Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.
Cùng nhau trả lời tất cả các câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản nhé!
Câu hỏi luyện tập văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)
Câu 1: “Không có kính rồi xe không có đèn”
- Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.
- Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào?
- Viết một đoạn văn diễn dịch 6- 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ.
Gợi ý:
Chép tiếp:
"Không có kính rồi xe không có đèn.
Không có mui xe thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
b. (tham khảo phần kiến thức cần nhớ)
c. Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển:
- Chỉ người lính lái xe
- Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
d. Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức (tham khảo câu 3,4)
- Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng); Bất chấp gian khổ, hi sinh, những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến.
- Những người lính lái xe quả cảm vững tay lái vì học có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam sắt đá.
Tham khảo đoạn văn phân tích:
Hai câu cuối của “bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn :
"Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ chỉ người lính lái xe, chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất Tổ quốc. Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.
Câu 2 : Triển khai câu chủ đề sau : Cả bài thơ là dòng cảm xúc của người lính lái xe trên con đường xe ra tiền tuyến. Thật vậy, dòng cảm xúc ấy tuôn chảy dào dạt trong suốt bài thơ. Đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên tâm hồn người lính cũng có những nét thanh thản, vui tươi. Điều khiển những chiếc xe không kính với một tốc độ phi thường như lướt nhanh trong bom đạn họ có cảm giác thích thú, như cảm nhận cả con đường như “chạy thẳng vào tim”. Qua khung cửa qua những chiếc xe không kính, các anh cảm nhận được vẻ đẹp của những “cánh chim chiều” và “cả những ánh sao đêm” lấp lánh trên bầu trời.. như “sa như ùa” vào buồng lái. Gió cũng được nhân hoá và chuyển đổi cảm giác thật ấn tượng: “gió vào xoa mắt đắng”, mắt đắng, mắt cay là những con mắt đói ngủ vì phải thức thâu đêm. Trong gian khổ ấy, họ vẫn cất lên những nụ cười lạc quan, yêu đời từ những khuôn mặt lấm lem khi đồng đội gặp nhau. Những câu thơ lạc quan yêu đời như thách thức với mọi khó khăn : “không có kính, ừ thì có bụi. Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.Cái bắt tay của người lính cũng thật hồn nhiên, mộc mạc mà thấm thía tình đồng chí đồng đội: “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. “Từ trong bom rơi” mà vẫn có cái bắt tay như thế thì thật mừng vui, tự tin và tự hào biết mấy. Đời người lính là đi, nhất là lính lái xe, nhưng trong những phút dừng chân ngắn ngủi, ta càng thấy rõ sự gắn bó tự nhiên mà cao đẹp của tình đồng đội. Chỉ là “bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh” Rồi cả những bữa cơm hội ngộ thân mật, tình đồng chí cũng như tình anh em ruột thịt: “chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy”. Đến cả giấc ngủ ngắn cũng rất đặc biệt thú vị : “võng mắc chông chênh đường xe chạy. Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Trong tâm hồn họ, trời như xanh hơn chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.
Câu 3: Triển khai câu chủ đề:
Bài thơ gây được ấn tượng mạnh về các anh, những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, rất đáng yêu bởi những nét nghịch ngợm, ngang tàng. Thật vậy, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:
Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này. Và điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!
Cùng nhau trả lời tất cả các câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản nhé!
Câu hỏi luyện tập văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)
Câu 1: “Không có kính rồi xe không có đèn”
- Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.
- Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào?
- Viết một đoạn văn diễn dịch 6- 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ.
Gợi ý:
Chép tiếp:
"Không có kính rồi xe không có đèn.
Không có mui xe thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
b. (tham khảo phần kiến thức cần nhớ)
c. Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển:
- Chỉ người lính lái xe
- Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
d. Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức (tham khảo câu 3,4)
- Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng); Bất chấp gian khổ, hi sinh, những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến.
- Những người lính lái xe quả cảm vững tay lái vì học có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam sắt đá.
Tham khảo đoạn văn phân tích:
Hai câu cuối của “bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn :
"Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ chỉ người lính lái xe, chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất Tổ quốc. Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.
Câu 2 : Triển khai câu chủ đề sau : Cả bài thơ là dòng cảm xúc của người lính lái xe trên con đường xe ra tiền tuyến. Thật vậy, dòng cảm xúc ấy tuôn chảy dào dạt trong suốt bài thơ. Đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên tâm hồn người lính cũng có những nét thanh thản, vui tươi. Điều khiển những chiếc xe không kính với một tốc độ phi thường như lướt nhanh trong bom đạn họ có cảm giác thích thú, như cảm nhận cả con đường như “chạy thẳng vào tim”. Qua khung cửa qua những chiếc xe không kính, các anh cảm nhận được vẻ đẹp của những “cánh chim chiều” và “cả những ánh sao đêm” lấp lánh trên bầu trời.. như “sa như ùa” vào buồng lái. Gió cũng được nhân hoá và chuyển đổi cảm giác thật ấn tượng: “gió vào xoa mắt đắng”, mắt đắng, mắt cay là những con mắt đói ngủ vì phải thức thâu đêm. Trong gian khổ ấy, họ vẫn cất lên những nụ cười lạc quan, yêu đời từ những khuôn mặt lấm lem khi đồng đội gặp nhau. Những câu thơ lạc quan yêu đời như thách thức với mọi khó khăn : “không có kính, ừ thì có bụi. Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.Cái bắt tay của người lính cũng thật hồn nhiên, mộc mạc mà thấm thía tình đồng chí đồng đội: “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. “Từ trong bom rơi” mà vẫn có cái bắt tay như thế thì thật mừng vui, tự tin và tự hào biết mấy. Đời người lính là đi, nhất là lính lái xe, nhưng trong những phút dừng chân ngắn ngủi, ta càng thấy rõ sự gắn bó tự nhiên mà cao đẹp của tình đồng đội. Chỉ là “bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh” Rồi cả những bữa cơm hội ngộ thân mật, tình đồng chí cũng như tình anh em ruột thịt: “chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy”. Đến cả giấc ngủ ngắn cũng rất đặc biệt thú vị : “võng mắc chông chênh đường xe chạy. Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Trong tâm hồn họ, trời như xanh hơn chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.
Câu 3: Triển khai câu chủ đề:
Bài thơ gây được ấn tượng mạnh về các anh, những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, rất đáng yêu bởi những nét nghịch ngợm, ngang tàng. Thật vậy, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:
- Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
- Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
- Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi
Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này. Và điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!
Sửa lần cuối: