Văn học phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống. Nhờ đọc các tác phẩm văn học, người đời nay hiểu rõ và cảm thông với người đời xưa. Cùng Triều Anh tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn con người Việt Nam giai đoạn 1945 - 1957.
Ảnh sưu tầm
Mái tranh ơi hỡi mái tranh
Trải bao mưa nắng mà thành quê hương.
(Trần Đăng Khoa)
Triều Anh sưu tầm
Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt lịch sử, mở ra một trang mới đối với đất nước và con người Việt Nam, chấm dứt ngàn năm chế độ phong kiến, hơn tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, để bắt đầu một thời đại mới – thời đại độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam cũng phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì gian khổ nhưng cũng rất hào hùng. Mọi đổi thay ấy đã đem đến cho văn học Việt Nam những sắc diện mới, luồng sinh khí mới ở nhiều khía cạnh, trong đó có quan niệm nghệ thuật về con người.
Nếu con người trong văn học Việt Nam chặng 1945 – 1954 là “con người tập thể”, “thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng”, “tham dự vào các biến cố lịch sử, gánh vác cuộc kháng chiến qua các tổ chức, các đoàn thể của mình”, “ít có những dằn vặt, suy tư, giằng xé nội tâm”, “dứt khoát, toàn tâm vì sự nghiệp chung, hòa mình trong tập thể”; nếu con người trong văn học Việt Nam chặng 1955 – 1964 là “con người trong sự thống nhất riêng – chung”, “nhìn nhận giải pháp duy nhất để giải quyết các số phận cá nhân và khát vọng hạnh phúc của con người là sự hòa nhập với tập thể, cách mạng và cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa”; thì con người trong văn học Việt Nam chặng 1965 – 1975 là mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta tuy vô cùng ác liệt, dữ dội nhưng đã khơi dậy được sức sống tiềm tàng, ý chí đấu tranh, tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam. Tất cả kề vai, sát cánh để phục vụ tiền tuyến, hướng đến chiến thắng. Văn học chặng này đã nhanh chóng “nhập cuộc”, khai thác và thể hiện con người “trên phương diện con người chính trị, con người công dân, nhưng mỗi cá nhân như là biểu hiện tập trung của ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thậm chí của thời đại, của nhân loại”. Những nét chính trong quan niệm về con người của toàn bộ giai đoạn văn học cách mạng 1945 – 1975 có thể được khái quát ở các phương diện cơ bản như sau:
1. Quan niệm con người tập thể, đại chúng.
Trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giới văn nghệ sĩ cách mạng, ý thức:
“Viết cho ai? – Viết cho đại đa số; công nông binh.
Viết để làm gì? – Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng” đã trở thành ý thức bao trùm trong toàn bộ sáng tác của văn học 1945 - 1975.
Điều này có cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng. Cách mạng và kháng chiến phải dựa hẳn vào công nông và trước hết nhằm giải phóng công nông. Cho nên văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu tất phải hướng về công nông binh. Đây là đối tượng phản ánh, là công chúng văn học, là lực lượng sáng tác. Đó là phương hướng cơ bản xác định nội dung và hình thức của văn học giai đoạn 1945-1975.
Quan điểm văn nghệ này của Đảng cũng được các nhà văn chấp nhận một cách tự giác. Bởi vì họ là những trí thức yêu nước. Họ không thể không cảm phục nhân dân lao động là lực lượng chủ yếu làm nên cuộc Cánh mạng tháng Tám và sau đó gánh cả cuộc kháng chiến trên đôi vai lực lưỡng của mình. Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, văn sĩ Độ đã “ngã ngửa người ra” trước vai trò vĩ đại của người nông dân như thế, không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này đã được coi là bản tuyên ngôn nghệ thuật chung của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng và kháng chiến. Có thể nói, giác ngộ về vai trò vĩ đại của quần chúng nhân dân lao động, “quy phục” công nông một cách – hoàn toàn tự giác và đầy vui sướng là đặc điểm tâm lý chung của giới trí thức văn nghệ sĩ yêu nước sau Cách mạng tháng Tám và trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là những năm tháng chống Pháp.
Trước sự nghiệp to lớn của Cách mạng, trước vai trò vĩ đại của nhân dân lao động, họ cảm thấy chính trị, phục vụ công nông binh, dù chỉ làm “anh tuyên truyền nhãi nhép” (Nam Cao) nhưng có ích cho kháng chiến, đấy là niềm vinh dự lớn cho những Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nam Cao v.v… họ sẵn sàng từ bỏ nghiệp văn chương cũ như những “đứa con hoang”, thậm chí những “đứa con tội lỗi” để “lột xác” và làm lại cuộc đời nghệ thuật mới của mình vì kháng chiến, vì đại chúng công nông. Họ hăng hái đi tực tế sản xuất và chiến đấu sát cách với công nông binh để “Cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt”. Đến khi phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất được phát động thì tinh thần hướng về công nông lại càng sôi nổi hơn nữa. Tình giai cấp giữa những người nghèo khổ là tình cảm đẹp nhất, cao cả nhất. Con người trong sạch nhất, đang tin cậy nhất và vì thế cũng đáng tự nào nhất là con người xuất thân từ bần cố nông và giai cấp vô sản.
Trên cơ sở tư tưởng hướng về quần chúng, văn học đã hình thành quan niệm nghệ thuật về con người tập thể, con người cộng đồng, theo GS Nguyễn Đăng Mạnh, quan niệm này được thể hiện với hai dạng chủ yếu: Một là, phê phán cách nhìn có định kiến sai trái đối với quần chúng bằng cách, hoặc đối lập những nhân vật có quan điểm khác nhau và đề cao quan điểm đúng (Đôi mắt của Nam Cao), hoặc mô tả sự chuyển biến của một nhân vật nào đấy từ chỗ hiểu sai mà xem thường quần chúng, đến chỗ hiểu đúng và khâm phục (nhiều truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Hoa và thép của Bùi Hiển, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu v.v…). Hai là, trực tiếp ca ngợi quần chúng, hoặc bằng cách xây dựng hình tượng đám đông sôi động của công nhân, nông dân, bộ đội, dân công… đầy khí thế và sức mạnh (Kí sự của Trần Đăng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Đuốc dân công tiếp vận của Nguyễn Tuân, Xung kích, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Cửa biển của Nguyên Hồng, Bão biển của Chu Văn, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Đêm liên hoan của Hoàng Cầm, Ta đi tới, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Đường ra mặt trận của Chính Hữu v.v…); hoặc xây dựng những nhân vật anh hùng kết tinh những phẩm chất cao đẹp của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc (Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyên Ngọc; Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi; Hòn đất của Anh Đức; Sống như Anh của Trần Đình Văn…; Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Bác ơi!, Theo chân Bác, Người con gái Việt Nam, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt v.v… của Tố Hữu v.v…).
Nhìn vào các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện nay, quan niệm con người tập thể, con người cộng đồng đã tạo nên kiểu nhân vật điển hình cho tập thể: điển hình trong lao động sản xuất (anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, ông lái đò Lai Châu trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân…) và điển hình trong chiến đấu hi sinh (người lính Tây Tiến trong Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu; nhân vật trữ tình mình và ta trong Việt Bắc của Tố Hữu, anh và em trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm; Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi; Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; Nho, Thao, Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê…). Những nhân vật này đều mang những phẩm chất đại diện cho tập thể, cộng đồng; mang tiếng nói yêu nước, ngợi ca cách mạng, Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội chung của thời đại. Những tâm trạng của con người cũng được điển hình hóa: “yêu, căm, chiến, lạc” là những cảm xúc phổ biến mà hầu hết các tác phẩm văn học cách mạng đều thể hiện trong giai đoạn này.
Chịu sự chi phối của quan niệm con người tập thể, con người cộng đồng, văn học cách mạng viết về quần chúng không thể không gắn với công lao của Cách mạng. Một chủ đề phổ biến khác của văn học 1945-1975 là khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ Cách mạng. Ấy là sự đổi đời từ thân phận nô lệ cực khổ trở thành người làm chủ, người tự do. Cũng là sự phục sinh về tinh thần, từ chỗ mê muội, thậm chí lạc đường (do xã hội cũ hoặc tác động của địch) đến chỗ được giải phóng về tư tưởng, được thanh thoát về tâm hồn (Làng, Vợ nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Đứa con nuôi, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Xoè của Nguyễn Tuân, Anh Keng của Nguyễn Kiên, Bão biển của Chu Văn v.v…).
Văn học chân chính không thể tạo ra được bằng sự áp đặt từ bên ngoài của một đường lối văn nghệ nào, cũng không thể được tao ra bằng sự gắng sức của lý trí đơn thuần. Đó là vấn đề tình cảm, cảm xúc, vấn đề cảm hứng nghệ thuật. Đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu hướng về công nông binh, do phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với bản chất yêu nước của văn nghệ sĩ, phù hợp với trình độ ý thức và tâm lý của họ trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc kháng chiến, nên đã tạo được nguồn cảm hứng nghệ thuật thực sự của những người cầm bút trong sáng tác.
Đại chúng công nông binh, như đã nói không phải chỉ là đối tượng phản ánh, ngợi ca của văn học mà còn là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho nó. Đảng rất chú ý phát động phong trào văn nghệ quần chúng để từ đấy phát hiện và bồi dưỡng những cây bút nổi lên từ các phong trào ấy, đặc biệt là trong quân đội. Văn học viết cho đại chúng tất nhiên phải dễ hiểu và được quần chúng đông đảo ưa thích. Lối viết gọi là “biểu tượng hai mặt” có ẩn dấu nhiều nghĩa hoặc nghĩa không rõ ràng thường bị “uốn nắn”, thậm chí bị coi là thiếu tính Đảng (tác phẩm có tính Đảng chủ đề phải rõ ràng). Tiểu thuyết chỉ viết về hiện thực dưới hình thức của bản thân hiện thực. Truyện người thật việc thật chép theo lời tự thuật của các anh hùng chiến sĩ thi đua, có một thời rất được khuyến khích và đánh giá cao. Thơ không vần của Nguyễn Đình Thi bị phê phán. Lối văn Nguyễn Tuân bị coi là thiếu trong sáng. Hoài Thanh phê phán hàng loạt những thứ gọi là “rơi rớt tiểu tư sản” trong văn học kháng chiến: buồn rớt một rớt, ngắm rớt, nhắm rớt, “Yêng hùng” “rớt…”.
Nhiều nhà thơ tìm về kho tàng văn học dân gian. Lưu Trọng Lư, Trần Hữu Thung tìm đến thể hát dặm Nghệ Tĩnh, Thanh Tịnh soạn những bài độc tấu phát huy điệu nói lối vui nhộn của hề chèo. Tố Hữu chú ý phát huy các thể điệu dân ca và những thủ pháp nghệ thuật của ca dao truyền thống… Xuân Diệu ra sức học tập cao dao, dân ca, đề cao thơ của bần cố nông phát hiện trong cải cách ruộng đất, thơ “báng súng” của binh nhất, binh nhì… Ông viết: “Muốn làm được thơ khá, thiết tưởng nên bắt đầu làm được ca dao khá. Vì thơ của ta phải hay trên cơ sở quần chúng”. (Phê bình giới thiệu thơ v.v…).
2. Quan niệm con người sử thi.
2.1. Kiểu con người anh hùng.
Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi người Việt Nam bình thường ở vào tình huống không thể không trở thành anh hùng – “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt – Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”. Đồng thời, mỗi con người, một cách tự nhiên đều cảm thấy hết sức gắn bó với cộng đồng và có ý thức nhân danh cộng đồng mà suy nghĩ và hành động. Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù? Câu hỏi ấy khiến mỗi người Việt Nam
chân chính tự nguyện dẹp đi tất cả mọi lợi ích cá nhân, cá thể, hy sinh tất cả, kể cả tính mệnh của mình:
Nếu con người trong văn học Việt Nam chặng 1945 – 1954 là “con người tập thể”, “thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng”, “tham dự vào các biến cố lịch sử, gánh vác cuộc kháng chiến qua các tổ chức, các đoàn thể của mình”, “ít có những dằn vặt, suy tư, giằng xé nội tâm”, “dứt khoát, toàn tâm vì sự nghiệp chung, hòa mình trong tập thể”; nếu con người trong văn học Việt Nam chặng 1955 – 1964 là “con người trong sự thống nhất riêng – chung”, “nhìn nhận giải pháp duy nhất để giải quyết các số phận cá nhân và khát vọng hạnh phúc của con người là sự hòa nhập với tập thể, cách mạng và cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa”; thì con người trong văn học Việt Nam chặng 1965 – 1975 là mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta tuy vô cùng ác liệt, dữ dội nhưng đã khơi dậy được sức sống tiềm tàng, ý chí đấu tranh, tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam. Tất cả kề vai, sát cánh để phục vụ tiền tuyến, hướng đến chiến thắng. Văn học chặng này đã nhanh chóng “nhập cuộc”, khai thác và thể hiện con người “trên phương diện con người chính trị, con người công dân, nhưng mỗi cá nhân như là biểu hiện tập trung của ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thậm chí của thời đại, của nhân loại”. Những nét chính trong quan niệm về con người của toàn bộ giai đoạn văn học cách mạng 1945 – 1975 có thể được khái quát ở các phương diện cơ bản như sau:
1. Quan niệm con người tập thể, đại chúng.
Trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giới văn nghệ sĩ cách mạng, ý thức:
“Viết cho ai? – Viết cho đại đa số; công nông binh.
Viết để làm gì? – Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng” đã trở thành ý thức bao trùm trong toàn bộ sáng tác của văn học 1945 - 1975.
Điều này có cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng. Cách mạng và kháng chiến phải dựa hẳn vào công nông và trước hết nhằm giải phóng công nông. Cho nên văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu tất phải hướng về công nông binh. Đây là đối tượng phản ánh, là công chúng văn học, là lực lượng sáng tác. Đó là phương hướng cơ bản xác định nội dung và hình thức của văn học giai đoạn 1945-1975.
Quan điểm văn nghệ này của Đảng cũng được các nhà văn chấp nhận một cách tự giác. Bởi vì họ là những trí thức yêu nước. Họ không thể không cảm phục nhân dân lao động là lực lượng chủ yếu làm nên cuộc Cánh mạng tháng Tám và sau đó gánh cả cuộc kháng chiến trên đôi vai lực lưỡng của mình. Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, văn sĩ Độ đã “ngã ngửa người ra” trước vai trò vĩ đại của người nông dân như thế, không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này đã được coi là bản tuyên ngôn nghệ thuật chung của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng và kháng chiến. Có thể nói, giác ngộ về vai trò vĩ đại của quần chúng nhân dân lao động, “quy phục” công nông một cách – hoàn toàn tự giác và đầy vui sướng là đặc điểm tâm lý chung của giới trí thức văn nghệ sĩ yêu nước sau Cách mạng tháng Tám và trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là những năm tháng chống Pháp.
Trước sự nghiệp to lớn của Cách mạng, trước vai trò vĩ đại của nhân dân lao động, họ cảm thấy chính trị, phục vụ công nông binh, dù chỉ làm “anh tuyên truyền nhãi nhép” (Nam Cao) nhưng có ích cho kháng chiến, đấy là niềm vinh dự lớn cho những Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nam Cao v.v… họ sẵn sàng từ bỏ nghiệp văn chương cũ như những “đứa con hoang”, thậm chí những “đứa con tội lỗi” để “lột xác” và làm lại cuộc đời nghệ thuật mới của mình vì kháng chiến, vì đại chúng công nông. Họ hăng hái đi tực tế sản xuất và chiến đấu sát cách với công nông binh để “Cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt”. Đến khi phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất được phát động thì tinh thần hướng về công nông lại càng sôi nổi hơn nữa. Tình giai cấp giữa những người nghèo khổ là tình cảm đẹp nhất, cao cả nhất. Con người trong sạch nhất, đang tin cậy nhất và vì thế cũng đáng tự nào nhất là con người xuất thân từ bần cố nông và giai cấp vô sản.
Trên cơ sở tư tưởng hướng về quần chúng, văn học đã hình thành quan niệm nghệ thuật về con người tập thể, con người cộng đồng, theo GS Nguyễn Đăng Mạnh, quan niệm này được thể hiện với hai dạng chủ yếu: Một là, phê phán cách nhìn có định kiến sai trái đối với quần chúng bằng cách, hoặc đối lập những nhân vật có quan điểm khác nhau và đề cao quan điểm đúng (Đôi mắt của Nam Cao), hoặc mô tả sự chuyển biến của một nhân vật nào đấy từ chỗ hiểu sai mà xem thường quần chúng, đến chỗ hiểu đúng và khâm phục (nhiều truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Hoa và thép của Bùi Hiển, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu v.v…). Hai là, trực tiếp ca ngợi quần chúng, hoặc bằng cách xây dựng hình tượng đám đông sôi động của công nhân, nông dân, bộ đội, dân công… đầy khí thế và sức mạnh (Kí sự của Trần Đăng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Đuốc dân công tiếp vận của Nguyễn Tuân, Xung kích, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Cửa biển của Nguyên Hồng, Bão biển của Chu Văn, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Đêm liên hoan của Hoàng Cầm, Ta đi tới, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Đường ra mặt trận của Chính Hữu v.v…); hoặc xây dựng những nhân vật anh hùng kết tinh những phẩm chất cao đẹp của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc (Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyên Ngọc; Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi; Hòn đất của Anh Đức; Sống như Anh của Trần Đình Văn…; Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Bác ơi!, Theo chân Bác, Người con gái Việt Nam, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt v.v… của Tố Hữu v.v…).
Nhìn vào các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện nay, quan niệm con người tập thể, con người cộng đồng đã tạo nên kiểu nhân vật điển hình cho tập thể: điển hình trong lao động sản xuất (anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, ông lái đò Lai Châu trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân…) và điển hình trong chiến đấu hi sinh (người lính Tây Tiến trong Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu; nhân vật trữ tình mình và ta trong Việt Bắc của Tố Hữu, anh và em trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm; Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi; Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; Nho, Thao, Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê…). Những nhân vật này đều mang những phẩm chất đại diện cho tập thể, cộng đồng; mang tiếng nói yêu nước, ngợi ca cách mạng, Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội chung của thời đại. Những tâm trạng của con người cũng được điển hình hóa: “yêu, căm, chiến, lạc” là những cảm xúc phổ biến mà hầu hết các tác phẩm văn học cách mạng đều thể hiện trong giai đoạn này.
Chịu sự chi phối của quan niệm con người tập thể, con người cộng đồng, văn học cách mạng viết về quần chúng không thể không gắn với công lao của Cách mạng. Một chủ đề phổ biến khác của văn học 1945-1975 là khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ Cách mạng. Ấy là sự đổi đời từ thân phận nô lệ cực khổ trở thành người làm chủ, người tự do. Cũng là sự phục sinh về tinh thần, từ chỗ mê muội, thậm chí lạc đường (do xã hội cũ hoặc tác động của địch) đến chỗ được giải phóng về tư tưởng, được thanh thoát về tâm hồn (Làng, Vợ nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Đứa con nuôi, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Xoè của Nguyễn Tuân, Anh Keng của Nguyễn Kiên, Bão biển của Chu Văn v.v…).
Văn học chân chính không thể tạo ra được bằng sự áp đặt từ bên ngoài của một đường lối văn nghệ nào, cũng không thể được tao ra bằng sự gắng sức của lý trí đơn thuần. Đó là vấn đề tình cảm, cảm xúc, vấn đề cảm hứng nghệ thuật. Đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu hướng về công nông binh, do phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với bản chất yêu nước của văn nghệ sĩ, phù hợp với trình độ ý thức và tâm lý của họ trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc kháng chiến, nên đã tạo được nguồn cảm hứng nghệ thuật thực sự của những người cầm bút trong sáng tác.
Đại chúng công nông binh, như đã nói không phải chỉ là đối tượng phản ánh, ngợi ca của văn học mà còn là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho nó. Đảng rất chú ý phát động phong trào văn nghệ quần chúng để từ đấy phát hiện và bồi dưỡng những cây bút nổi lên từ các phong trào ấy, đặc biệt là trong quân đội. Văn học viết cho đại chúng tất nhiên phải dễ hiểu và được quần chúng đông đảo ưa thích. Lối viết gọi là “biểu tượng hai mặt” có ẩn dấu nhiều nghĩa hoặc nghĩa không rõ ràng thường bị “uốn nắn”, thậm chí bị coi là thiếu tính Đảng (tác phẩm có tính Đảng chủ đề phải rõ ràng). Tiểu thuyết chỉ viết về hiện thực dưới hình thức của bản thân hiện thực. Truyện người thật việc thật chép theo lời tự thuật của các anh hùng chiến sĩ thi đua, có một thời rất được khuyến khích và đánh giá cao. Thơ không vần của Nguyễn Đình Thi bị phê phán. Lối văn Nguyễn Tuân bị coi là thiếu trong sáng. Hoài Thanh phê phán hàng loạt những thứ gọi là “rơi rớt tiểu tư sản” trong văn học kháng chiến: buồn rớt một rớt, ngắm rớt, nhắm rớt, “Yêng hùng” “rớt…”.
Nhiều nhà thơ tìm về kho tàng văn học dân gian. Lưu Trọng Lư, Trần Hữu Thung tìm đến thể hát dặm Nghệ Tĩnh, Thanh Tịnh soạn những bài độc tấu phát huy điệu nói lối vui nhộn của hề chèo. Tố Hữu chú ý phát huy các thể điệu dân ca và những thủ pháp nghệ thuật của ca dao truyền thống… Xuân Diệu ra sức học tập cao dao, dân ca, đề cao thơ của bần cố nông phát hiện trong cải cách ruộng đất, thơ “báng súng” của binh nhất, binh nhì… Ông viết: “Muốn làm được thơ khá, thiết tưởng nên bắt đầu làm được ca dao khá. Vì thơ của ta phải hay trên cơ sở quần chúng”. (Phê bình giới thiệu thơ v.v…).
2. Quan niệm con người sử thi.
2.1. Kiểu con người anh hùng.
Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi người Việt Nam bình thường ở vào tình huống không thể không trở thành anh hùng – “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt – Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”. Đồng thời, mỗi con người, một cách tự nhiên đều cảm thấy hết sức gắn bó với cộng đồng và có ý thức nhân danh cộng đồng mà suy nghĩ và hành động. Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù? Câu hỏi ấy khiến mỗi người Việt Nam
chân chính tự nguyện dẹp đi tất cả mọi lợi ích cá nhân, cá thể, hy sinh tất cả, kể cả tính mệnh của mình:
Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
(Chế Lan Viên)
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
(Chế Lan Viên)
Ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, văn học giai đoạn 1945 – 1975 là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm của nó là những con người đại diện cho giai cấp dân tộc, thời đại và kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cai quý của cộng đồng.
Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con người của dân tộc và nhân loại, với “trái tím vĩ đại không phải “đập cho em” mà cho “lẽ phải trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người”. Nhà thơ không gọi nhân vật của mình là Trần Thị Lý mà là “Người con gái Việt Nam”. Những mẹ Tơm, mẹ Suốt, bà bầm, bà bủ trong thơ Tố Hữu đều là những bà mẹ Việt Nam anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang. Những em bé liên lạc như Lượm “Vụt qua mặt trận – Đạn bay vèo vèo – Thư đề thượng khẩn – Sợ chi hiểm nghèo”, như em Hòa: “Tuổi mười bốn những ước ao – Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng – Mẹ ơi súng đẹp quá chừng – Con đi đánh giặc mẹ đừng lo chi” cũng là những anh hùng thiếu niên, như nhà thơ đã khẳng định:
Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con người của dân tộc và nhân loại, với “trái tím vĩ đại không phải “đập cho em” mà cho “lẽ phải trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người”. Nhà thơ không gọi nhân vật của mình là Trần Thị Lý mà là “Người con gái Việt Nam”. Những mẹ Tơm, mẹ Suốt, bà bầm, bà bủ trong thơ Tố Hữu đều là những bà mẹ Việt Nam anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang. Những em bé liên lạc như Lượm “Vụt qua mặt trận – Đạn bay vèo vèo – Thư đề thượng khẩn – Sợ chi hiểm nghèo”, như em Hòa: “Tuổi mười bốn những ước ao – Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng – Mẹ ơi súng đẹp quá chừng – Con đi đánh giặc mẹ đừng lo chi” cũng là những anh hùng thiếu niên, như nhà thơ đã khẳng định:
“Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hóa những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí”.
(Ê-mi-ly, con)
Đến em thơ cũng hóa những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí”.
(Ê-mi-ly, con)
Đặc biệt là các anh chiến sĩ, người lính trong thơ Tố Hữu:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa đạn
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa đạn
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Trong quan niệm về con người sử thi, cái cá nhân, cái riêng tư cơ hồ mất vị trí trong cảm quan thẩm mỹ – cái thời mà Chế Lan Viên gọi là “Những năm toàn đất nước có một tâm hồn, có chung khuôn mặt”, nhà thơ cũng nhìn Tổ quốc mình không phải bằng con mắt cá nhân mà bằng con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa”, nghĩa là con mắt của lịch sử dân tộc. Lê Anh Xuân thì hình dung anh giải phóng quân hy sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất như một tượng đài hùng vĩ hiện lên trên cái nền bát ngát của không gian Tổ quốc và thời gian những thế kỷ. Người chiến sĩ ấy là ai? Không cần biết. Anh không để lại tên tuổi địa chỉ gì hết. Vì anh là biểu tượng của giải phóng quân, hơn nữa là “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ” để cho “Tổ Quốc bay lên bát ngát màu xanh” (Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân). Những anh Núp của Nguyên Ngọc, chị Út Tịch của Nguyễn Thi, ông Tám Xẻo Đước của Anh Đức, bà mẹ đào hầm của Dương Hương Ly… đâu phải chỉ là những cá nhân. Đó là Đất nước đứng lên, là những Người mẹ cầm súng, là Cô gái mở đường, là sự vùng dậy của Đất, là sức mạnh vô tận của Đất quê ta mênh mông…
Các nhà lý luận thường nói đến khoảng cách sử thi giữa nhà văn và nhân vật anh hùng. Do khoảng cách ấy, giọng văn sử thi thường trang nghiêm và thiên về ngợi ca với thái độ chiêm ngưỡng đầy cảm phục và hình ảnh sử thi thì thiên về vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng. Những hình ảnh như “Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng), hình ảnh “lửa cháy khắp rừng, cả rừng Xô Man ào ào rung động” (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành), … đều là những hình ảnh mang đậm màu sắc sử thi. Hình ảnh những chàng trai rời thủ đô lên chiến khu Việt Bắc được Chính Hữu miêu tả trong Ngày về thật lớn lao, đẹp đẽ:
Các nhà lý luận thường nói đến khoảng cách sử thi giữa nhà văn và nhân vật anh hùng. Do khoảng cách ấy, giọng văn sử thi thường trang nghiêm và thiên về ngợi ca với thái độ chiêm ngưỡng đầy cảm phục và hình ảnh sử thi thì thiên về vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng. Những hình ảnh như “Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng), hình ảnh “lửa cháy khắp rừng, cả rừng Xô Man ào ào rung động” (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành), … đều là những hình ảnh mang đậm màu sắc sử thi. Hình ảnh những chàng trai rời thủ đô lên chiến khu Việt Bắc được Chính Hữu miêu tả trong Ngày về thật lớn lao, đẹp đẽ:
Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm.
(Biệt đô thành – Chính Hữu)
“Chào anh du kích đất Cam
Đẹp như pho tượng Đam San thuở nào
Ngực anh đỏ tựa đồng thau
Vui tình đồng chí, trắng phau răng cười
AK nòng thép xanh ngời
Hôn anh một cái hỡi người bạn thân.
(Tố Hữu)
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm.
(Biệt đô thành – Chính Hữu)
“Chào anh du kích đất Cam
Đẹp như pho tượng Đam San thuở nào
Ngực anh đỏ tựa đồng thau
Vui tình đồng chí, trắng phau răng cười
AK nòng thép xanh ngời
Hôn anh một cái hỡi người bạn thân.
(Tố Hữu)
Kiểu con người anh hùng trở thành hình tượng chính trong quan niệm con người sử thi của văn học 45-75. Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng, tập thể buôn làng Xô Man trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình hình tượng tiêu biểu. Hình tượng người lính Tây Tiến đã được xây dựng với những phẩm chất của người anh hùng thời đại chống Pháp: vượt lên mọi khó khăn gian khổ của những chặng đường hành quân với đủ mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ, với những thiếu thốn, bệnh tật hoành hành. Tất cả đều hướng về chiến trường, với ý nguyện: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, chấp nhận những hi sinh mất mát, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở trước.
