Suốt một năm, Nguyễn Thủy Trúc, 31 tuổi, hàng chục lần vượt 700 km từ TP HCM về Bình Định thăm bạn trai. Mỗi lần, quãng đường đi về mất gần 30 giờ đồng hồ.
Lần đầu tiên một mình về Bình Định, Thủy Trúc bước thật chậm và dừng trước cổng nhà Nguyễn Chánh Tín - người bạn trai mà cô mới chỉ biết qua mạng. Trước mắt cô là tấm bảng hiệu "Điện thoại di động Tín Nguyễn" đã bạc màu treo trước nhà - nơi vừa là cửa hàng điện thoại, tiệm tạp hóa và cũng là chỗ Tín sống 10 năm qua. Chàng trai bị liệt toàn thân sau một tai nạn giao thông nhưng đã gượng dậy, mở tiệm tạp hóa và bán hàng online tự nuôi sống mình.
Nguyễn Thuỷ Trúc, người phụ nữ phúc hậu.
Trúc bước vào nhà, đi tới chiếc giường nơi Tín đang nằm: "Em về thăm anh rồi nè". Cảm nhận được hai ngón tay còn cử động được của Tín run rẩy khi chạm vào mình, Trúc vừa buồn cười, vừa thương. "Lần đầu gặp mặt anh nhưng tôi thấy thân thuộc như gặp người thân", cô gái quê Bến Tre nhớ lại.
CÂU CHUYỆN TÌNH ĐẸP NHƯ TRONG VƯỜN CỔ TÍCH
Từng tổn thương trong tình yêu, có những lúc Trúc không còn niềm tin vào đàn ông nhưng rồi chàng trai tự nhận mình "vô hại" này đã đảo lộn cuộc đời cô.
Trúc và Tín biết nhau năm 2018 khi cô gái mua hàng online của chàng trai trên mạng. Ban đầu, cô không biết anh là người khiếm khuyết. Vài ngày sau, Tín nhắn tin hỏi nữ khách hàng sản phẩm sử dụng tốt hay không, giống như một lần chăm sóc hậu mãi bình thường. Qua nhiều lần trò chuyện, hai người dần thân thiết. Cô gái mở lòng kể về những tổn thương trong tình yêu. Tín cũng kể với cô về cuộc đời bão tố và tình trạng hiện tại của mình. Dẫu vậy, lần đầu Trúc gọi video nói chuyện, anh tránh xuất hiện trên màn hình.
Một lần, Tín nửa đùa, nửa thật: "Nếu anh lành lặn, em có thương anh không?". Cô gái quê Bến Tre đáp: "Có". Sau hai ngày trằn trọc, Tín nhắn thêm: "Anh thế này em có thương không?".
Câu trả lời của cô gái vẫn không đổi. Chàng trai khựng lại. Từng bị bạn gái bỏ rơi sau tai nạn, nên anh chẳng tin có cô gái nào dám đồng hành cùng một người suốt đời phải nằm trên giường như mình. "Nếu thế mình dừng ở đây đi. Anh không muốn cả hai phải khổ", Nguyễn Chánh Tín nói với cô gái.
Nghe câu nói phũ phàng nhưng hàm chứa đầy sự mặc cảm, Trúc khóc, đòi về quê gặp anh rồi mới quyết định. Lần đầu tiên kể từ khi gặp nạn Tín thấy một người con gái rơi nước mắt vì mình.
Về nhà Tín, sau ngày đầu quan sát, Thủy Trúc bắt đầu phụ mẹ bạn trai chăm sóc anh. Lúc mặc áo cho anh, một tay Tín giơ lên được, tay kia phải phụ đỡ lên khiến Trúc bối rối. Hai lần cởi ra mặc vào, cô vẫn mặc ngược cho anh. "Cô ấy cười phá lên rồi mặc lại chứ chẳng có chút gì bực dọc. Nhiều bạn bè tới thăm tôi vẫn giữ khoảng cách, còn Trúc thì khác. Cách quan tâm của cô ấy giúp tôi tin đó là một tình yêu thật lòng", anh Tín nói.
"Con bé hiền dịu, hay nói, hay cười. Nó là cái phước của thằng con tui".
Con trai vui, nhưng bà Bích Thư, mẹ anh thì lo sợ. Bà lo cô gái không đủ kiên nhẫn sẽ bỏ rơi Tín giữa chừng, khiến con trai bà một lần nữa suy sụp. "Tại sao con lại chọn con trai bác? Đến trở mình nó cũng không làm được, liệu con có chăm sóc được cho nó không?", người mẹ hỏi. "Có lẽ kiếp trước con nợ anh Tín nên kiếp này con mới thương anh nhiều vậy. Hai bác ban đầu chăm sóc anh bỡ ngỡ sao thì giờ con cũng bắt đầu như vậy", cô gái đáp.
Trúc về TP HCM, hứa một tháng sẽ trở lại thăm anh, nhưng 20 ngày sau đã có mặt ở Bình Định. Lần này, cô tự tay bế anh đi tắm rửa, vệ sinh. "Anh thấu hiểu và hài hước làm tôi luôn hạnh phúc. Nghị lực của anh cũng làm tôi cảm động", cô gái nói.
Bà Bích Thư vẫn nhớ vài lần đầu Trúc về, bà còn ở bên phụ, nhưng sau đó Trúc bảo "Má cứ để tụi con tự lo". "Con bé hiền dịu, hay nói, hay cười. Nó là cái phước của thằng con tui", người mẹ nói.
Suốt một năm, cứ vài tuần, cô gái đang làm việc ở TP HCM lại bắt xe khách về Bình Định thăm người yêu. Tín cũng gửi quà tặng gia đình bạn gái. Anh xin gặp nhưng người nhà cô im lặng. Em gái Thủy Trúc cũng không nói chuyện với chị khi biết Trúc yêu một chàng trai khiếm khuyết.
Biết gia đình bạn gái cự tuyệt mình, Tín hiểu nhưng tủi thân còn Trúc khóc nhiều vì cảm giác có lỗi với cha mẹ. Áp lực quá lớn khiến hai người đành nói lời chia tay. "Chưa đầy một ngày, chúng tôi đã thấy thiếu nhau. Tôi nói với anh Tín thay vì cố gắng thuyết phục ba mẹ, hãy im lặng. Khi gia đình thấy tôi hạnh phúc, họ sẽ đón nhận anh", cô gái kể.
Tháng 7/2020, Nguyễn Thủy Trúc đón bạn trai lên Sài Gòn, bắt đầu cùng nhau tự lập. Cũng từ đây, cô gái là nhân viên văn phòng chính thức nghỉ việc, thay mẹ anh chăm sóc Tín toàn thời gian. Nơi đầu tiên họ đặt chân đến không phải một tổ ấm như các đôi tình nhân khác, mà là bệnh viện.
"Chúng tôi xác định nếu đi cùng nhau, Trúc phải học được cách chăm sóc một người bệnh nên dành ba tháng để cùng làm quen. Còn nếu Trúc không chịu được mà buông tay, tôi cũng không trách mà từ viện bắt xe khách về thẳng quê", Tín nói. Anh gọi đây là "khóa học" cho cả hai người.
Kết thúc ba tháng, Nguyễn Thủy Trúc "tốt nghiệp xuất sắc". Cô cùng bạn trai dọn về căn hộ cho thuê ở quận 7. Ở đó, hàng ngày, cô gái trẻ chăm sóc Tín, để anh tập trung viết sách, bán hàng online, tư vấn tâm lý và truyền cảm hứng sống cho mọi người.
Trong cuốn tự truyện "Tôi chọn sống", Nguyễn Chánh Tín dành một chương viết về cô gái đồng hành cùng mình.
Chị Nhật Linh, một người bạn thân thiết của Tín và Trúc gọi tình yêu của họ là "điều kỳ diệu của tạo hóa". Chị cho rằng, chính nghị lực sống, năng lượng tích cực của một người bán thân bất toại như Tín đã đem đến tình yêu cho chính anh.
"Ai nhìn cũng biết chăm sóc, bồng bế Tín cực lắm, mà cô ấy mặt tươi rói, cứ vừa làm, vừa cười đùa. Trúc chăm sóc cho Tín tự nhiên như hơi thở, không chút nặng nề, không tỏ ra mệt mỏi", chị Nhật Linh nói.
Một năm qua, câu chuyện về nghị lực sống của Nguyễn Chánh Tín được nhiều người biết nên công việc bán hàng online của anh cũng phát đạt hơn nhờ có thêm những khách hàng mới. Ngoài ra, Tín đầu tư dài hạn vào chứng khoán, viết sách, làm diễn giả truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Anh dùng khối óc, tạo ra vật chất để cả hai có cuộc sống ổn định khi cả TP HCM đang vật lộn với đại dịch.
chính nghị lực sống, năng lượng tích cực của một người
bán thân bất toại như Tín đã đem đến tình yêu cho chính anh.
Tín và Trúc dự định sang năm sẽ tổ chức đám cưới. Họ hy vọng ngày quan trọng nhất của đời mình được cả hai bên gia đình chúc phúc. Sau đó, khi tài chính ổn định, hai người yêu nhau sẽ tìm một vùng quê, xây một ngôi nhà và mơ về những đứa trẻ.
