Cái Minh liệt truyện (phần 2):
Bữa nay tháng bảy, mưa rào mùa hạ đôi khi trút xuống, sau bao ngày nắng nóng, mưa rơi xuống như thể trút bao nhiêu muộn phiền sau chuỗi ngày ấp ủ. Cái nắng oi ả hòa theo tiếng ve kêu chẳng khi nào có thể ngăn cản bước chân của lũ trẻ con làng Vải, chúng đi học, đi chơi, mót vải, đứa nào cũng đen thùi lùi. Bữa nay mưa to quá, tưởng chừng sẽ kìm chân được lũ trẻ, nhưng chẳng ai ngờ, cái bóng be bé nhỏ xinh của con Minh vẫn xuất hiện trên đường làng. Đầu nó đội nón to uỳnh của mẹ, người khoác áo mưa con, dường như nó còn nhảy chân sáo. Con Minh hớn hở xách theo cái xô đi về phía nhà thằng Cú, theo thói quen, nó đi thẳng vào sân, gọi:
“Cú, Cú ơi, Cú…ra đây tao bảo cái này, nhanh lên”
“Gọi cái gì vậy Ngáo?”
“Đi bắt cá rô với tao không? Mưa to này kiểu gì cũng được khớ”
Bình thường chí chóe là vậy, nhưng riêng cái khoản chơi bời, kiếm chác thì hai đứa nó hợp nhau đến lạ. Thế là lại thêm một cái bóng xách xô kéo nhau qua nhà con Đô, con Bơ. 4 đứa chúng nó, giữa trời mưa, dẫn nhau đi bắt cá. Mưa mùa hạ thường kéo dài hơi, giọt mưa to lộp bộp dày nặng rơi, nổi bong bóng ở ao hồ. Lũ cá rô cứ cái tiết ấy, lại nhảy lên bờ chuyển chỗ, gặp phải đám con Minh, thế là được bắt hết vào xô, tối nay, nhà chúng nó lại thêm món cá rô chiên giòn, chấm nước mắm chua ngọt mẹ pha, ăn cùng với rau muống luộc thì hết xảy. Nghĩ tới món đó mà mỗi đứa lại đi tia cá rô tích cực hẳn.
Vào ngày mưa hạ, ngọn rau muống nổi trên mặt ao cũng căng ngọn non tơ tới lạ. Hái những ngọn muống béo múp vào rá, luộc sơ lên ăn giòn ngọt vô cùng. Phần nước luộc thì vắt chanh chua chua, những ngày hè của con Minh cứ vậy mà trôi qua cùng với nắng, với mưa rào, với rau muống luộc và cá rô chiên giòn. Cũng có người lớn kêu bọn nó về kẻo cảm lạnh nhưng với tính “hiếu chiến”, ham chơi của lũ trẻ con, khiến bọn nó về sớm là không thể. Trừ cây roi của mụ Canh.
Quả thật, chập tối, mụ Canh vác cây roi đi tìm con Minh về, lẩn đi từ đầu chiều tới tận chập tối không thấy mò về. Chia tay các đồng chí, con Minh ngửa mặt lên trời như một tráng sĩ:
“Thanh xuân ai chẳng tắm mưa một lần… (đét) ..Ui da”, đôi chân ngắn cũn của nó chạy vội, cũng không quên chốt thêm câu : “Dù cho bị cảm lạnh hay mẹ đánh cũng muốn đắm mình trong cơn mưa ấy”, nói rồi bóng nó mất hút trong làn mưa và tiết trời xẩm tối sớm vì không có nắng.
Ba đứa đứng phía sau đỡ trán. Con ngốc này. Kể từ dạo nọ, con Minh đi chơi về, nhưng không báo cáo, lúc về nó còn rúc dưới gầm giường để trêu mẹ, chẳng ngờ chơi cả chiều mệt quá, thành ra nó ngủ quên luôn dưới gầm giường. Bữa đó, mẹ nó khóc như mưa, cả làng đi tìm con Minh, tìm hết ngóc ngách, qua mấy ngọn đồi đều không tìm được. Đúng lúc mẹ nó sắp ngất vì buồn đau, thì nó chui từ gầm giường ra dụi mắt, chẳng thể hiểu sao nay nhà mình đông người thế, tại sao mẹ nó lại khóc sưng cả mắt. Mẹ nó cám ơn bà con lối xóm, tiễn mọi người về hết, đóng cửa lại, cho nó một trận nên thân. Sau lần đó, nó còn dám đi cằn nhằn rằng mẹ rõ lúc có mọi người nói yêu nó, thương nó, không có nó em chết, vậy mà mọi người về lại đập nó một trận. Đúng là lời phụ nữ không thể tin. Nó vừa thở dài than vãn xong, ai dè còn bị thằng Cú, con Bơ đập cho u đầu. Kể từ bữa ấy, mụ Canh cứ chập chiều mà nó còn chưa về nhà đúng giờ, chắc chắn sẽ cầm cây roi đi tìm.
Hôm mưa, cũng là thứ sáu, lũ học sinh tiểu học bọn nó được nghỉ học ngày thứ bảy, chủ nhật. Mưa mấy hôm, tới thứ hai đi học cũng là ngày mưa tạnh, trời quang đãng. Thằng Cú vẫn còn nhớ con Minh bị mẹ quật nổi lươn chiều nọ, nên định bụng tới lớp sẽ hỏi xem con Minh có làm sao không?
Nó ngồi bàn trên, con Minh ngồi bàn ngay dưới, nay ngó thấy con Minh là lạ. Nó cười tủm tỉm ngu si không tả được, mắt còn ngước lên bầu trời, thi thoảng lại tự bật ra tiếng hi hi.
“Mày làm sao thế Ngáo?” Thằng Cú giật bím tóc của nó hỏi.
“Nam này”. Thằng Cú sởn cả da gà, mỗi lần con Ngáo mà gọi nó bằng tên thật là không có chuyện gì tốt.
“Nay mày kì quá nghen”
“Mày có biết yêu là gì không?” Nó hỏi thằng Cú mà mắt vẫn nhìn ra ngoài, miệng vẫn tủm tỉm cười ngu.
“?”
“Nay tao bị trúng tiếng sét ái tình, chắc chắn tại mấy hôm rời trời mưa, nhiều sét, một cơn đi lạc bắn trúng vào tao”.
Thằng Cú chịu hết nổi với bộ dạng dở hơi của nó, liền cốc đầu con Minh:
“Con đần này”
“Ui da. Dù mày có đánh tao thì cũng không ngăn nổi con tim nồng cháy của tao hướng về tình yêu đâu. Hứ”
Đúng lúc trống vào giờ đã điểm. Thầy giáo bước vào. Hai đứa nó không còn nói chuyện riêng nữa. Những giờ ra chơi sau đó, con Minh viết viết vẽ vẽ cái gì đó. Lúc tan học, nó dúi vào tay thằng Cú một mẩu giấy, còn dặn thằng Cú:
“Tao nhìn trúng anh Phong nhà mày, mày nhớ về nhà giao cho anh Phong bức thơ này nghe chưa. Tất cả tình yêu của tao đều nhờ mày”
Thằng Nam ngơ ngác, không thể hiểu nổi mạch não của con Ngáo, nó chỉ đành thốt lên:
“Đúng là con ngáo”. (nhiều lúc nó chỉ hận không một đao chém bay mấy cái tào lao hiện trong đầu con Ngáo).
Phong là anh trai ruột của Nam, hai anh em cách nhau bảy tuổi. Năm nay bọn nó 9 tuổi học lớp 3 rồi, anh Phong đã lên lớp 10. Chuyện tình yêu này phải quay ngược lại hôm qua. Thực ra con Minh đã ăn đòn quen rồi, mẹ nó đánh cũng không đau lắm, chỉ cảnh cáo thói chơi bời của nó, thế nhưng một ngày không đi chơi, cái chân của nó bồn chồn không yên, nó không ngừng đi ra đi vào, hết thở một hơi rồi lại ỉu xìu, mụ Canh chịu không nổi liền đồng ý cho nó ra khỏi cửa. Chỉ chờ có vậy, nó đội nón, chọn lúc mưa tạm vắng, bay qua nhà thằng Cú. Anh em tốt luôn nghĩ về nhau, ấy vậy mà thằng Cú “khốn nạn” quá, nó lại lên bà chơi, không có nhà. Rảnh rỗi cũng không thèm qua tìm nó chơi. Đúng lúc nó tiu nghỉu tính đi về thì anh Phong rủ nó vô nhà nói có thứ hay lắm, cho nó chơi cùng. Thì ra, anh Phong có một đàn gà chiếp 5 con, vàng vàng, óng ánh đáng yêu mới nở, anh ôm vào nhà, cho lũ gà vào cái hộp các tông, lắp thêm đèn vàng sưởi cho bọn nó không bị ướt nhẹp bởi mưa.
“Đẹp không”
“Đẹp”
“Em có thích bế chúng nó không”
“Có, anh cho em bế tụi nó hả”
“Ừ, nhẹ tay thôi nhé”
Rồi anh cười với nó, bế một cục bông vàng vàng đặt vào đôi bàn tay đang xòe ra của nó. Giây phút ấy, nó nghĩ ra: Thì ra anh Phong cũng đẹp trai y như anh Kim Sô Hun (Kim Soo Hyun) trên ti-vi nó vẫn hay xem, anh ấy còn dịu dàng, cư xử với nó thật tốt. Thế là nó nhận định mình đã “yêu”.
Cú về nhà, nó mở tờ giấy tạm gọi là thư tình của con Minh ra xem. Bên trong vẽ một cái hình tròn tròn có mấy dấu phẩy trên, hai con mắt chấm đen thùi, một dấu hỏi ngược làm mũi và chữ v là cái miệng đang cười, bên dưới là một hình chữ nhật và hai cái que, phía trên còn có một hình tròn bao quanh, bên trong viết chữ: Đây là anh Phong, kèm dấu trỏ vào hình vẽ vừa mô tả. Bên cạnh “hình nộm” anh Phong còn có hình một con gà, vết tích vẽ cũng chẳng ra sao, bên trên cũng có một hình tròn nhỏ đề chữ: Đây là con gà chiếp. Nó còn viết một câu thơ:
(Còn nữa)
Xem phần 1: Biệt danh và Chiếc răng cửa
Bắt cá rô và Tình yêu chớm nở?
Bữa nay tháng bảy, mưa rào mùa hạ đôi khi trút xuống, sau bao ngày nắng nóng, mưa rơi xuống như thể trút bao nhiêu muộn phiền sau chuỗi ngày ấp ủ. Cái nắng oi ả hòa theo tiếng ve kêu chẳng khi nào có thể ngăn cản bước chân của lũ trẻ con làng Vải, chúng đi học, đi chơi, mót vải, đứa nào cũng đen thùi lùi. Bữa nay mưa to quá, tưởng chừng sẽ kìm chân được lũ trẻ, nhưng chẳng ai ngờ, cái bóng be bé nhỏ xinh của con Minh vẫn xuất hiện trên đường làng. Đầu nó đội nón to uỳnh của mẹ, người khoác áo mưa con, dường như nó còn nhảy chân sáo. Con Minh hớn hở xách theo cái xô đi về phía nhà thằng Cú, theo thói quen, nó đi thẳng vào sân, gọi:
“Cú, Cú ơi, Cú…ra đây tao bảo cái này, nhanh lên”
“Gọi cái gì vậy Ngáo?”
“Đi bắt cá rô với tao không? Mưa to này kiểu gì cũng được khớ”
Bình thường chí chóe là vậy, nhưng riêng cái khoản chơi bời, kiếm chác thì hai đứa nó hợp nhau đến lạ. Thế là lại thêm một cái bóng xách xô kéo nhau qua nhà con Đô, con Bơ. 4 đứa chúng nó, giữa trời mưa, dẫn nhau đi bắt cá. Mưa mùa hạ thường kéo dài hơi, giọt mưa to lộp bộp dày nặng rơi, nổi bong bóng ở ao hồ. Lũ cá rô cứ cái tiết ấy, lại nhảy lên bờ chuyển chỗ, gặp phải đám con Minh, thế là được bắt hết vào xô, tối nay, nhà chúng nó lại thêm món cá rô chiên giòn, chấm nước mắm chua ngọt mẹ pha, ăn cùng với rau muống luộc thì hết xảy. Nghĩ tới món đó mà mỗi đứa lại đi tia cá rô tích cực hẳn.