Hình tượng tập thể anh hùng được xây dựng tròn Rừng xà nu lại là hình tượng tiêu biểu của con người sử thi thời đại chống Mĩ cứu nước. Đó là những thế hệ già trẻ nối tiếp nhau, người trước ngã xuống, người sau tiếp tục đứng lên chống Mĩ bảo vệ buôn làng. Từ cụ Mết, đến anh Xút, bà Nhan, đến Tnú, Mai, Dít, đến bé Heng, … tất cả đã tạo nên một dòng suối cách mạng không ngừng. Thế hệ sau cứng cáp, bản lĩnh và đi xa hơn thế hệ trước. Lời đúc kết cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” là chân lí cách mạng của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên và của cả dân tộc ta thời chống Mĩ.
Những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975 đã phản ánh rất rõ hình tượng con người sử thi. Với quan niệm con người mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ở thời kì trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước hết là con người có lí tưởng sống cao đẹp, ý thức được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cô giáo Thùy trong Cửa sông (1966) đã “dành một phần nhỏ thì giờ biên thư cho các học sinh của mình hiện đang ở các đơn vị bộ đội” vì đã tự coi mình như “một người con gái ở hậu phương có nhiệm vụ đem đến cho họ những lời động viên, có nhiệm vụ săn sóc các chiến sĩ ngoài mặt trận”. Thùy luôn cố gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái guồng máy sinh hoạt chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến” bởi như thế là ích kỉ, là coi trọng hạnh phúc cá nhân.
Những người lính trong Dấu chân người lính (1972) đều xác định được trách nhiệm cao cả của thế hệ mình trước tiếng gọi thiêng liêng của non sông. Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5, rất quen thuộc, gắn bó với những khu rừng ngày đêm dội vang những trận bom, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch. Khung cảnh bề bộn, dựng lửa của chiến trường “trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được”. Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu thường được đặt trong những hoàn cảnh thử thách ngặt nghèo, trước những tình huống phải lựa chọn giữa sống và chết để “càng làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ sáng chói chủ nghĩa anh hùng” (Nguyễn Văn Long). Nguyệt, cô gái đi nhờ xe trong Mảnh trăng cuối rừng (1970), đã để cả quần áo “nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột dây tời vào một gốc cây”, đã nấp ở mé ngoài để che chở cho Lãm vì “Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó!”, đã bình tĩnh, rành rọt chỉ đường cho Lãm và khi bị thương vẫn tươi tỉnh, xinh đẹp. Nhận được lệnh xuất kích, từ chính ủy Kinh đến những người lính thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 5 (Dấu chân người lính) đều náo nức xen lẫn hồi hộp. Họ mang súng và một số cơ đạn, dây lưng to thắt rất chặt, mặt nghiêm trang, chuyện trò ít đi, ai nấy đều nghĩ đến cuộc chiến đấu mở màn sắp tới với quyết tâm “làm sao cho đơn vị mình đánh thắng trận đầu, nhất thiết phải đánh thắng giòn giã trận đầu”.
Là con người của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 đã kết tinh được phẩm chất của con người Việt Nam, tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng đồng. Trong tiểu thuyết Cửa sông, người đọc cảm phục Bân có tình đồng chí gắn bó, keo sơn – anh thầm hứa với lòng mình, nhất định sẽ trả thù cho Ái, sẽ sống xứng đáng với sự hi sinh của Ái; thương mến sự lạc quan, vui tươi của Tốt – cô hát nhiều, cười nhiều trước hôm đi dân công mở đường đợt sáu tháng tận miền tây khu Bốn. Chính Thùy cũng đã từng nghĩ: “mỗi tấc đất làng Kiều, mỗi con người quen biết mà mình từng chung sống, từng dạy dỗ con cái họ đều có một cuộc đời gắn liền với lịch sử đất nước đầy thử thách, mỗi người đều mang trong lòng bao điều tốt đẹp mà mình có thể học hỏi, có thể khám phá suốt đời”. Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), như mọi cô gái Việt Nam khác, có một tình yêu thủy chung, một niềm tin mãnh liệt. Sống giữa sự tàn phá của chiến tranh, bao năm cô vẫn chờ đợi người con trai chưa hề gặp mặt, chưa hứa hẹn một điều gì, bởi vì trong lòng cô “cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt”. Chỉ là câu nói đùa nhưng người đọc thấy được cách Nguyệt hành xử rất phù hợp với truyền thống đạo lí của dân tộc, sống có trước có sau, trọn vẹn nghĩa tình: “Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư”.
Trong giai đoạn văn học này, khuynh hướng sử thi không chỉ thể hiện ở những thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, ký sự, truyện ký hay những bản trường ca. Nó chi phối đến cả những bài thơ trữ tình ngắn, thậm chí nhiều bài thơ tứ tuyệt:
Hình tượng tập thể anh hùng được xây dựng tròn Rừng xà nu lại là hình tượng tiêu biểu của con người sử thi thời đại chống Mĩ cứu nước. Đó là những thế hệ già trẻ nối tiếp nhau, người trước ngã xuống, người sau tiếp tục đứng lên chống Mĩ bảo vệ buôn làng. Từ cụ Mết, đến anh Xút, bà Nhan, đến Tnú, Mai, Dít, đến bé Heng, … tất cả đã tạo nên một dòng suối cách mạng không ngừng. Thế hệ sau cứng cáp, bản lĩnh và đi xa hơn thế hệ trước. Lời đúc kết cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” là chân lí cách mạng của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên và của cả dân tộc ta thời chống Mĩ.