Theo: Phạm Nga
Lần đầu tiên một mình về Bình Định, Thủy Trúc bước thật chậm và dừng trước cổng nhà Nguyễn Chánh Tín - người bạn trai mà cô mới chỉ biết qua mạng. Trước mắt cô là tấm bảng hiệu "Điện thoại di động Tín Nguyễn" đã bạc màu treo trước nhà - nơi vừa là cửa hàng điện thoại, tiệm tạp hóa và cũng là chỗ Tín sống 10 năm qua. Chàng trai bị liệt toàn thân sau một tai nạn giao thông nhưng đã gượng dậy, mở tiệm tạp hóa và bán hàng online tự nuôi sống mình.
Nguyễn Thuỷ Trúc, người phụ nữ phúc hậu.
Trúc bước vào nhà, đi tới chiếc giường nơi Tín đang nằm: "Em về thăm anh rồi nè". Cảm nhận được hai ngón tay còn cử động được của Tín run rẩy khi chạm vào mình, Trúc vừa buồn cười, vừa thương. "Lần đầu gặp mặt anh nhưng tôi thấy thân thuộc như gặp người thân", cô gái quê Bến Tre nhớ lại.
CÂU CHUYỆN TÌNH ĐẸP NHƯ TRONG VƯỜN CỔ TÍCH
Từng tổn thương trong tình yêu, có những lúc Trúc không còn niềm tin vào đàn ông nhưng rồi chàng trai tự nhận mình "vô hại" này đã đảo lộn cuộc đời cô.
Trúc và Tín biết nhau năm 2018 khi cô gái mua hàng online của chàng trai trên mạng. Ban đầu, cô không biết anh là người khiếm khuyết. Vài ngày sau, Tín nhắn tin hỏi nữ khách hàng sản phẩm sử dụng tốt hay không, giống như một lần chăm sóc hậu mãi bình thường. Qua nhiều lần trò chuyện, hai người dần thân thiết. Cô gái mở lòng kể về những tổn thương trong tình yêu. Tín cũng kể với cô về cuộc đời bão tố và tình trạng hiện tại của mình. Dẫu vậy, lần đầu Trúc gọi video nói chuyện, anh tránh xuất hiện trên màn hình.
Một lần, Tín nửa đùa, nửa thật: "Nếu anh lành lặn, em có thương anh không?". Cô gái quê Bến Tre đáp: "Có". Sau hai ngày trằn trọc, Tín nhắn thêm: "Anh thế này em có thương không?".
Câu trả lời của cô gái vẫn không đổi. Chàng trai khựng lại. Từng bị bạn gái bỏ rơi sau tai nạn, nên anh chẳng tin có cô gái nào dám đồng hành cùng một người suốt đời phải nằm trên giường như mình. "Nếu thế mình dừng ở đây đi. Anh không muốn cả hai phải khổ", Nguyễn Chánh Tín nói với cô gái.
Nghe câu nói phũ phàng nhưng hàm chứa đầy sự mặc cảm, Trúc khóc, đòi về quê gặp anh rồi mới quyết định. Lần đầu tiên kể từ khi gặp nạn Tín thấy một người con gái rơi nước mắt vì mình.
Về nhà Tín, sau ngày đầu quan sát, Thủy Trúc bắt đầu phụ mẹ bạn trai chăm sóc anh. Lúc mặc áo cho anh, một tay Tín giơ lên được, tay kia phải phụ đỡ lên khiến Trúc bối rối. Hai lần cởi ra mặc vào, cô vẫn mặc ngược cho anh. "Cô ấy cười phá lên rồi mặc lại chứ chẳng có chút gì bực dọc. Nhiều bạn bè tới thăm tôi vẫn giữ khoảng cách, còn Trúc thì khác. Cách quan tâm của cô ấy giúp tôi tin đó là một tình yêu thật lòng", anh Tín nói.
"Con bé hiền dịu, hay nói, hay cười. Nó là cái phước của thằng con tui".
Con trai vui, nhưng bà Bích Thư, mẹ anh thì lo sợ. Bà lo cô gái không đủ kiên nhẫn sẽ bỏ rơi Tín giữa chừng, khiến con trai bà một lần nữa suy sụp. "Tại sao con lại chọn con trai bác? Đến trở mình nó cũng không làm được, liệu con có chăm sóc được cho nó không?", người mẹ hỏi. "Có lẽ kiếp trước con nợ anh Tín nên kiếp này con mới thương anh nhiều vậy. Hai bác ban đầu chăm sóc anh bỡ ngỡ sao thì giờ con cũng bắt đầu như vậy", cô gái đáp.