Vào ngày mưa hạ, ngọn rau muống nổi trên mặt ao cũng căng ngọn non tơ tới lạ. Hái những ngọn muống béo múp vào rá, luộc sơ lên ăn giòn ngọt vô cùng. Phần nước luộc thì vắt chanh chua chua, những ngày hè của con Minh cứ vậy mà trôi qua cùng với nắng, với mưa rào, với rau muống luộc và cá rô chiên giòn. Cũng có người lớn kêu bọn nó về kẻo cảm lạnh nhưng với tính “hiếu chiến”, ham chơi của lũ trẻ con, khiến bọn nó về sớm là không thể. Trừ cây roi của mụ Canh.
Quả thật, chập tối, mụ Canh vác cây roi đi tìm con Minh về, lẩn đi từ đầu chiều tới tận chập tối không thấy mò về. Chia tay các đồng chí, con Minh ngửa mặt lên trời như một tráng sĩ:
“Thanh xuân ai chẳng tắm mưa một lần… (đét) ..Ui da”, đôi chân ngắn cũn của nó chạy vội, cũng không quên chốt thêm câu : “Dù cho bị cảm lạnh hay mẹ đánh cũng muốn đắm mình trong cơn mưa ấy”, nói rồi bóng nó mất hút trong làn mưa và tiết trời xẩm tối sớm vì không có nắng.
Ba đứa đứng phía sau đỡ trán. Con ngốc này. Kể từ dạo nọ, con Minh đi chơi về, nhưng không báo cáo, lúc về nó còn rúc dưới gầm giường để trêu mẹ, chẳng ngờ chơi cả chiều mệt quá, thành ra nó ngủ quên luôn dưới gầm giường. Bữa đó, mẹ nó khóc như mưa, cả làng đi tìm con Minh, tìm hết ngóc ngách, qua mấy ngọn đồi đều không tìm được. Đúng lúc mẹ nó sắp ngất vì buồn đau, thì nó chui từ gầm giường ra dụi mắt, chẳng thể hiểu sao nay nhà mình đông người thế, tại sao mẹ nó lại khóc sưng cả mắt. Mẹ nó cám ơn bà con lối xóm, tiễn mọi người về hết, đóng cửa lại, cho nó một trận nên thân. Sau lần đó, nó còn dám đi cằn nhằn rằng mẹ rõ lúc có mọi người nói yêu nó, thương nó, không có nó em chết, vậy mà mọi người về lại đập nó một trận. Đúng là lời phụ nữ không thể tin. Nó vừa thở dài than vãn xong, ai dè còn bị thằng Cú, con Bơ đập cho u đầu. Kể từ bữa ấy, mụ Canh cứ chập chiều mà nó còn chưa về nhà đúng giờ, chắc chắn sẽ cầm cây roi đi tìm.
Hôm mưa, cũng là thứ sáu, lũ học sinh tiểu học bọn nó được nghỉ học ngày thứ bảy, chủ nhật. Mưa mấy hôm, tới thứ hai đi học cũng là ngày mưa tạnh, trời quang đãng. Thằng Cú vẫn còn nhớ con Minh bị mẹ quật nổi lươn chiều nọ, nên định bụng tới lớp sẽ hỏi xem con Minh có làm sao không?
Nó ngồi bàn trên, con Minh ngồi bàn ngay dưới, nay ngó thấy con Minh là lạ. Nó cười tủm tỉm ngu si không tả được, mắt còn ngước lên bầu trời, thi thoảng lại tự bật ra tiếng hi hi.
“Mày làm sao thế Ngáo?” Thằng Cú giật bím tóc của nó hỏi.
“Nam này”. Thằng Cú sởn cả da gà, mỗi lần con Ngáo mà gọi nó bằng tên thật là không có chuyện gì tốt.
“Nay mày kì quá nghen”
“Mày có biết yêu là gì không?” Nó hỏi thằng Cú mà mắt vẫn nhìn ra ngoài, miệng vẫn tủm tỉm cười ngu.
“?”
“Nay tao bị trúng tiếng sét ái tình, chắc chắn tại mấy hôm rời trời mưa, nhiều sét, một cơn đi lạc bắn trúng vào tao”.