Những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975 đã phản ánh rất rõ hình tượng con người sử thi. Với quan niệm con người mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ở thời kì trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước hết là con người có lí tưởng sống cao đẹp, ý thức được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cô giáo Thùy trong Cửa sông (1966) đã “dành một phần nhỏ thì giờ biên thư cho các học sinh của mình hiện đang ở các đơn vị bộ đội” vì đã tự coi mình như “một người con gái ở hậu phương có nhiệm vụ đem đến cho họ những lời động viên, có nhiệm vụ săn sóc các chiến sĩ ngoài mặt trận”. Thùy luôn cố gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái guồng máy sinh hoạt chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến” bởi như thế là ích kỉ, là coi trọng hạnh phúc cá nhân.
Những người lính trong Dấu chân người lính (1972) đều xác định được trách nhiệm cao cả của thế hệ mình trước tiếng gọi thiêng liêng của non sông. Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5, rất quen thuộc, gắn bó với những khu rừng ngày đêm dội vang những trận bom, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch. Khung cảnh bề bộn, dựng lửa của chiến trường “trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được”. Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu thường được đặt trong những hoàn cảnh thử thách ngặt nghèo, trước những tình huống phải lựa chọn giữa sống và chết để “càng làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ sáng chói chủ nghĩa anh hùng” (Nguyễn Văn Long). Nguyệt, cô gái đi nhờ xe trong Mảnh trăng cuối rừng (1970), đã để cả quần áo “nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột dây tời vào một gốc cây”, đã nấp ở mé ngoài để che chở cho Lãm vì “Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó!”, đã bình tĩnh, rành rọt chỉ đường cho Lãm và khi bị thương vẫn tươi tỉnh, xinh đẹp. Nhận được lệnh xuất kích, từ chính ủy Kinh đến những người lính thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 5 (Dấu chân người lính) đều náo nức xen lẫn hồi hộp. Họ mang súng và một số cơ đạn, dây lưng to thắt rất chặt, mặt nghiêm trang, chuyện trò ít đi, ai nấy đều nghĩ đến cuộc chiến đấu mở màn sắp tới với quyết tâm “làm sao cho đơn vị mình đánh thắng trận đầu, nhất thiết phải đánh thắng giòn giã trận đầu”.
Là con người của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 đã kết tinh được phẩm chất của con người Việt Nam, tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng đồng. Trong tiểu thuyết Cửa sông, người đọc cảm phục Bân có tình đồng chí gắn bó, keo sơn – anh thầm hứa với lòng mình, nhất định sẽ trả thù cho Ái, sẽ sống xứng đáng với sự hi sinh của Ái; thương mến sự lạc quan, vui tươi của Tốt – cô hát nhiều, cười nhiều trước hôm đi dân công mở đường đợt sáu tháng tận miền tây khu Bốn. Chính Thùy cũng đã từng nghĩ: “mỗi tấc đất làng Kiều, mỗi con người quen biết mà mình từng chung sống, từng dạy dỗ con cái họ đều có một cuộc đời gắn liền với lịch sử đất nước đầy thử thách, mỗi người đều mang trong lòng bao điều tốt đẹp mà mình có thể học hỏi, có thể khám phá suốt đời”. Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), như mọi cô gái Việt Nam khác, có một tình yêu thủy chung, một niềm tin mãnh liệt. Sống giữa sự tàn phá của chiến tranh, bao năm cô vẫn chờ đợi người con trai chưa hề gặp mặt, chưa hứa hẹn một điều gì, bởi vì trong lòng cô “cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt”. Chỉ là câu nói đùa nhưng người đọc thấy được cách Nguyệt hành xử rất phù hợp với truyền thống đạo lí của dân tộc, sống có trước có sau, trọn vẹn nghĩa tình: “Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư”.
Trong giai đoạn văn học này, khuynh hướng sử thi không chỉ thể hiện ở những thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, ký sự, truyện ký hay những bản trường ca. Nó chi phối đến cả những bài thơ trữ tình ngắn, thậm chí nhiều bài thơ tứ tuyệt:
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
(Hồ Chí Minh)
O du kích nhỏ giương cao súng
Thắng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
(Tố Hữu)
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
(Hồ Chí Minh)
O du kích nhỏ giương cao súng
Thắng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
(Tố Hữu)
Nói như thế không có nghĩa là văn học giai đoạn 1945 – 1975 hoàn toàn không có giọng văn nào khác. Đôi lúc cũng thấy có xen vào một vài giọng điệu khác như giọng đùa cợt, suồng sã hay châm biếm mỉa mai… Nhưng những giọng điệu ấy nếu không ném vào những nhân vật phản diện thì không bao giờ chiếm ưu thế và bị phê bình uốn nắn…
2.2. Kiểu con người lạc quan, lãng mạn
Quan niệm con người sử thi đi liền với cảm hứng lãng mạn. Hai đặc điểm này hòa quyện với nhau tạo nên kiểu con người lạc quan. Ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc hướng về lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, cả dân tộc chủ yếu sống với tâm lý lãng mạn – một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng. Không có lòng yêu nước thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tương lai đầy ánh sáng của chiến thắng và cuộc sống ấm no hạnh phúc thì làm sao có đủ sức mạnh tinh thần vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nền của chiến tranh:
2.2. Kiểu con người lạc quan, lãng mạn
Quan niệm con người sử thi đi liền với cảm hứng lãng mạn. Hai đặc điểm này hòa quyện với nhau tạo nên kiểu con người lạc quan. Ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc hướng về lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, cả dân tộc chủ yếu sống với tâm lý lãng mạn – một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng. Không có lòng yêu nước thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tương lai đầy ánh sáng của chiến thắng và cuộc sống ấm no hạnh phúc thì làm sao có đủ sức mạnh tinh thần vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nền của chiến tranh:
Củ khoai củ sắn thay cơm,
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng
Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát,
Trông trời cao mà mát tâm can…
(Tố Hữu)
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng
Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát,
Trông trời cao mà mát tâm can…
(Tố Hữu)
Đấy là những năm tháng con người tuy đứng trong gian khổ tột cùng nhưng tâm hồn chủ yếu sống với niềm tin vui ấm áp của tình đồng chí, của tình dân nghĩa Đảng và trong ánh sáng rực rỡ của lý tưởng, của tương lai. Chủ nghĩa lạc quan ấy không phải không có cơ sở thực tế. Bởi dân tộc ta vừa phải trải qua một quá khứ vô cùng khủng khiếp: chế độ thuộc địa Pháp và Phát xít Nhật hết sức tàn bạo đã dẫn tới nạn đói khủng khiếp giết chết hơn hai triệu người trong vài ba tháng. Cách mạng tháng Tám đã cứu dân tộc ta ra khỏi những ngày khủng khiếp đó mà nói như Nam Cao “có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình” (Đôi Mắt). Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội bước đầu, nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, quả có làm cho đất nước thay da đổi thịt. Ngày xưa nhà tranh vách đất là đặc trưng của làng quê ta:
Mái tranh ơi hỡi mái tranh
Trải bao mưa nắng mà thành quê hương.
