CỐI XAY BỘT và MẸ
Giờ đây, trong thời buổi công nghệ hiện đại, nhà máy, siêu thị mọc lên san sát, thay thế cho những ruộng lúa, nương ngô… Đồng thời, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho bà bầu, trẻ em, người ốm đau… được cung cấp không thiếu: sữa, ngũ cốc và nhiều thực phẩm chức năng khác với vô số thương hiệu nhan nhản, tràn lan trên thị trường, cùng nguồn cung thật – giả lẫn lộn (600 loại sữa bột giả trôi nổi trên thị trường Hà Nội bốn năm nay, giờ mới được phát hiện).
Tôi lại nhớ về mẹ, người đã gắn bó với cối xay bột suốt mấy chục năm cuộc đời.
Đầu tiên phải kể đến chiếc cối đá xay bột nước. Trước khi lấy bố, mẹ làm bên dệt thảm hợp tác xã Hữu Nghị. Rồi liền lúc mẹ sinh hai con, gái là tôi và một em trai. Sinh xong, mẹ chỉ nghỉ vài ngày thì tiếp tục một mình gồng gánh đi làm: một bên gánh là nguyên liệu, bên kia là con, hàng ngày từ nhà đến nơi làm việc. Cho đến năm 1972, thị xã Thái Bình (nay là thành phố) cũng bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh, khi quân Mỹ rải bom vào khu vực; mọi gia đình trong vùng phải sơ tán về các miền quê, trong đó có gia đình tôi. Các công ty, xí nghiệp đóng cửa, mẹ lại về quê giở nghề tráng bánh cuốn, bánh đa – nghề của ông bà ngoại để lại.
Ông bà ngoại vốn ở thị xã Hải Dương, nên chứng minh thư của mẹ ghi là người Hải Dương, sinh ra ở Thái Bình. Ông ngoại là thầy đồ nghèo, bà ngoại đông con không có ruộng vườn nên làm đủ nghề từ nấu xôi, nấu chè, tráng bánh tráng, nấu rượu… Chính nghề nấu rượu đã khiến ông bà bị bắt, tịch thu hết đồ nghề. Lúc đó hai ông bà cùng các con di cư sang thị xã Thái Bình, bắt đầu lại cuộc sống nấu xôi, chè, bánh tráng và sau này là làm giấy tiền.
Chiếc cối xay bột nước đã theo mẹ suốt những năm 70. Bột tráng bánh cuốn mẹ chọn trước hết phải là loại gạo của mậu dịch; gạo để lâu có độ nở, bánh sẽ không bị đứt như gạo mới. Bánh tráng ra nóng hổi, trắng mịn, thoa một muỗng hành phi vàng ươm trên mặt bánh thơm ngậy, kích thích thị giác và khứu giác người thưởng thức.
Ngày đó, trong thời buổi chiến tranh sơ tán về vùng quê, đồ dùng và nhu yếu phẩm không nhiều, người dân không có tiền; họ thèm ăn cũng chỉ biết lấy thóc, gạo mang ra đổi bánh ăn, nhưng số lượng có hạn. Bố tôi lúc đó làm điện ở xí nghiệp, khi sơ tán còn kiêm nghề sửa đài. Công lao động được người dân trả bằng mớ tôm, mớ cá, có khi cả một xe thồ gạch mới nung. Bánh cuốn mẹ tráng ra ế, bố đạp xe về quê nội đổi gạo giúp mẹ. Cũng thời gian này, mẹ mang thai em gái thứ ba, trong thời loạn lạc, gạo khan, củi hiếm, mẹ bàn với bố bỏ thai. Ngày đó không có thuốc phá thai, mẹ xin được thuốc sốt rét của anh bộ đội uống vì nghe một chị mách bảo, nhưng kết quả mẹ ốm nặng mà thai vẫn không ra. Bà cô – vợ chú ruột, không có con – thương xót, khuyên mẹ đừng nghĩ đến nữa, bồi dưỡng sức khỏe rồi sinh con sẽ đỡ vất vả. Hàng tháng bố về chở bánh, bà cô lại gói gém gạo, thóc, khoai… cho bố mang về. Em gái thứ ba ra đời may mắn không bị dị tật, chỉ nhỏ và yếu một chút.
