thi: “Thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ nộ…” Lời nhận xét của Khổng Tử đối với Kinh Thi của Trung Quốc có thể hiểu rộng đó là nhận xét chung đối với văn học chân chính. Hiểu theo Khổng Tử, văn học chân chính có thể mang lại cảm hứng cho con người, văn học chân chính có khả năng mở rộng tầm mắt của con người, văn học chân chính có khả năng đoàn kết con người (tất nhiên lad để chiến đấu cho cái thiện toàn thắng). Văn học chân chính còn có khả năng gây cho con người lòng căm phẫn đối với cái xấu, cái ác, cái tàn bạo… Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người là vì thế.

Tổng hợp
 
Từ khóa Từ khóa
tiếp nhận văn học văn học chân chính
1K
0
2
Trả lời
Chức năng chủ yếu của văn học. Nội dung của từng chức năng đó là gì?

BÀI LÀM

Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đúng đặc thù của bộ môn “ Văn học và nhân học”.

Là khoa học khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – tôn giáo - thẩm mỹ.

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng “ Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tự như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”.

Qua mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính ta có thể thấy cuộc sống dường như đang phập phồng trong từng con chữ. Đọc Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đền của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan...chúng ta đều hiểu khá đầy đủ về cuộc sống khổ cực của người dân Việt Nam trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng tháng Tám...Tiếng trống , tiếng từ rúc trong nhưng ngày nộp sưu thuế, tiếng thét uất nghẹ của kẻ không – được – làm - người, một lưỡi dao vung lên, một vũng máu tươi, một cuộc đời đi vào ngõ cụt...tất cả giúp chúng ta nhận thức sâu sắc bi kịch về số phận con người trong xã hội cũ. Qua những tác phẩm như Hòn đất của Anh Đức, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi..chúng ta hiểu biếtt hêm nhiều về cuộc chiến dấu gian khổ, hi sinh và rất anh hùng cảu nhân dân trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc... Và ngay cả khi đọc Chiến tranh và hoà bình của Lép Tônxtôi, ta có thể hình dung ngay được toàn bộ đời sống nước Nga thế kỉ XIX, những con người Nga, tính cách Nga kiên cường nhân hậu...Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nó phức tạp như chính bản thân nó vậy, nhiều khi những vấn đề buộc ta tìm tòi suy nghĩ, lại không hiện rã mà tiềm ẩn, chứa đựng trong muôn vàn sự vịêc khác. Tiếp xúc với thế giới những tác phẩm văn học lớn, chúng ta tiếp cận gần hơn với cuộc sống, hiểu rõ hơn, thấu đáo kĩ càng hơn cuộc sống con người và cả chính bản thân mình. Ta bắt đầu nắm bắt đuợc chân lí của cuộc sống, hiểu và khám phá ra những quy luật của cuộc sống. Hãy lắng nghe tiếng giã gạo:

Gạo đem và giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông bay
Sống ở trên đời, người cũng vậy.
Gian nan rèn luyện mới thành công
(Hồ Chí Minh)

Tiếng giã gạo là âm thanh đời thường, thế nhưng qua thơ Bác là cả một chân lí sống, một quan điểm nhân sinh : “Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Từ nhận thức về đời sống xã hội, con người được văn học giúp đỡ, đã cho ta nhận thức được tâm hồn của chính mình, để từ đó có thái độ dẫn đến việc làm, thích hợp với cuộc sống xung quanh. Đọc câu thơ của Hồ Xuân Hương “Ví đây đổi phận làm trai được” ta thấy rõ hơn khát vọng sống mãnh liệt của người phụ nữ dưới thời phong kiến, muốn sống tự do, muốn làm nên sự nghiệp như các đấng mày râu nhưng thường xuyên bị các thê slực thống trị đầy đoạ, vùi dập... Từ đó, trên cơ sở so sánh với xã hội hôm nay, ta sẽ cảm nhận sâu sắc với cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ và biết trân trọng xã hội mới tạo ra cho con người quyền sống chính đán. Do đó chức năng nhận thức của văn học nhằm mục đích giúp con người khám phá ra chính bản thân mình.

Bên cạnh chức năng nhận thức là chức năng giáo dục. Qua mỗi tác phẩm văn học, cuộc sống không chỉ phản ánh đơn thuần là bản thân nó mà đằng sau mỗi sự việc, hiện tượng cụ thể là những cái lớn hơn, những vấn đề đặt ra cho chúng ta buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải tìm tòi.

Nếu văn học từ thời xa xưa được sáng tác chỉ vì mục đích giải trí hoặc làm những bài kinh cầu tế lễ...thì ngày nay nó vượt xa cái giới hạn đó để trở thành người bạn, người thầy cùng đồng hanh với chúng ta. Đọc những câu ca dao, những tác phẩm văn học ca ngợi non sông đất nước, ta bỗng thấy yêu hơn những cánh đồng,những dòng sông, những đêm trắng : “Hoa cau rụng trắng ngoài thềm:...ta bỗng thấy yêu hơn tiếng à ơi cảu mẹ, tiếng võng kẽo kẹt mỗi trưa hè...

Đọc những áng hùng văn của Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi...ta rất đỗi tự hào về dân tộc ta, tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước ta... để từ đó quyết tâm bảo vệ và phát huy truyền thống đó.

Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, nhận thấy sự bất công xã hội, ta cảm thấy sâu sắc với thân phận người phụ nữ và căm giận cho những tội các của giai cấp thống trị phong kiến trong thời buổi mạt vận đó.

Chính truyền thống “tôn sư trọng đạo”. truyền thống anh hùng của dân tộc thông qua văn học, đã tác động mạnh đến con người, làm cho con người biết yêu thương quý trọng cái tốt, cái đẹp, căm ghét cái ác cái xấu. Tóm lại, nói văn học có chức năng giáo dục thông qua nhận thức là nói đến việc giáo dục đạo đức con người.

Tuy nhiên nếu một số tác phẩm văn học có thể lay chuyển mạnh mẽ tâm hồn người đọc và giúp con người sống tốt hơn, thì trái lại cũng có một số tác phẩm làm cho con người trở nên yếu đúôi và bất lực, có nghĩa là khi đó văn học mang tác dụng tiêu cực cho con người. Tác dụng tiêu cực thể hiện rõ nhất ở những tác phẩm chỉ thiên về tình cảm ủy mị hoặc kích động bạo lực, kích động bản năng truyền thống, tạo cho con người những nhận thức lệch lạc về cuộc sống. Vì thế, đến với văn học, ta vần phải quan tâm đến tác dụng của những tác phẩm văn học chân chính và ngăn ngừa những tác hại của sách báo độc hại, nhảm nhí. Có như vậy mới phát huy được chức năng giáo dục tích cực của văn học.

Nhưng sẽ thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến chức năng thẩm mĩ của văn học. Ý nghĩa nhận thức - giáo dục của văn học chỉ có khả năng phát huy tác dụng tích cực và đầy đủ khi nó tạo được ở người ta tình cảm – thẩm mĩ, tức là gây xúc động về cái đẹp chính là ở khả năng gợi cảm về cái đẹp của cuộc sống và con người. Chế Lan Viên đã từng cảm rất sâu sắc về vẻ đẹp của Tổ quốc, vẻ đẹp của truyền thống ngàn xưa.

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu! Ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết kiều đất nước hóa thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng...

Nhưng, muốn gợi cảm, gây xúc động cho con người về cái đẹp của cuộc sống thì tác phẩm văn học bên cạnh việc xây dựng lại cái Đẹp còn phải tái hiện chân thực cuộc sống, Đọc một tác phẩm thể hiện hời hợt đời sống xã hội và tâm hồn, ta cảm thấy như thể mình bị xúc phạm, bị lừa dối. Khi gấp một quyển sách nào đó mà ta vẫn muốn trở lại với nhân vật, trở lại với những vấn đề tư tưởng mà nó quân tâm, khi đó văn học đã đạt đến cái “ đích thực” của nó. Ta hãy đọc Chí Phèo của Nam Cao, biết rằng đây là nhân vật hư cấu, một nhân vật không có thật ở ngoài đời, nhưng hình ảnh Chí Phèo ngất ngưởng bước đi trong tác phẩm có sức sống mãnh liệt, nó luôn ám ảnh ta và gây cho ta sự xúc động mãnh liệt. Vì sao vậy? Qua Chí Phèo, ta thấy được số phận bi kịch của người dân dưới xã hội cũ. Nhân vật Chí Phèo là hư cấu, nhưng cuộc đời Chí Phèo là cuộc đời thực trong xã hội. Đó là nơi tập trung mọi nỗi đau khổ trên đời khi con người bị tước đoạt quyền làm người, bị tách khỏi các quan hệ xã hội. Chính vì vậy mà Chí Phèo cứ tồn tại và luôn gây những xúc động mãnh liệt.

Hay khi đọc xong Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp cũng vậy, cái miền đất sông Đông xa xôi ấy như là rất thân quen với chúng ta, tạo cho ta sự xúc động mãnh liệt về số phận con người trong chiến tranh. Rất tự nhiên chúng ta nẩy sinh tình cảm ấy, bởi tác phẩm Sôlôkhốp cũng là bức tranh sinh động, chân thực và đẹp đẽ về cuộc sống và con người. Hơn thế nữa, qua cuộc đời của các nhân vật, ta thấy được cuộc đời, số phận của những con người Nga trong chiến tranh. Quả thật “cái đẹp chính là cuộc sống” (Sécnưisépxki) “chỉ có cái Đẹp là cứu văn thế giới này” (Đốt).

Như vậy, việc tái hiện chân thực cuộc sống trong tác phẩm văn học thông qua những điều có thực trong cuộc sống và đặc biệt thông qua tính sinh động của những hình tượng văn học đã tạo tác phẩm đạt giá trị cao về thẩm mĩ, làm rung động người đọc và hướng họ đến cái Đẹp chân chính.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chức năng thẩm mĩ của văn học còn phụ thuộc vào trình độ tiếp nhận văn học. Một tác phẩm có thể tác động mạnh đến tâm hồn người này nhưng lại ít tác động đến người khác. Nguyên nhân này có thể do tình cảm, cảm xúc của mỗi người khác nhau. Hơn thế nữa, có thể do trình độ tiếp thu, lập trường tư tưởng, quan niệm nhân sinh, sự trải nghiệm cuộc sống của người đọc vốn đa dạng chi phối...

Thế nên phải có một cái nhìn duy vật biện chứng và có quan điểm lịch sử, cũng như phải có khả năng nhạy cảm với cái đẹp đúng đắn, mới phát huy được chức năng thẩm mĩ của văn học.

Nhìn chung, ba chức năng nhận thức – giáo dục – thẩm mĩ trong thực tế luôn hòa lẫn vào nhau và thông qua nhau mà phát huy tác dụng: nhận thức phải có tác dụng giáo dục; nhận thức và giáo dục phải thông qua đặc trưng thẩm mĩ, đồng thời một tác phẩm có giá trị thẩm mĩ bao giờ cũng chứa đựng những tri thức sâu sắc và sức mạnh giáo dục lớn lao


Sưu tầm
 
Bình luận câu nói của Hồ Chí Minh : “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

BÀI LÀM

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, yêu nước vĩ đại nhưng đồng thời Người là nhà văn lớn. Bác Hồ lại chính là người hơn ai hết hiểu được vai trò của văn chương đối với xã hội, lịch sử. Người luôn luôn ý thức sử dụng văn chương như một vũ khí tư tưởng sắc bén. Vì vậytỏng dịp nói chuyện với các nghệ sĩ ( 1951) một lần nữa Người khẳng định : “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Lời khuyên nhủ của Bác Hồ vào thời điểm này có thể đựơc xem như một chân lí. Trước tiên, chúng ta thấy đựoc tầm quan trọng, tính chất quyết liệnt của văn chương là một mặt trận như bao mặt trận khác tuy rằng không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp nhưng mà tính chất phức tạp của mặt trận này đã được lịch sử chứng minh.

