Từ xưa đến nay chúng ta không còn xa lạ với những câu thơ ngắn gọn nhưng đâu đó ẩn chứa bao nỗi lòng của thi sĩ. Mỗi nhà thơ thường chọn cho mình một cách viết khác nhau nhằm đánh dấu tên tuổi và đem đến cho người đọc những tác phẩm hay nhất, đặc sắc nhất.
Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ thơ phải giản dị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh làm thơ là cần một phần nghìn miligam quặng chữ. Quan điểm của em về vấn đề này?
Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ thơ phải giản dị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh làm thơ là cần một phần nghìn miligam quặng chữ. Quan điểm của em về vấn đề này? Chọn một trong hai câu:“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi/ Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” hay "Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay" (Chế Lan Viên) để dẫn dắt theo định hướng đề (mở bài gián tiếp).
1/ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học (Goorki).
Etmông Fabex nói: “Chữ bầu lên nhà thơ”. Ngôn ngữ trong văn học giống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc. Trong sự lao động của nhà văn có sự lao động về ngôn ngữ, trong sự giày vò của sáng tạo nghệ thuật có sự giày vò về ngôn từ. Thành công của tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngôn ngữ của tác giả.
2/ Ngôn ngữ thơ giản dị là ngôn ngữ thơ giống như ngôn ngữ hằng ngày của đời sống nhân dân.
Vì sao ngôn ngữ thơ phải giản dị:
- Thơ tồn tại như sự minh chứng cho sức sống của ngôn ngữ dân tộc. Một đất nước yêu thơ ca chứng tỏ quốc gia ấy có tâm hồn lành mạnh, sâu sắc và tinh tế. Chưa có dân tộc nào chối bỏ hay hạ thấp các nhà thơ chân chính, những người biết tôn vinh và chia sẻ với tổ quốc, đồng bào mình bằng thi ca.
- Cũng không ai đánh giá, ghi nhận, xếp hạng nhà thơ chính xác, công bằng và sòng phẳng như đông đảo quần chúng nhân dân. Họ đọc thơ bằng trái tim và sự chiêm nghiệm, từng trải cuộc sống, bằng những linh cảm bản năng, bằng lòng yêu không gì có thể thay thế được với tiếng nói mẹ đẻ.
- Với các thi sĩ chúng ta, tôi nghĩ, làm thơ, trước hết là để đi vào thẳm sâu hay bay cao trong cõi ngôn ngữ Việt. Sau đó mới là giao lưu, hội nhập với bè bạn bốn phương. Khó đạt tới sự thấu tỏ tuyệt đối về cảm xúc và ý tứ, về những lung linh của con chữ, về tiết tấu nhịp điệu mang dấu ấn văn hóa, lịch sử, phong tục, thói quen bản địa khi đọc thơ không nguyên văn ngôn ngữ nguồn cội của thi sĩ. Thơ không chỉ có nghĩa mà chủ yếu phải là tình, là hồn, những khái niệm ai cũng biết nhưng lý giải một cách thấu triệt và sâu sắc là vô cùng khó. Trong thơ có hơi thở, hồn vía của dân tộc mình, đồng bào mình. Nó chính là cái thấm sâu nhất, lâu nhất và đương nhiên chi phối nhiều hơn cả trong hành trình sáng tạo của người cầm bút.
- Các nhà thơ đích thực ít ai không khởi đầu và đề cao chất truyền thống trong sáng tác thi ca, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ. Nhà văn không biết đến văn học dân gian là nhà văn tồi (M.Goorki)
(dẫn chứng)
3/ Nhưng làm thơ còn là cần một phần nghìn mili gam quặng chữ: ngôn ngữ thơ ca phải tinh luyện, mang dấu ấn sáng tạo riêng của người nghệ sĩ.
+ Vì yêu cầu mỗi nhà thơ thứ thiệt cần có một vân chữ / không trộn lẫn (Lê Đạt).
+ Vì căn cứ vào đối tượng miêu tả, nội dung bài thơ và ý tưởng nghệ thuật của nhà thơ=> lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.
(Dẫn chứng- lựa chọn những từ đắt, hay trong một số bài thơ để phân tích. Ý này cần làm rõ hơn ý ngôn ngữ thơ giản dị.)
4/ Đánh giá
- Bên cạnh ngôn ngữ hay, độc đáo bài thơ cần có nội dung sâu sắc và ý nghĩa được diễn đạt những qua ngôn ngữ đó.
- Bài học với người sáng tao: lựa chọn và sáng tạo ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo trong sự kế thừa và cách tân.
- Bài học cho người tiếp nhận: tìm hiểu thơ bắt đầu từ việc tiếp cận ngôn ngữ văn bản, bám vào đặc trưng của thơ, phong cách nghệ thuật nhà thơ để thấy đóng góp riêng trong sử dụng từ ngữ của người nghệ sĩ ngôn từ.
Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ thơ phải giản dị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh làm thơ là cần một phần nghìn miligam quặng chữ. Quan điểm của em về vấn đề này?
Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ thơ phải giản dị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh làm thơ là cần một phần nghìn miligam quặng chữ. Quan điểm của em về vấn đề này?
1/ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học (Goorki).
Etmông Fabex nói: “Chữ bầu lên nhà thơ”. Ngôn ngữ trong văn học giống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc. Trong sự lao động của nhà văn có sự lao động về ngôn ngữ, trong sự giày vò của sáng tạo nghệ thuật có sự giày vò về ngôn từ. Thành công của tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngôn ngữ của tác giả.
2/ Ngôn ngữ thơ giản dị là ngôn ngữ thơ giống như ngôn ngữ hằng ngày của đời sống nhân dân.
Vì sao ngôn ngữ thơ phải giản dị:
- Thơ tồn tại như sự minh chứng cho sức sống của ngôn ngữ dân tộc. Một đất nước yêu thơ ca chứng tỏ quốc gia ấy có tâm hồn lành mạnh, sâu sắc và tinh tế. Chưa có dân tộc nào chối bỏ hay hạ thấp các nhà thơ chân chính, những người biết tôn vinh và chia sẻ với tổ quốc, đồng bào mình bằng thi ca.
- Cũng không ai đánh giá, ghi nhận, xếp hạng nhà thơ chính xác, công bằng và sòng phẳng như đông đảo quần chúng nhân dân. Họ đọc thơ bằng trái tim và sự chiêm nghiệm, từng trải cuộc sống, bằng những linh cảm bản năng, bằng lòng yêu không gì có thể thay thế được với tiếng nói mẹ đẻ.
- Với các thi sĩ chúng ta, tôi nghĩ, làm thơ, trước hết là để đi vào thẳm sâu hay bay cao trong cõi ngôn ngữ Việt. Sau đó mới là giao lưu, hội nhập với bè bạn bốn phương. Khó đạt tới sự thấu tỏ tuyệt đối về cảm xúc và ý tứ, về những lung linh của con chữ, về tiết tấu nhịp điệu mang dấu ấn văn hóa, lịch sử, phong tục, thói quen bản địa khi đọc thơ không nguyên văn ngôn ngữ nguồn cội của thi sĩ. Thơ không chỉ có nghĩa mà chủ yếu phải là tình, là hồn, những khái niệm ai cũng biết nhưng lý giải một cách thấu triệt và sâu sắc là vô cùng khó. Trong thơ có hơi thở, hồn vía của dân tộc mình, đồng bào mình. Nó chính là cái thấm sâu nhất, lâu nhất và đương nhiên chi phối nhiều hơn cả trong hành trình sáng tạo của người cầm bút.
- Các nhà thơ đích thực ít ai không khởi đầu và đề cao chất truyền thống trong sáng tác thi ca, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ. Nhà văn không biết đến văn học dân gian là nhà văn tồi (M.Goorki)
(dẫn chứng)
3/ Nhưng làm thơ còn là cần một phần nghìn mili gam quặng chữ: ngôn ngữ thơ ca phải tinh luyện, mang dấu ấn sáng tạo riêng của người nghệ sĩ.
- Vì sao ngôn ngữ thơ ca cần sáng tạo, tinh luyện:
+ Vì yêu cầu mỗi nhà thơ thứ thiệt cần có một vân chữ / không trộn lẫn (Lê Đạt).
+ Vì căn cứ vào đối tượng miêu tả, nội dung bài thơ và ý tưởng nghệ thuật của nhà thơ=> lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.
(Dẫn chứng- lựa chọn những từ đắt, hay trong một số bài thơ để phân tích. Ý này cần làm rõ hơn ý ngôn ngữ thơ giản dị.)
4/ Đánh giá
- Hai ý kiến bổ sung cho nhau.
- Bên cạnh ngôn ngữ hay, độc đáo bài thơ cần có nội dung sâu sắc và ý nghĩa được diễn đạt những qua ngôn ngữ đó.
- Bài học với người sáng tao: lựa chọn và sáng tạo ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo trong sự kế thừa và cách tân.
- Bài học cho người tiếp nhận: tìm hiểu thơ bắt đầu từ việc tiếp cận ngôn ngữ văn bản, bám vào đặc trưng của thơ, phong cách nghệ thuật nhà thơ để thấy đóng góp riêng trong sử dụng từ ngữ của người nghệ sĩ ngôn từ.
- Từ khóa
- giản dị ngôn ngữ thơ tinh luyện