Mẹ chuyển sang tráng bánh đa phơi khô, quạt nướng mang ra chợ phiên bán. Khi thị xã yên bình trở lại, mẹ vẫn tiếp tục tráng bánh cuốn thêm một thời gian nữa. Tôi còn nhớ lúc đó ba bốn chú, trước từng làm cùng bố ở Công ty Bảo đảm Hàng hải Hải Phòng, có việc đến Thái Bình ghé nhà chơi. Một trong các chú là chú Bằng – anh hùng gác đèn biển, người bố từng đề xuất lúc bố làm bí thư đoàn trên tàu. Mẹ đãi các chú bánh cuốn; hôm đó củi hết, tôi phải tỉa mái nhà lợp lá tranh và phên nứa làm củi đun cho đủ. May còn con gà công nghiệp bố nuôi để tiếp khách. Bố tiễn các chú ra tận bãi đậu ô tô; khi về, các chú tặng bố một can dầu và gói kẹo cho các cháu.
Mẹ chuyển sang nhận xay bột cho trẻ em sau khi một lần đi chơi phát hiện có người dân cho gạo vào cối đá kéo như kéo thóc, mẹ chợt nhớ nỗi vất vả ngày trước phải nuôi chúng tôi khốn khó thế nào. Đẻ con đúng năm kháng chiến, mẹ không có sữa phải cho con ăn dặm sớm. Ngâm gạo qua đêm nên chua, giã không mịn, bột không sánh ngon, con dễ bị vấn đề về đường ruột. Mẹ tìm tòi rồi mua được chiếc cối để xay. Nhà tôi ở mặt đường, rất đông người tìm đến xay bột cho các cháu nhỏ. Cối đá to, kéo rất nặng, khi kéo tốn sức, bụng thóp lại; mùa nóng mồ hôi ướt hết người mẹ.
Đến năm 1975, sau giải phóng miền Nam, hai người bạn thân của bố – trước học cùng bố, đã có gia đình ở trong Nam ra Bắc chơi, vào thăm. Thấy mẹ dáng người nhỏ bé, gồng mình vất vả với chiếc cối đá, hai chú bày cách cho bố biến chiếc máy xay cà phê bằng điện của Mỹ mà hai chú thấy trong Nam thành cối xay bột cho trẻ em. (Còn tôi, nhớ mãi hai chú vì đã tặng tôi – con gái bố – một em búp bê mặc váy lộng lẫy, có cặp mắt xanh biếc chớp mở được. Đó là món quà vô giá, không ở đâu có bán.)
Nhờ sự giúp đỡ của hai chú, máy xay cà phê trong Nam được chuyển ra Bắc qua bưu điện, tháo rời để đóng vào hộp bìa vận chuyển. Về đến nơi, bố lắp ghép lại. Thật tuyệt vời, máy xay cà phê cũng xay gạo thành bột trắng ngần. Tất nhiên phải qua ba lần xay thì mới như bột mì ngày nay. Phần bánh xe trong máy nếu xay nhiều sẽ mòn; mẹ nghĩ cách mua dũa về dũa cho sắc, xay nhanh và nhỏ hạt hơn.
Lúc đó nhà tôi rất đông khách đến xay bột cho trẻ em, để làm bánh nếp, bánh giò, bánh khúc, bánh gai, bánh trôi chay… Nhất là những ngày Tết, khách đến xếp hàng dài. Một ngày hai ba chục khách, mỗi người một vài đến hàng chục ký gạo. Các chú chuyển thêm ra Bắc hai ba máy xay bột nữa; nhà tôi lúc này đã có bốn máy. Mẹ thao tác hai máy, tôi viết phiếu chờ cho khách, sau này cũng thao tác được hai máy y hệt mẹ. Hai mẹ con vận hành bốn máy để đáp ứng nhu cầu.