Trúc về TP HCM, hứa một tháng sẽ trở lại thăm anh, nhưng 20 ngày sau đã có mặt ở Bình Định. Lần này, cô tự tay bế anh đi tắm rửa, vệ sinh. "Anh thấu hiểu và hài hước làm tôi luôn hạnh phúc. Nghị lực của anh cũng làm tôi cảm động", cô gái nói.
Bà Bích Thư vẫn nhớ vài lần đầu Trúc về, bà còn ở bên phụ, nhưng sau đó Trúc bảo "Má cứ để tụi con tự lo". "Con bé hiền dịu, hay nói, hay cười. Nó là cái phước của thằng con tui", người mẹ nói.
Suốt một năm, cứ vài tuần, cô gái đang làm việc ở TP HCM lại bắt xe khách về Bình Định thăm người yêu. Tín cũng gửi quà tặng gia đình bạn gái. Anh xin gặp nhưng người nhà cô im lặng. Em gái Thủy Trúc cũng không nói chuyện với chị khi biết Trúc yêu một chàng trai khiếm khuyết.
Biết gia đình bạn gái cự tuyệt mình, Tín hiểu nhưng tủi thân còn Trúc khóc nhiều vì cảm giác có lỗi với cha mẹ. Áp lực quá lớn khiến hai người đành nói lời chia tay. "Chưa đầy một ngày, chúng tôi đã thấy thiếu nhau. Tôi nói với anh Tín thay vì cố gắng thuyết phục ba mẹ, hãy im lặng. Khi gia đình thấy tôi hạnh phúc, họ sẽ đón nhận anh", cô gái kể.
Tháng 7/2020, Nguyễn Thủy Trúc đón bạn trai lên Sài Gòn, bắt đầu cùng nhau tự lập. Cũng từ đây, cô gái là nhân viên văn phòng chính thức nghỉ việc, thay mẹ anh chăm sóc Tín toàn thời gian. Nơi đầu tiên họ đặt chân đến không phải một tổ ấm như các đôi tình nhân khác, mà là bệnh viện.
"Chúng tôi xác định nếu đi cùng nhau, Trúc phải học được cách chăm sóc một người bệnh nên dành ba tháng để cùng làm quen. Còn nếu Trúc không chịu được mà buông tay, tôi cũng không trách mà từ viện bắt xe khách về thẳng quê", Tín nói. Anh gọi đây là "khóa học" cho cả hai người.
Kết thúc ba tháng, Nguyễn Thủy Trúc "tốt nghiệp xuất sắc". Cô cùng bạn trai dọn về căn hộ cho thuê ở quận 7. Ở đó, hàng ngày, cô gái trẻ chăm sóc Tín, để anh tập trung viết sách, bán hàng online, tư vấn tâm lý và truyền cảm hứng sống cho mọi người.
Trong cuốn tự truyện "Tôi chọn sống", Nguyễn Chánh Tín dành một chương viết về cô gái đồng hành cùng mình.
Chị Nhật Linh, một người bạn thân thiết của Tín và Trúc gọi tình yêu của họ là "điều kỳ diệu của tạo hóa". Chị cho rằng, chính nghị lực sống, năng lượng tích cực của một người bán thân bất toại như Tín đã đem đến tình yêu cho chính anh.
"Ai nhìn cũng biết chăm sóc, bồng bế Tín cực lắm, mà cô ấy mặt tươi rói, cứ vừa làm, vừa cười đùa. Trúc chăm sóc cho Tín tự nhiên như hơi thở, không chút nặng nề, không tỏ ra mệt mỏi", chị Nhật Linh nói.
Một năm qua, câu chuyện về nghị lực sống của Nguyễn Chánh Tín được nhiều người biết nên công việc bán hàng online của anh cũng phát đạt hơn nhờ có thêm những khách hàng mới. Ngoài ra, Tín đầu tư dài hạn vào chứng khoán, viết sách, làm diễn giả truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Anh dùng khối óc, tạo ra vật chất để cả hai có cuộc sống ổn định khi cả TP HCM đang vật lộn với đại dịch.
chính nghị lực sống, năng lượng tích cực của một người
bán thân bất toại như Tín đã đem đến tình yêu cho chính anh.
Tín và Trúc dự định sang năm sẽ tổ chức đám cưới. Họ hy vọng ngày quan trọng nhất của đời mình được cả hai bên gia đình chúc phúc. Sau đó, khi tài chính ổn định, hai người yêu nhau sẽ tìm một vùng quê, xây một ngôi nhà và mơ về những đứa trẻ.
Theo: Phạm Nga
- Từ khóa
- bến tre bình định thủy trúc tín và trúc