dàn ý hay

dàn ý hay

Đề: Mỗi người viết trẻ hôm nay là một “người chữ”, nên đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc. Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa…Họ xác tín định nghĩa rằng phàm những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, chứ không làm công cụ, thì đó là văn học; rằng phàm cái không mang tính chức năng sứ mệnh, chỉ cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học… Họ nỗ lực đột xuất mình lên để không chỉ thêm vào bức tranh văn hóa một sắc gam mới, mà còn là một sức sống mới.


MB
TB:
  • Giải thích:
  • “người chữ”: con người nghệ sỹ, sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là con người xã hội, chính trị,…
  • đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc… Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa: tư cách của người viết trẻ, là những người nghệ sỹ ngôn từ, có bản lĩnh, tự tin, có phông nền tri thức, văn hóa,…+ những người viết trẻ khao khát và có khả năng làm nên những điều khác biệt, mới mẻ
  • Quan niệm mới về văn học của những người viết trẻ: Nếu những tác phẩm lấy tự thân mình làm công cụ, chức năng sứ - tức là những tác phẩm nghệ thuật chỉ được sáng tác nhằm mục đích chính trị, như cái loa phát thanh cho tư tưởng giai cấp nào đó để hướng đến phục vụ cho một tầng lớp chính trị thì không phải là văn chương nghệ thuật>< Những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học: tức là những tác phẩm đề cao tính nghệ thuật, tự thân nó mang những giá trị riêng, những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
  • Ý kiến muốn nói đến tư tưởng, suy nghĩ đổi mới của những người viết trẻ về một tác phẩm văn học đích thực: văn chương đích thực không phải là công cụ, không hướng đến thực hiện sứ mệnh, chức năng chính trị, đạo đức, để tuyên truyền hay làm vũ khí. Nó phải hướng đến những giá trị tự thân mang tính văn hóa, thẩm mĩ- tức giá trị nghệ thuật.
  • Bàn luận
Ld1: “Mỗi người viết trẻ hôm nay là một “người chữ”, nên đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc. Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa… “ và “Họ nỗ lực đột xuất mình lên để không chỉ thêm vào bức tranh văn hóa một sắc gam mới, mà còn là một sức sống mới.”

  • Văn học phải cách tân trong quan niệm, tư duy nghệ thuật, thay đổi phù hợp vs thời đại. Bất kể tpvh nào, nhà văn cũng luôn bám sát thời đại mình trên hành trình sáng tạo. Thời đại luôn biến chuyển nên người nghệ sĩ buộc phải thích ứng với xã hội mình, phải viết khác đi để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu cao của bạn đọc như hiện nay.
  • Tư chất nghệ sỹ: người nghệ sỹ luôn mang tư duy đổi mới, cách tân không ngừng.
  • So sánh với người viết cũ/xưa: Nếu văn học trước đó đề cao con người cộng đồng, xã hội. Thì văn học sau này đã được cởi trói, người viết trẻ lúc này không còn mang trên mình trách nhiệm của chính trị, mà họ được trở thành một người nghệ sỹ thực thụ. Họ được thoải mái phô bày vốn kiến thức văn hóa, xã hội của mình.
D/c: điểm qua nhà văn, nhà thơ của thời chiến và thời hậu chiến.



Ld2: Họ xác tín định nghĩa rằng phàm những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, chứ không làm công cụ, thì đó là văn học; rằng phàm cái không mang tính chức năng sứ mệnh, chỉ cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học…

- Văn chương đích thực không nhằm làm công cụ hay mang tính chức năng, sứ mệnh

+ Đành rằng văn học là hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh tồn tại xã hội. Nó mang chức năng nhận thức, giáo dục, phản ánh và cải biến xã hội-> cũng thực hiện những chức năng, sứ mệnh đối với lịch sử, chính trị. DC: bài thơ tỏ lòng, tỏ chí; tác phẩm văn học cách mạng 45-75…

Nhưng nếu sa vào công cụ hay hướng đến sứ mệnh chính trị, lịch sử, đạo đức… thì văn chương sẽ:

+ Người nghệ sỹ sáng tác nghệ thuật là để thể hiện tư tưởng, suy nghĩ , cách nhìn của mình về cuộc đời, về con người. Nhưng nếu văn chương chỉ đóng vai trò như một công cụ, là cái loa phát thanh tư tưởng chính trị thì tác phẩm sẽ trở nên khuôn mẫu, sáo mòn, chỉ tác động về mặt tư tưởng, đạo đức, chỉ hướng đến phản ánh và cải tạo xã hội mà quên đi tính nghệ thuật, thẩm mĩ

+ Tư chất của người nghệ sỹ: Một nhà văn không thành thực không bao giờ trở thành một người nghệ sỹ chân chính. Văn học không thể chấp nhận và không bao giờ chấp nhận những lọc lừa trí trá của nhà văn. Do đó, những tác phẩm chỉ lấy tự thân mình làm công cụ, chức năng sứ mệnh thì ắt sẽ đánh mất đi sự thành thực. Bởi, khi đó, người nghệ sỹ cầm bút chỉ để viết cho chính trị, lo việc che chắn. Họ xoay trở, vặn vẹo cây bút, làm động tác giả để được yên ổn tồn tại. Lâu dần, nhà văn phải viết theo kiểu “ca ngợi một chiều”, một lối văn minh họa”.

+ Văn chương từ lâu đã trở thành nơi để người nghệ sỹ kí thác nỗi lòng, giải tỏa cảm xúc thầm kín, riêng tư. Do đó, nếu văn chương chỉ được xem như là công cụ mang chức năng sứ mệnh chính trị thì nó đó là thứ văn phi nghệ thuật. Người nghệ sỹ lúc này đã mất sự tư do ngay trước trang giấy trắng của mình. Lúc đó, người cầm bút sẽ không thể thăng hoa trong sáng tạo mà bị kìm hãm, kìm kẹp bởi mục đích chính trị.

+ Công cụ hay sứ mệnh chỉ mang tính nhất thời, phù hợp với một giai đoạn lịch sử, với một lớp người-> đề cao tính chức năng, sứ mệnh với lịch sử, xã hội thì dễ triệt tiêu this nhân loại. Khi tác phẩm hoàn thành xong sứ mệnh của mình thì sinh mạng của nó chấm dứt. Nó không thể tồn tại lâu dài

Dẫn chứng: văn chương Nguyễn Đình Chiểu tải đạo, ngôn chí, hướng đến số đông -> ngôn từ, hình tượng nghệ thuật thiếu sự trau chuốt, gọt dũa. Nhiều đoạn giống như lời wan tiếng nói hàng ngày nôm na, dễ dãi

Dẫn chứng: những hạn chế của văn học cách mạng: tuy hoàn thành tốt chức năng cổ vũ, tuyên truyền cách mạng nhưng phản ánh hiện thực một chiều theo chiều hướng tô hồng; đề tài cũ mòn; cách viết, cách kết cấu tác phẩm có phần đơn điệu.





- Văn chương đích thực chỉ lấy tự thân mình làm mục đích, cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mĩ

+ Khi tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích -> nó sẽthoát khỏi sự trói buộc của trách nhiệm phản ánh, của chính trị, của những nguyên tắc đạo đức mà giai cấp áp dặt để đầu tư hơn vào việc tìm kiếm đề tài mới lạ, độc đáo + ngôn ngữ được trau chuốt, gọt dũa + hình tượng nghệ thuật….-> mang tính nghệ thuật

+ Khi lấy tự thân làm mục đích và hướng tới nhu cầu văn hóa thẩm mĩ-> nhà văn được tồn tại với tư cách là người chữ- anh ta được thỏa sức sáng tạo với ngôn từ + bộc lộ cá tính, phong cách riêng của mình, được tự do bộc lộ quan điểm, được viết về những điều yêu thích->Chỉ khi được giải phóng, nhà văn mới tự do phát huy sở trường, mới có thể tạo nên được dấu ấn, bản sắc riêng

+ Khi tác phẩm lấy mình làm mục đích thì nó sẽ chạm tới những vân đề của nhân loại, ở mọi thời kì, giai đoạn lịch sử -> trường tồn

+ Một trong những chức năng quan trọng của tác phẩm văn học là chức năng thẩm mĩ- mang đến cho con người cảm xúc về cái Chân – Thiện – Mỹ. Văn học là nghệ thuật của cái đẹp. Do đó, chức năng hàng đầu của văn học chính là thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ. Phan Bình Kế từng nói: "văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng cho nên gọi là văn chương".

+Người đọc khi tìm đến tác phẩm văn chương thì mối quan tâm hàng đầu là: sự mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn trên cả nội dung và hình thức nghệ thuật + thỏa mãn nhu cầu thâm mĩ chứ không tiếp cận tác phẩm văn chương như một bài học đạo đức/xã hội học…-> đòi hỏi tác phẩm phải có sự tìm tòi, phát hiện, sáng tạo về nội dung + trau chuốt về hình thức= hoàn thiện.

Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư => chân lý tình thương

Bộ 3 Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết=> giải thiêng lịch sử. Nếu trước đó, người ta ca ngợi hình mẫu anh hùng lớn lao thì NHT lại đi sâu vào bản năng, hình ảnh con người đời thường
KB : Khái quát lại
 
  • Like
Reactions: Haneul
560
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.