Những năm 80, điện rất khan hiếm, hay mất luôn. Ngày Tết, dân quanh vùng phải đi trước cả tháng, xay gạo dự trữ để khỏi chờ đợi mất thời gian.
Rồi bố tôi thuê thợ đúc gang, mua mô-tơ về tự đóng dựng máy bán cho nhiều người; các thợ đó lại tự đóng dựng máy bán tiếp, nên máy xay bột càng ngày càng phổ biến.
Nhưng mẹ tôi vẫn đông khách nhất, vì bột nhỏ mịn, sạch sẽ. Mẹ rất cầu kỳ, cẩn thận. Mệt thì mệt, nóng tính thì nóng tính, nhưng khách vẫn không bỏ. Các hàng kem Minh Hương, Hải Yến… hàng ngày mang bao lớn bao nhỏ cho mẹ xay, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rồi có vài cô ở xí nghiệp bánh kẹo làm thêm bánh dẻo, bánh nướng cũng mang hàng yến gạo cho mẹ xay mỗi ngày. Ngày đó tôi đi đâu họ cũng biết tôi là con gái bà xay bột, vì tôi đi học về hay phụ mẹ xay. Nhiều bạn bè tôi lúc đó, tự hào khoe có mẹ là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên; còn tôi tự hào vì mẹ là một bà xay bột, được người dân quanh vùng biết đến. Sao lại không – vì các cô bác sĩ, cô giáo của tôi, cô trong ngành điện, ngành nước, đều thân thiết với mẹ chỉ để được ưu tiên xay bột nhỏ mịn trước.
Mẹ luôn vượt trội hơn người khác, ở chất lượng công việc bình thường nhất, bằng tất cả sự tận tâm của mình.
Đó là những khách xay bột để bồi dưỡng sức khỏe lúc ốm, mang cho con học ôn, con học đại học, mang cho người trong tù… những loại bột ấy được phối đủ thành phần: gạo nếp, đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen, dược liệu… sao rang vàng ươm. Ngày nay người ta gọi là ngũ cốc dinh dưỡng.
Viết đến đây, chắc mọi người nghĩ nhà tôi làm khép kín từ xay bột đến đóng máy bán nên giàu lắm. Không đâu, bố tôi vẫn đi làm thợ điện ở nhà máy hàng ngày, chủ yếu để cả nhà có gạo, lương của bố chỉ đủ tiêu, thuốc lá (bố tôi nghiện) và rượu ngày ba chén. Tiền công xay một ký gạo mẹ lấy thấp, chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba người khác, nhất là xay hàng nhiều thì giá rẻ hơn. Vừa phải chăng, vừa đảm bảo bột nhỏ mịn, nên mẹ mới thu hút đông khách.
Máy xay bột phục vụ gia đình năm người ăn uống, học hành, lễ lạt. Mẹ rất hào phóng, bà con, họ hàng thiếu thì cho mượn, các cháu đến mẹ luôn để sẵn tiền lẻ phân phát, nhiều cháu thích đến chơi vì thế.
Sau này nhiều hàng kem mua máy xay, làm khép kín, không ra xay của mẹ nữa. Các hàng bánh xay nhiều chuyển sang hàng máy xát lớn hơn, chỉ còn một số ít người xay bột trẻ em quen đến mẹ.
Năm 2012, mẹ tôi bị tai biến rồi nghỉ xay bột. Giờ mẹ đã không còn nữa. Chiếc máy xay bột đã đi với mẹ một chặng đường thật dài; tuy nhỏ bé nhưng nhờ nó chúng tôi lớn lên, nhiều gia đình nhờ nó cũng phát triển kinh tế. Nhiều trẻ em nhờ ăn bột xay mà cao khỏe, nhiều người đẩy lùi bệnh tật, có sức khỏe làm việc và học tập. Trong thời kỳ bao cấp thiếu thốn đủ bề, bột từ chiếc máy xay nhỏ bé ấy cũng góp một phần đáng kể.