(Trần Đăng Khoa)
Ngày nay khắp nơi mọc lên nhà gạch, mái ngói (gọi là phong trào “ngói hoá”) tạo nên tứ thơ đầy tinh thần lãng mạn của Xuân Diệu: bài Ngói mới. Còn Huy Cận, vốn xưa là một hồn thơ ảo não nhất trong phong trào Thơ mới, nay nhìn đâu cũng thấy Trời mỗi ngày lại sáng và Đất nở hoa. Ở Chế Lan Viên, Ánh sáng và phù sa là hình ảnh đất nước mà cũng là hình ảnh tâm hồn nhà thơ được hồi sinh và thanh xuân hoá.
Nhìn sang các nước bạn thì Liên Xô, Trung Quốc v.v… là những thiên đường đối với một đất nước còn quá đỗi nghèo nàn và lạc hậu như nước ta. Đó là chủ nghĩa xã hội, tương lai chắc chắn sẽ thành hiện thực trên đất nước mình (Với Lênin, Đường sang nước bạn của Tố Hữu, Lại thấy thần tiên đất nở hoa của Huy Cận, Năm mơi năm Liên bang Xô Viết của Xuân Diệu v.v…)
Nhìn thực tế dưới ánh sáng của một tương lai như thế, tự nhiên thấy thực tế đẹp hơn, sáng hơn gấp ngàn lần:
Nhìn sang các nước bạn thì Liên Xô, Trung Quốc v.v… là những thiên đường đối với một đất nước còn quá đỗi nghèo nàn và lạc hậu như nước ta. Đó là chủ nghĩa xã hội, tương lai chắc chắn sẽ thành hiện thực trên đất nước mình (Với Lênin, Đường sang nước bạn của Tố Hữu, Lại thấy thần tiên đất nở hoa của Huy Cận, Năm mơi năm Liên bang Xô Viết của Xuân Diệu v.v…)
Nhìn thực tế dưới ánh sáng của một tương lai như thế, tự nhiên thấy thực tế đẹp hơn, sáng hơn gấp ngàn lần:
Năm năm mới bấy nhiêu ngày Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều…
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấp áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
Màu áo mới nâu non nắng chói
Mái trường tươi roi rói ngói son
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao
Núi rừng có điện thay sao
Nông thôn có máy làm trâu cho người…
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấp áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
Màu áo mới nâu non nắng chói
Mái trường tươi roi rói ngói son
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao
Núi rừng có điện thay sao
Nông thôn có máy làm trâu cho người…
Phải nói rằng, những điều Tố Hữu diễn tả đều là sự thật cả. Có điều sự thật ấy đã được nhân lên với kích thước cao rộng bát ngát của tương lai mà nhà thơ gọi là “gió ngày mai” và “hồn thời đại”. Và chủ nghĩa lạc quan cũng được nhân lên với kích thước ấy:
Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
(Tố Hữu)
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh
Có lẽ lòng tôi cũng hoá thành
Ngói mới
(Xuân Diệu)
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
(Tố Hữu)
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh
Có lẽ lòng tôi cũng hoá thành
Ngói mới
(Xuân Diệu)
Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả trong văn xuôi. Từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến bút ký, tuỳ bút (và cả kịch bản sân khấu) đều rất giàu chất thơ. Và hướng vận động của cốt truyên, của số phận nhân vật, của dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện đại tới tương lai đầy hứa hẹn. Niềm tin ở tương lai là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn khiến dân tộc ta có thể vượt lên trên mọi thử thách, tạo nên những chiến công phi thường:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!
(Tố Hữu)
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!
(Tố Hữu)
Tin chắc ở tương lai và sống với tương lai, con người đã đi vào chiến trường, đi vào bom đạn vui như trẩy hội:
Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục
Sung sướng bao nhiêu, tôi là đồng đội
Của những người đi, vô tận, hôm nay
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây
(Phạm Tiến Duật)
Ta qua sông qua suối
Ta qua núi qua đèo
Lòng ta vui như hội
Như cờ bay gió reo
(Tố Hữu)
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục
Sung sướng bao nhiêu, tôi là đồng đội
Của những người đi, vô tận, hôm nay
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây
(Phạm Tiến Duật)
Ta qua sông qua suối
Ta qua núi qua đèo
Lòng ta vui như hội
Như cờ bay gió reo
(Tố Hữu)
Những cuộc chia li tiễn người thân ra chiến trường không mang màu sắc ảm đạm, mà ngược lại, mang màu hồng của ánh sáng tương lai:
Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
(Nguyễn Mỹ)
..................................Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
(Nguyễn Mỹ)
Triều Anh sưu tầm
Sửa lần cuối: