Một bài văn nghị luận văn học hay là bài viết mà ngay từ phần mở đầu phải tạo được sức hút, chiếm được cảm tình, chạm đến trái tim của giám khảo. Tuy đây không phải phần trọng tâm nhưng lại là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề nghị luận. Mở bài hay sẽ tạo cho người đọc sức cuốn hút, hấp dẫn của bài viết và kết bài độc đáo sẽ để lại ấn tượng cho người đọc, giám khảo. Đó chính là bí quyết để bạn đạt kết quả cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia.
ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Khoa Điềm
- Mở bài:
1. Không biết tự bao giờ mà hai tiếng “Đất Nước” trở nên thiêng liêng và ăn sâu vào tâm thức mỗi người. Đất nước hiền hòa trong miền cổ tích ấu thơ, đất nước tươi đẹp nhưng cũng đầy biến động mà ta nhận ra khi đã trưởng thành, đất nước bao dung che chở xác thân người khi bình an xuôi tay nhắm mắt… Trong văn chương, đất nước vốn là một đề tài quen thuộc. Nguyễn Khoa Điềm – nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ - đã nối tiếp thế hệ văn nghệ sĩ đi trước một lần nữa viết về đất nước bằng ánh nhìn của một người trí thức hiện đại, ý thức được sứ mệnh của mình đối với non sông, kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam xuống đường hòa cùng không khí sục sôi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trích đoạn “Đất Nước” nằm ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” (sáng tác năm 1971) đã thể hiện những nhận thức sâu sắc mới mẻ về đất nước, làm sáng tỏ tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong văn học Việt Nam.
2. Nhà văn Pháp Mác – xen – pruts từng cho rằng: “Một cuộc thám hiểm không cần đến một vùng đất mới mà cần đến một đôi mắt mới”. Cùng viết về đề tài đất nước, song mỗi cây bút lại có một cảm nhận khác nhau. Có đất nước thanh bình, yên ả; có đất nước bão động, chiến chinh; có đất nước linh thiêng với những tên tuổi mang tầm vóc thời đại; cũng có đất nước lặng thầm với những người nhỏ bé, vô danh… Bằng “đôi mắt mới” của người trí thức đô thị, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra “một hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất” qua trích đoạn “Đất Nước” (trích chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”, được viết năm 1971). Đoạn trích kết tinh tư tưởng sâu sắc mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, cũng là đóng góp to lớn của ông đối với thơ ca dân tộc.
- Kết bài:
Trong bài “Lời chào”, Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Tôi lớn lên lấp lánh những sắc hồng
Phượng cứ nở hoài hòa như đếm tuổi
Bỗng chiều nay một buổi chiều dữ dội
Tôi nhận ra mình đang lớn lên…
Nhà thơ nhận ra “mình đang lớn lên”. “Mình đang lớn lên” hay chính tuổi trẻ miền Nam “đang lớn lên”, đang tận hiến trí tuệ và sức lực của mình cho non sông, Tổ quốc? Bằng những hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi, lúc thiết tha, Nguyễn Khoa Điềm đã thuyết phục người đọc qua lí lẽ đơn giản mà sâu sắc: chính nhân dân lao động đã tạo dựng, giữ gìn, làm nên truyền thống nghìn đời của dân tộc. Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, với đất nước của tuổi trẻ Việt Nam trong những ngày đánh Mỹ.
ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Khoa Điềm
- Mở bài:
1. Không biết tự bao giờ mà hai tiếng “Đất Nước” trở nên thiêng liêng và ăn sâu vào tâm thức mỗi người. Đất nước hiền hòa trong miền cổ tích ấu thơ, đất nước tươi đẹp nhưng cũng đầy biến động mà ta nhận ra khi đã trưởng thành, đất nước bao dung che chở xác thân người khi bình an xuôi tay nhắm mắt… Trong văn chương, đất nước vốn là một đề tài quen thuộc. Nguyễn Khoa Điềm – nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ - đã nối tiếp thế hệ văn nghệ sĩ đi trước một lần nữa viết về đất nước bằng ánh nhìn của một người trí thức hiện đại, ý thức được sứ mệnh của mình đối với non sông, kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam xuống đường hòa cùng không khí sục sôi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trích đoạn “Đất Nước” nằm ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” (sáng tác năm 1971) đã thể hiện những nhận thức sâu sắc mới mẻ về đất nước, làm sáng tỏ tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong văn học Việt Nam.
2. Nhà văn Pháp Mác – xen – pruts từng cho rằng: “Một cuộc thám hiểm không cần đến một vùng đất mới mà cần đến một đôi mắt mới”. Cùng viết về đề tài đất nước, song mỗi cây bút lại có một cảm nhận khác nhau. Có đất nước thanh bình, yên ả; có đất nước bão động, chiến chinh; có đất nước linh thiêng với những tên tuổi mang tầm vóc thời đại; cũng có đất nước lặng thầm với những người nhỏ bé, vô danh… Bằng “đôi mắt mới” của người trí thức đô thị, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra “một hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất” qua trích đoạn “Đất Nước” (trích chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”, được viết năm 1971). Đoạn trích kết tinh tư tưởng sâu sắc mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, cũng là đóng góp to lớn của ông đối với thơ ca dân tộc.
- Kết bài:
Trong bài “Lời chào”, Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Tôi lớn lên lấp lánh những sắc hồng
Phượng cứ nở hoài hòa như đếm tuổi
Bỗng chiều nay một buổi chiều dữ dội
Tôi nhận ra mình đang lớn lên…
Nhà thơ nhận ra “mình đang lớn lên”. “Mình đang lớn lên” hay chính tuổi trẻ miền Nam “đang lớn lên”, đang tận hiến trí tuệ và sức lực của mình cho non sông, Tổ quốc? Bằng những hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi, lúc thiết tha, Nguyễn Khoa Điềm đã thuyết phục người đọc qua lí lẽ đơn giản mà sâu sắc: chính nhân dân lao động đã tạo dựng, giữ gìn, làm nên truyền thống nghìn đời của dân tộc. Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, với đất nước của tuổi trẻ Việt Nam trong những ngày đánh Mỹ.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: