Hướng dẫn Cảm nhận vẻ đẹp tài hoa của người lái đò trong trùng vi thạch trận thứ nhất

Hướng dẫn  Cảm nhận vẻ đẹp tài hoa của người lái đò trong trùng vi thạch trận thứ nhất

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 20
Cảm nhận vẻ đẹp tài hoa của người lái đò trong trùng vi thạch trận thứ 1:

Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy b6p Chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.
Người lái đò.jpg

Người lái đò sông Đà. Ảnh Pinterest.
Hướng dẫn chi tiết:

1. Hình tượng người lái đò là một hình tượng nghệ thuật độc đáo hấp dẫn.

Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng người lái đò sông Đà như một biểu tượng cho con người lao động trong thời đại mới. Ông khách sông Đà tuổi ngoài 70 nhưng thân hình rắn chắc như một bức tượng cẩm thạch: ngực ông đây những “củ nâu” — thương tích trên chiến t Sông Đà mà Nguyễn Tuân gọi đó là “huân chương lao động siêu hạng”, tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông khuỳnh khuỳnh; nhỡn giới ông cao vời vợi, giọng ông ồ ồ như tiếng thác trước ghềnh. Miêu tả người lái đò như vậy Nguyễn Tuân đã phần nào khắc họa được vẻ đẹp của con người lao động gái bó với chiến trường sông nước.

Hình tượng người lao động không chỉ khắc họa qua ngoại hình mà còn được khắc họa qua tính cách và trí thông minh. Ông xem sông Đà như một thiên anh hùng ca và thuộc lòng sông Đà, thuộc tất cả luồng lạch; nắm được binh pháp của thần sông thần đá. Chính vì vậy trong trận thủy chiến đầy binh hùng tướng mạnh, phần thắng vẫn thuộc về con người Trí Dũng và Tài Hoa.
2. Trận thủy chiến này là một canh tượng “xưa nay chưa từng có". Trước hết là trùng vi thạch trận một.

- Con sông: Đoạn văn thứ nhất – Nguyễn Tuân dồn hết bút lực vào miêu tả trùng vi thạch trận đầu tiên. Ở trùng vi thạch trận này thác đá sông Đà đã chuẩn bị dàn trận địa sẵn, đó là trận địa với bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh lại còn nằm lập lờ ở phía tả ngạn sông. Con sông Đà ma ranh đã có cách đánh thật thông minh trên cả hai mặt trận: tâm lí chiến và cận chiến.

+ Khi con sông đánh đòn tâm lý:

Thác đá sông Đà rất khôn ngoan, chúng sớm ra oai khủng bố tâm lý người lái đò trước khi giáp lá cà, Trước đó chúng đã dùng âm thanh của thác để khiêu khích “giọng gằn và chế nhạo”, có lúc chúng “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng ... đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Còn giờ đây chúng nhờ nước phối hợp với đá reo hò thanh viện, đá thì “bệ vê, oai phong lẫm liệt, một hòn ấy trông như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”. Bằng các từ ngữ: reo hò, bệ vệ, oai phong lẫm liệt, hất hàm hỏi, thách thức,... làm người đọc cảm nhận được không khí trận chiến nóng bỏng, gay cấn, hồi hộp, kịch tính. Lợi dụng quân đông tướng mạnh, con sông Đà phối hợp cùng sóng, gió và đặc biệt là đá để thanh viện cho nhau tạo nên một thanh thế uy nghi khiến người đi qua hoảng sợ. Bọn đá thì xuất hiện như những hình nhân bặm trợn, chúng to lớn, “bệ vệ, oai phong lẫm liệt”. Trên mặt trận tâm lý chiến đá, sóng, gió như phô trương hết sức mạnh thanh thế của nó hòng hăm dọa, thách thức làm nao núng tinh thần người lái đò. Biệt tài phù thủy ngôn từ của Nguyễn Tuân như báo hiệu cho người đọc biết trận chiến phía trước rất khốc liệt.

+ Mặt trận cận chiến:

Với bản tính hung hãn như một loài thủy quái, sông Đà chủ động đánh phủ đầu với những đòn thế hiểm hóc. Dựa vào ưu thế về số lượng và sức mạnh dòng thác nên “ùa vào” đầy lạnh lùng, liều mạng, nhanh chóng “bẻ gáy cán chèo”, cướp khí giới trên cánh tay người lái đò. Đó là một cách đánh khôn ngoan, linh hoạt nhằm hoàn toàn đẩy đối thủ vào thế bị động. Tiếp đến chúng khóa chặt không gian không cho người lái đò có cơ hội phòng bị bằng cách “liều mạng vào sát nách mà đá trái”, rồi liên tiếp “thúc gối vào bụng và hông thuyền” có lúc lại “đội cả thuyền lên” như cách người võ sĩ đô vật đang chiến đấu trên khán đài. Một loạt động từ được Nguyễn Tuân huy động để miêu tả cách đánh của sông Đà làm người đọc không khỏi rùng mình trước sự hung hãn, dữ tợn của thiên nhiên: ùa vào, bẻ gãy, đá trái, thúc gối, dội,... Con sông Đà tấn công liên tiếp vào những chỗ hiểm: tấn công vào bụng nhằm chọc thủng thuyền, đánh vào hông cho lật thuyền, ra lệnh cho sóng “đội” để làm thuyền mất thăng bằng.

-Người lái đò:

+ Trước bầu không khí dữ dội và những đòn tấn công bất ngờ người lái đò vẫn bình tĩnh đối đầu với con sông. Vốn nắm giữ hết mọi quy luật của con sông, hiểu rõ về “thần sông, thần đá” nơi đây ông lái đò hiểu rõ trận nào nên đánh trận nào nên lui, và ở trùng vi này ông chủ động dùng chiến thuật phòng ngự để dưỡng sức cho những trùng vi sắp tới. Trước những đòn đánh hiểm hóc đá thúc dội của con sông ông đối phó bằng “hai tay giữ mái chéo khỏi bị hát lên khỏi sóng”. Đây là kinh nghiệm sông quý báu trên chiến trường sông nước, bởi giữ được thăng bằng cho thuyền thì thuyền sẽ đi vào luồng nước đúng.

+ Lúc này sông Đà lại chuyển thể đánh mới, nó bám lấy thuyền và sử dụng đòn vật “túm lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra”. Không để cho ông đò có cơ hội xoay xở, sông Đà lại chuyển thể đánh miếng đòn hiểm độc nhất cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lại đò”. Dính miếng đòn hiểm, mắt ông hoa lên, tưởng như “một cửa bề đom đám rừng ùa xuống châm lửa lên đầu sóng", đau rát như bị lửa châm đốt. Đòn đau khiến ông đò “mặt méo bệch đi". Đó là cái méo bệch vốn do cái lạnh của nước làm nhăn nheo lại thêm miếng đòn đau làm ông khách sông Đà mặt như tím tái, ngây dại. Phép điệp động từ “đánh hồi lùng, đánh đòn tia, đánh đòn âm vào chỗ hiểm” gợi lên cơn đau dồn dập, liên tiếp, không ngừng hành hạ người lái đò.

+Trong tình thế khốn khó như thế, ông đò vẫn “nén vết thương”, giọng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh. Qua cách miêu tả tiếng hô chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái, Nguyễn Tuân đã không giấu được lòng ngưỡng mộ và cảm phục trước bản lĩnh kiên cường, sự dũng mãnh, bình thản của người lái đò. Ông chiến thắng trùng vi thứ nhất không phải bằng bất cứ món võ nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự linh hoạt, thông minh, tài trí trước hiểm nguy.
 
Từ khóa Từ khóa
người lái đò người lái đò sông đà phong cách nguyễn tuân vẻ đẹp tài hoa
  • Like
Reactions: Ngu Van
1K
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.