Giờ đây, trong thời buổi công nghệ hiện đại, nhà máy, siêu thị mọc lên san sát, thay thế cho những ruộng lúa, nương ngô… Đồng thời, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho bà bầu, trẻ em, người ốm đau… được cung cấp không thiếu: sữa, ngũ cốc và nhiều thực phẩm chức năng khác với vô số thương hiệu nhan nhản, tràn lan trên thị trường, cùng nguồn cung thật – giả lẫn lộn (600 loại sữa bột giả trôi nổi trên thị trường Hà Nội bốn năm nay, giờ mới được phát hiện).
Tôi lại nhớ về mẹ, người đã gắn bó với cối xay bột suốt mấy chục năm cuộc đời.
Đầu tiên phải kể đến chiếc cối đá xay bột nước. Trước khi lấy bố, mẹ làm bên dệt thảm hợp tác xã Hữu Nghị. Rồi liền lúc mẹ sinh hai con, gái là tôi và một em trai. Sinh xong, mẹ chỉ nghỉ vài ngày thì tiếp tục một mình gồng gánh đi làm: một bên gánh là nguyên liệu, bên kia là con, hàng ngày từ nhà đến nơi làm việc. Cho đến năm 1972, thị xã Thái Bình (nay là thành phố) cũng bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh, khi quân Mỹ rải bom vào khu vực; mọi gia đình trong vùng phải sơ tán về các miền quê, trong đó có gia đình tôi. Các công ty, xí nghiệp đóng cửa, mẹ lại về quê giở nghề tráng bánh cuốn, bánh đa – nghề của ông bà ngoại để lại.
Ông bà ngoại vốn ở thị xã Hải Dương, nên chứng minh thư của mẹ ghi là người Hải Dương, sinh ra ở Thái Bình. Ông ngoại là thầy đồ nghèo, bà ngoại đông con không có ruộng vườn nên làm đủ nghề từ nấu xôi, nấu chè, tráng bánh tráng, nấu rượu… Chính nghề nấu rượu đã khiến ông bà bị bắt, tịch thu hết đồ nghề. Lúc đó hai ông bà cùng các con di cư sang thị xã Thái Bình, bắt đầu lại cuộc sống nấu xôi, chè, bánh tráng và sau này là làm giấy tiền.
Chiếc cối xay bột nước đã theo mẹ suốt những năm 70. Bột tráng bánh cuốn mẹ chọn trước hết phải là loại gạo của mậu dịch; gạo để lâu có độ nở, bánh sẽ không bị đứt như gạo mới. Bánh tráng ra nóng hổi, trắng mịn, thoa một muỗng hành phi vàng ươm trên mặt bánh thơm ngậy, kích thích thị giác và khứu giác người thưởng thức.
Ngày đó, trong thời buổi chiến tranh sơ tán về vùng quê, đồ dùng và nhu yếu phẩm không nhiều, người dân không có tiền; họ thèm ăn cũng chỉ biết lấy thóc, gạo mang ra đổi bánh ăn, nhưng số lượng có hạn. Bố tôi lúc đó làm điện ở xí nghiệp, khi sơ tán còn kiêm nghề sửa đài. Công lao động được người dân trả bằng mớ tôm, mớ cá, có khi cả một xe thồ gạch mới nung. Bánh cuốn mẹ tráng ra ế, bố đạp xe về quê nội đổi gạo giúp mẹ. Cũng thời gian này, mẹ mang thai em gái thứ ba, trong thời loạn lạc, gạo khan, củi hiếm, mẹ bàn với bố bỏ thai. Ngày đó không có thuốc phá thai, mẹ xin được thuốc sốt rét của anh bộ đội uống vì nghe một chị mách bảo, nhưng kết quả mẹ ốm nặng mà thai vẫn không ra. Bà cô – vợ chú ruột, không có con – thương xót, khuyên mẹ đừng nghĩ đến nữa, bồi dưỡng sức khỏe rồi sinh con sẽ đỡ vất vả. Hàng tháng bố về chở bánh, bà cô lại gói gém gạo, thóc, khoai… cho bố mang về. Em gái thứ ba ra đời may mắn không bị dị tật, chỉ nhỏ và yếu một chút.