Thằng Cú chịu hết nổi với bộ dạng dở hơi của nó, liền cốc đầu con Minh:
“Con đần này”
“Ui da. Dù mày có đánh tao thì cũng không ngăn nổi con tim nồng cháy của tao hướng về tình yêu đâu. Hứ”
Đúng lúc trống vào giờ đã điểm. Thầy giáo bước vào. Hai đứa nó không còn nói chuyện riêng nữa. Những giờ ra chơi sau đó, con Minh viết viết vẽ vẽ cái gì đó. Lúc tan học, nó dúi vào tay thằng Cú một mẩu giấy, còn dặn thằng Cú:
“Tao nhìn trúng anh Phong nhà mày, mày nhớ về nhà giao cho anh Phong bức thơ này nghe chưa. Tất cả tình yêu của tao đều nhờ mày”
Thằng Nam ngơ ngác, không thể hiểu nổi mạch não của con Ngáo, nó chỉ đành thốt lên:
“Đúng là con ngáo”. (nhiều lúc nó chỉ hận không một đao chém bay mấy cái tào lao hiện trong đầu con Ngáo).
Phong là anh trai ruột của Nam, hai anh em cách nhau bảy tuổi. Năm nay bọn nó 9 tuổi học lớp 3 rồi, anh Phong đã lên lớp 10. Chuyện tình yêu này phải quay ngược lại hôm qua. Thực ra con Minh đã ăn đòn quen rồi, mẹ nó đánh cũng không đau lắm, chỉ cảnh cáo thói chơi bời của nó, thế nhưng một ngày không đi chơi, cái chân của nó bồn chồn không yên, nó không ngừng đi ra đi vào, hết thở một hơi rồi lại ỉu xìu, mụ Canh chịu không nổi liền đồng ý cho nó ra khỏi cửa. Chỉ chờ có vậy, nó đội nón, chọn lúc mưa tạm vắng, bay qua nhà thằng Cú. Anh em tốt luôn nghĩ về nhau, ấy vậy mà thằng Cú “khốn nạn” quá, nó lại lên bà chơi, không có nhà. Rảnh rỗi cũng không thèm qua tìm nó chơi. Đúng lúc nó tiu nghỉu tính đi về thì anh Phong rủ nó vô nhà nói có thứ hay lắm, cho nó chơi cùng. Thì ra, anh Phong có một đàn gà chiếp 5 con, vàng vàng, óng ánh đáng yêu mới nở, anh ôm vào nhà, cho lũ gà vào cái hộp các tông, lắp thêm đèn vàng sưởi cho bọn nó không bị ướt nhẹp bởi mưa.
“Đẹp không”
“Đẹp”
“Em có thích bế chúng nó không”
“Có, anh cho em bế tụi nó hả”
“Ừ, nhẹ tay thôi nhé”
Rồi anh cười với nó, bế một cục bông vàng vàng đặt vào đôi bàn tay đang xòe ra của nó. Giây phút ấy, nó nghĩ ra: Thì ra anh Phong cũng đẹp trai y như anh Kim Sô Hun (Kim Soo Hyun) trên ti-vi nó vẫn hay xem, anh ấy còn dịu dàng, cư xử với nó thật tốt. Thế là nó nhận định mình đã “yêu”.
Cú về nhà, nó mở tờ giấy tạm gọi là thư tình của con Minh ra xem. Bên trong vẽ một cái hình tròn tròn có mấy dấu phẩy trên, hai con mắt chấm đen thùi, một dấu hỏi ngược làm mũi và chữ v là cái miệng đang cười, bên dưới là một hình chữ nhật và hai cái que, phía trên còn có một hình tròn bao quanh, bên trong viết chữ: Đây là anh Phong, kèm dấu trỏ vào hình vẽ vừa mô tả. Bên cạnh “hình nộm” anh Phong còn có hình một con gà, vết tích vẽ cũng chẳng ra sao, bên trên cũng có một hình tròn nhỏ đề chữ: Đây là con gà chiếp. Nó còn viết một câu thơ:
“Hôm qua lỡ bước vào nhà
Bỏ quên tình ý ở nhà anh Phong
Em viết một lá thư tin
Bày tỏ với cả anh Phong và gà”
Bỏ quên tình ý ở nhà anh Phong
Em viết một lá thư tin
Bày tỏ với cả anh Phong và gà”
(Còn nữa)
Xem phần 1: Biệt danh và Chiếc răng cửa