Mỗi nhà văn dù là thiên tài, dù chỉ một người viết lách bình thường thôi đều thuộc một giai cấp nhất định. Và những tác phẩm của họ đều được gửi gắm trăn trở, suy nghĩ, khát vọng những tâm tư tình cảm cũng đồng thời chính là thể hiện tư tưởng tình cảm với giai cấp của mình gắn bó.

Một tác phẩm văn học có thể phục vụ tốt cho một giai cấp xã hội này nhưng nó lại phục vụ ngược lại ở giai cấp kia. Vì thế, mỗi nhà vănchính là người đại diện cho một giai cấp. Goocki đã nói “Nhà văn là tai, là mắt, bộ máy cảm quan cảu một giai cấp. Nhà văn có thể không có ý thức về điều đó. Song bao giờ cũng là một bộ phận của giai cấp”.Vấn đề giai cấp được khẳng định rõ ràng và dứt khoát. Mỗi nhà văn phải tự phấn đấu vươn lên cính mình và vươn lên trong giai cấp mà mình đang đấu tranh.

Trong luận điểm của mình, Bác đặc biệt chú ý đến vai trò của người nghệ sĩ. Học cũng hoạt động trên “mặt trận văn hoá” với tư cách và nhiệm vụ của người chiến sĩ. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh trong suốt ba mươi năm qua những nhà văn lớn dường như là chiến sĩ. Ở nghĩa đen ta thấy chiến tranh ác liệt đã thôi thúc họ phải cầm súng bảo vệ đất nước, có người bị thương, bị tàn phế và có cả người đã hi sinh. Và bên cạnh ta phải thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, định hướng văn học phục vụ chính trị, phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc. Cho nê, với vai trò là nghệ sĩ càng không thể làm nơg. Từ đó những khám phá, những sáng tạo các hình tượng nghệ thuật độc đáo , có chiều sâu để cổ vũ người đọc trong lao động, chiến đấu và xây dựng tổ quốc XHCN ra đời. Không phải ngẫu nhiên mà cảm hứng lãng mạn và sử thi quán xuyến cảm hứng văn học suốt ba mươi năm qua, không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm luôn lấy cảm hứng công dân chi phối toàn bộ. Tất cả xuất phát từ quyền lợi giai cấp công dân và quyền lợi cả dân tộc.

“Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Câu thơ của Bác vào thời điểm này đúng sự thật. Nhà thơ không thể thụ động trước cuộc chiến đấu, không thể tối rúc vào “vỏ rùa” cứng cáp của mình mà nhà thơ “phải biết xung phong”, phải biết trách nhiệm, lương tâm của mình. Nhà thơ không thể là nhà đại ngôn, hoa ngữ mà nhà thơ phải biết hành động.Vấn đề là không phải chỉ ngồi bàn tròn phiếm đàm, nên làm thế này thế nọ mà vấn đề chính là văn nghệ sĩ phỉa tham gia vào sự nghiệp cách mạng cảu dân tộc và có mặt ở mũi nhọn của nhiều trận tuyến chiến tranh. Cảnh đầu rơi máu chảy của dân tộc không cho phép người nghệ sĩ ngồi luận bàn chuyện thế gian. Không tự nguyện đứng trong “mặt trận văn hoá”, không “hát cho đồng bào tôi nghe” thì những nghệ sĩ ấy vô lương tâm vô trách nhiệm.

Từ ông hoàng thơ mới bế tắc ở giai đoạn sau, Xuân Diệu nói “tôi cùng xương, cùng thịt với nhân dân, cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu”. Từ một lối riêng, Xuân Diệu đến với cuộc đời chung, những tác phẩm của Xuân Diệu đã nói lên những ý hướng ngoại đó: “Riêng chung”, “Cầm tay”, “Tôi giàu đôi mắt”. Và Chế Lan Viên cũng có ý m ở rộng lòng đón gió thời đại:

Bài thơ anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa do mùa thu làm lấy.

Chứ không phải như đôi mắt của Hoàng, đôi mắt thiển cận nhìn nhân dân và cuộc kháng chiến mà nhân dân đang tiến àhnh là việc của ai, là những trò lố đáng cười...

Lời nói của Bác đã nói lên lập trường kháng chiến. Cuộc chiến đấu đã vào thời điểm sinh tử. Cho nên “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” không chỉ dành cho người biết cầm súng mà phải ở tận tư chất của nhà văn. Câu nói này kêu gọi, thúc giục họ dừng ngòi bút để phá bom đạn, cường quyền. Chứ mà cứ lần chần, lừ chừ là mình lỡ có cơ hội phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, là có tội với quê hương, với Tổ quốc.

Quả thật , Bác không thể nói gì khác hơn và nhiều hơn vào thời điểm này. Đất nước lâm nguy thì mọi người tham gia kháng chiến, văn nghệ sĩ cũng tham gia theo lời kêu gọi kháng chiến của Bác “Toàn dân, toàn trí, tự lực cánh sinh, trường kì kháng chiến”...Từ đó cho thấy lời nhắn nhủ văn nghệ sĩ ở thời điểm bấy giờ là một chân lí chính xác.Và theo như Mác đã nói “ Vũ khí của sự phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí”, ta càng khẳng định mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và bạo lực cách mạng của nhân dân. Nói cách khác là những tác phẩm văn học không thể lật đổ và làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất của nhân dân. Nhưng nắm lấy văn chương là nắm lấy vũ khí và chiến trường văn chương nghệ thuật cũng là một mặt trận. Nó không phải là thứ vũ khí thật sự mà nó chính là công cụ chuẩn bị đắc lực cho cuộc phê phán bằng vũ khí vì nó xuất phát đúng lúc, bắn trúng đích trúng nơi. Nam Cao cũng đã từng phát giác thấy rằng trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng thời điểm tiếng kêu la phát ra từ những kiếp lầm than thì không thể, không được phép ngồi ca ngợi, mơ tưởng những người đàn bà đẹp trên xích đu hay mơ màng chuyện quá xa hiện thực.

Chân lí này phần nào có tính phổ quát. Ta cũng thấy những tác phẩm phản phong của văn học dân gian đã tố cáo, đả kích bêu riếu giai cấp thống trị, làm cho những con chim trong lồng “Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán. Phá ngàn mây làm bạn với kim ô”. Các loại truyện cười, truyện cổ tích có nội dung đấu tranh xã hội cao. Và những câu tục ngữ, ca dao chính là công cụ đấu tranh của người nghèo bị áp bức, bóc lột:

Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.

Để đánh đuổi thù trong giặc ngoài là quan trọng cực kì, Cho nên không phải ngẫu nhiên ở Việt Nam phần lớn những nhà chính trị là những nhà văn lớn. Họ kêu gọi, tập hợp nhân dân đi theo tiếng nói đầy sức thuyết phục của mình.

Hịch tướng sĩ lôi cuốn người nghe bằng trái tim sôi sục yêu nước của Trần Quốc Tuấn, và những áng văn hào hùng, sảng khoái, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi , lời kêu gọi tha thiết của Phan Bội Châu là những chứng minh hùng hồn.

Dòng văn học cách mạng 1930-1945 đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều điều : Buồn thương, đau đớn êm đềm... nhưng không ai không nhớ lời kêu gọi thảm thiết của Phan Bội Châu:

Dậy ! Dậy !...
... Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.

Để có cuộc tổng diễn tập đầu tiên tiến tới Cách mạng tháng TÁm có biết bao bài ca, bài thơ cách mạng ra đời. Và những nhà văn chiến sĩ không thể phê phán bằng vũ khí, khi vào tù họ lại tiếp tục phê phán vũ khí văn chương. Có lẽ Đảng ta mạnh , phát triển và làm nê những trang sử hào hùng là nhờ những chiến sĩ tự xác định:

Nếu mai đây có chết một thân tôi
Hai mươi tuổi tim đang dạt dào máu
(Tố Hữu)

Đến khi Cách mạng thành công rồi bước vào giai đoạn chống Pháp, trong đời sống văn nghệ cũng đã hình thành nhiều lớp nhà văn - chiến sĩ , những nhà văn hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng, dùng ngòi bút phục vụ cách mạng một cách tận tuỵ, hết mình. Những nhà văn không những cho máu mà còn biết hiến hết máu cho mảnh đất quê hương, cho rừng núi, non sông Việt Nam. Họ - có thể là những học sinh trẻ tuổi xếp bút nghiên, từ giã học đường – đi theo tiếng gọi kháng chiến.

Phần lớn những văn nghệ sĩ tự nguyện lột xác mình cất cái tôi cũ của mình để đến với nhân dân. Dù phải sống cực khổ, ăn uống tạm bạc có khi thật sự thiếu thốn nhưng họ vẫn bám trụ với Việt Bắc, đấu tranh hết mình ở Việt Bắc chứ không bỏ hàng ngũ, bỏ đồng đội ra đi.

Biết bao người đã gắn bó cuộc kháng chiến và cũng không ít người vì kháng chiến đã ngã xuống. Nam Cao đã hi sinh trên đường về quê hương trong vùng địch hậu. Nguyễn Thi với những trang văn ngồn ngộn, hình ảnh cuộc chiến đấu của dải đất Nam Bộ đã bỏ mình ở góc phố Sài Gòn trên đường Minh Phụng, khi chết tay còn nắm chặt khẩu AK....và những người khác nữa bỏ quên đời ở Tây Bắc, Việt Bắc, ở khắp các chiến trường lớn nhỏ. Không còn nghi ngờ gì nữa, ta khẳng định chính họ đã sinh ra để phục vụ ai và sống vì ai. Rồi Lê Anh Xuân đã ngã xuống như những chiến sĩ trên đường bay Tân Sơn Nhất và để lại “Dáng đứng Việt Nam” bất khuất anh hùng...Họ đã ra đi mãi mãi và để lại những trang văn in dấu mộ thời. Cái nhiệt tình công dân tạo nên cảm hứng sáng tạo và sự hin sinh của những nhà văn chiến sĩ là rất to lớn, vô giá. Họ là thế đấy ! Chiến đấu với bệnh tật, với cái chết đang kề cận mà Nguyễn Minh Châu vẫn phục vụ Tổ Quốc, nhân dân, viết Phiên Chợ Giát ở quê hương. Nguyên Hồng ẩn mình nơi rừng sâu Yên Thế viết về anh hùng Hoàng Hoa Thám...Rồi hàng loạt những nhà văn tiền chiến đã tham gia cách mạng , từ chối những phòng văn sang trọng ở Hà Thành như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Xuân Diệu... đã vác ba lô theo bước chân anh vệ quốc. Cũng chính vì thế hôm nay ta đọc lại Trận phố Ràng ( Trần Đăng), Tây Tiến (Quang Dũng)...chúng ta thấy văn học nghệ thuật quả là tham gia vào mặt trận theo cách riêng của mình.

Quan điểm “Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận” , vẫn rõ ý nghĩa lâu dài khi chúng ta xác định trách nhiệm và tính “chiến đấu” của người nghệ sĩ. Bác muốn khẳng định rõ cho tất cả tầm quan trọng và tính quyết liệt của địa hạt này. Và Bác cũng khuyên nhủ những hoạ sĩ, cũng như những văn nghệ sĩ, những người tham gia lĩnh vực này phải có đôi mắt cách mạng, tinh thần cách mạng sắc bén và đúng nghĩa.

st
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.