Mẹ chuyển sang tráng bánh đa phơi khô, quạt nướng mang ra chợ phiên bán. Khi thị xã yên bình trở lại, mẹ vẫn tiếp tục tráng bánh cuốn thêm một thời gian nữa. Tôi còn nhớ lúc đó ba bốn chú, trước từng làm cùng bố ở Công ty Bảo đảm Hàng hải Hải Phòng, có việc đến Thái Bình ghé nhà chơi. Một trong các chú là chú Bằng – anh hùng gác đèn biển, người bố từng đề xuất lúc bố làm bí thư đoàn trên tàu. Mẹ đãi các chú bánh cuốn; hôm đó củi hết, tôi phải tỉa mái nhà lợp lá tranh và phên nứa làm củi đun cho đủ. May còn con gà công nghiệp bố nuôi để tiếp khách. Bố tiễn các chú ra tận bãi đậu ô tô; khi về, các chú tặng bố một can dầu và gói kẹo cho các cháu.
Mẹ chuyển sang nhận xay bột cho trẻ em sau khi một lần đi chơi phát hiện có người dân cho gạo vào cối đá kéo như kéo thóc, mẹ chợt nhớ nỗi vất vả ngày trước phải nuôi chúng tôi khốn khó thế nào. Đẻ con đúng năm kháng chiến, mẹ không có sữa phải cho con ăn dặm sớm. Ngâm gạo qua đêm nên chua, giã không mịn, bột không sánh ngon, con dễ bị vấn đề về đường ruột. Mẹ tìm tòi rồi mua được chiếc cối để xay. Nhà tôi ở mặt đường, rất đông người tìm đến xay bột cho các cháu nhỏ. Cối đá to, kéo rất nặng, khi kéo tốn sức, bụng thóp lại; mùa nóng mồ hôi ướt hết người mẹ.
Đến năm 1975, sau giải phóng miền Nam, hai người bạn thân của bố – trước học cùng bố, đã có gia đình ở trong Nam ra Bắc chơi, vào thăm. Thấy mẹ dáng người nhỏ bé, gồng mình vất vả với chiếc cối đá, hai chú bày cách cho bố biến chiếc máy xay cà phê bằng điện của Mỹ mà hai chú thấy trong Nam thành cối xay bột cho trẻ em. (Còn tôi, nhớ mãi hai chú vì đã tặng tôi – con gái bố – một em búp bê mặc váy lộng lẫy, có cặp mắt xanh biếc chớp mở được. Đó là món quà vô giá, không ở đâu có bán.)
Nhờ sự giúp đỡ của hai chú, máy xay cà phê trong Nam được chuyển ra Bắc qua bưu điện, tháo rời để đóng vào hộp bìa vận chuyển. Về đến nơi, bố lắp ghép lại. Thật tuyệt vời, máy xay cà phê cũng xay gạo thành bột trắng ngần. Tất nhiên phải qua ba lần xay thì mới như bột mì ngày nay. Phần bánh xe trong máy nếu xay nhiều sẽ mòn; mẹ nghĩ cách mua dũa về dũa cho sắc, xay nhanh và nhỏ hạt hơn.
Lúc đó nhà tôi rất đông khách đến xay bột cho trẻ em, để làm bánh nếp, bánh giò, bánh khúc, bánh gai, bánh trôi chay… Nhất là những ngày Tết, khách đến xếp hàng dài. Một ngày hai ba chục khách, mỗi người một vài đến hàng chục ký gạo. Các chú chuyển thêm ra Bắc hai ba máy xay bột nữa; nhà tôi lúc này đã có bốn máy. Mẹ thao tác hai máy, tôi viết phiếu chờ cho khách, sau này cũng thao tác được hai máy y hệt mẹ. Hai mẹ con vận hành bốn máy để đáp ứng nhu cầu.
Những năm 80, điện rất khan hiếm, hay mất luôn. Ngày Tết, dân quanh vùng phải đi trước cả tháng, xay gạo dự trữ để khỏi chờ đợi mất thời gian.
Rồi bố tôi thuê thợ đúc gang, mua mô-tơ về tự đóng dựng máy bán cho nhiều người; các thợ đó lại tự đóng dựng máy bán tiếp, nên máy xay bột càng ngày càng phổ biến.
Nhưng mẹ tôi vẫn đông khách nhất, vì bột nhỏ mịn, sạch sẽ. Mẹ rất cầu kỳ, cẩn thận. Mệt thì mệt, nóng tính thì nóng tính, nhưng khách vẫn không bỏ. Các hàng kem Minh Hương, Hải Yến… hàng ngày mang bao lớn bao nhỏ cho mẹ xay, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rồi có vài cô ở xí nghiệp bánh kẹo làm thêm bánh dẻo, bánh nướng cũng mang hàng yến gạo cho mẹ xay mỗi ngày. Ngày đó tôi đi đâu họ cũng biết tôi là con gái bà xay bột, vì tôi đi học về hay phụ mẹ xay. Nhiều bạn bè tôi lúc đó, tự hào khoe có mẹ là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên; còn tôi tự hào vì mẹ là một bà xay bột, được người dân quanh vùng biết đến. Sao lại không – vì các cô bác sĩ, cô giáo của tôi, cô trong ngành điện, ngành nước, đều thân thiết với mẹ chỉ để được ưu tiên xay bột nhỏ mịn trước.
Mẹ luôn vượt trội hơn người khác, ở chất lượng công việc bình thường nhất, bằng tất cả sự tận tâm của mình.
Đó là những khách xay bột để bồi dưỡng sức khỏe lúc ốm, mang cho con học ôn, con học đại học, mang cho người trong tù… những loại bột ấy được phối đủ thành phần: gạo nếp, đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen, dược liệu… sao rang vàng ươm. Ngày nay người ta gọi là ngũ cốc dinh dưỡng.
Viết đến đây, chắc mọi người nghĩ nhà tôi làm khép kín từ xay bột đến đóng máy bán nên giàu lắm. Không đâu, bố tôi vẫn đi làm thợ điện ở nhà máy hàng ngày, chủ yếu để cả nhà có gạo, lương của bố chỉ đủ tiêu, thuốc lá (bố tôi nghiện) và rượu ngày ba chén. Tiền công xay một ký gạo mẹ lấy thấp, chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba người khác, nhất là xay hàng nhiều thì giá rẻ hơn. Vừa phải chăng, vừa đảm bảo bột nhỏ mịn, nên mẹ mới thu hút đông khách.
Máy xay bột phục vụ gia đình năm người ăn uống, học hành, lễ lạt. Mẹ rất hào phóng, bà con, họ hàng thiếu thì cho mượn, các cháu đến mẹ luôn để sẵn tiền lẻ phân phát, nhiều cháu thích đến chơi vì thế.
Sau này nhiều hàng kem mua máy xay, làm khép kín, không ra xay của mẹ nữa. Các hàng bánh xay nhiều chuyển sang hàng máy xát lớn hơn, chỉ còn một số ít người xay bột trẻ em quen đến mẹ.
Năm 2012, mẹ tôi bị tai biến rồi nghỉ xay bột. Giờ mẹ đã không còn nữa. Chiếc máy xay bột đã đi với mẹ một chặng đường thật dài; tuy nhỏ bé nhưng nhờ nó chúng tôi lớn lên, nhiều gia đình nhờ nó cũng phát triển kinh tế. Nhiều trẻ em nhờ ăn bột xay mà cao khỏe, nhiều người đẩy lùi bệnh tật, có sức khỏe làm việc và học tập. Trong thời kỳ bao cấp thiếu thốn đủ bề, bột từ chiếc máy xay nhỏ bé ấy cũng góp một phần đáng kể.