Dàn Ý NLXH: Cảm xúc cũng cần được nghỉ ngơi như cảm cúm

Dàn Ý NLXH: Cảm xúc cũng cần được nghỉ ngơi như cảm cúm

Trên báo Hoa học trò số 1391 ra ngày 12/9/2022, tác giả Khánh An có bài viết “Cảm xúc cũng cần được nghỉ ngơi như cảm cúm”. Trong đó, tác giả bài viết có kể lại câu chuyện bản thân từng viết đơn xin nghỉ học vì lí do đang cảm thấy buồn bã, bị stress. Nhưng lí do đó không thuyết phục được giáo viên. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

A. VĐNL: khẳng định cách ứng xử đúng đắn với cảm xúc, coi trọng sức khỏe tinh thần như sức khỏe thân thể

B. CÁC Ý CẦN ĐẠT

I. Giải thích


- Cảm xúc là trạng thái tinh thần tất yếu của mỗi con người, là yếu tố vô hình bên trong, thường tác động nhanh chóng tới khuôn mặt, hình dáng, lời nói, hành động

- Cảm cúm là một loại bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đau ốm và muốn được đình công

=> Tinh thần và cơ thể đều có khả năng kiệt quệ nếu phải hoạt động không ngơi nghỉ. Nhưng lẽ thường người ta vẫn chỉ quan tâm và chỉ bán thuốc cho người cảm cúm mà ít khi để ý tới sức khỏe tinh thần bên trong. Câu nói khiến ta nhận thức lại một vấn đề quan trọng: những diễn biến bên trong của tâm trạng cũng cần được quan tâm, chăm sóc, coi trọng hơn cả, đừng phớt lờ, đừng xem nhẹ những xáo động, tổn thương của tâm hồn

II. Bàn luận:

1. Tại sao cảm xúc cũng cần nghỉ ngơi như cảm cúm?


- Cảm xúc dẫu vô hình nhưng dù sao cũng là một tổn thương, một vết sẹo nhức nhối, dai dẳng. Nếu vết thương không được may vá, không chữa trị, nó sẽ ngày càng lở loét, loang ra, nặng thêm, khiến tinh thần con người chán nản, bất an, tiêu cực, kiệt quệ. Có khi, cảm xúc không được chữa lành khiến ta đau đớn đến mức muốn được tìm đường giải thoát ~ Câu chuyện nữ thần Clytie hóa thành hoa hướng dương sau chuỗi ngày dai dẳng si mê thần Mặt trời Helios

VD: HS trường Ams tự tử -> Số liệu về căn bệnh trầm cảm ở giới trẻ hiện nay ngày càng tăng lên một cách đáng báo động. Điều đó cho thấy rằng, xã hội ngày càng áp lực nhưng con người chưa nhận thức được sức khỏe tinh thần quý giá như thế nào

- Cảm cúm có thể được chữa trị nhờ những viên thuốc y học, một nồi nước xông,… ta có thể vừa ốm vừa cố gắng việc công nhưng cảm xúc thì không dễ dàng như thế! Một khi tâm trạng đã chênh vênh, tâm hồn đã rỉ máu, ta sẽ không thể đặt trọn tâm trí cho công việc khách quan gì nữa. Ta cần nhiều hơn một viên thuốc an thần để cứu rỗi, ta cần một bờ vai, một cái nắm tay, một lời thăm hỏi. Ta cần một buổi chiều thư thái rời xa gánh nặng áo cơm, áp lực công việc và những mâu thuẫn xã hội rối như tơ vò. Ta cần một cuốn sách, một câu lạc bộ vui khỏe, một nơi bí mật của bản thân… để xoa dịu con tim. Trái tim con người không làm bằng sắt đá, làm sao nó có thể gồng gánh bao nhiêu điều đau khổ vô hình nhưng chồng chất? Bởi vậy, cảm xúc phải được nghỉ ngơi như cảm cúm, để dọn lại căn phòng bừa bộn nỗi lo và bơm máu vào tim tiếp tục cho hành trình sống ý nghĩa phía trước.

- Cố gắng lừa dối cảm xúc của chính mình và thử thách mù quáng với giới hạn của bản thân là một việc làm ngu ngốc. Sự gượng ép, thắng lợi tinh thần thái quá kiểu AQ chỉ cho thấy rằng bạn không can đảm để đối diện với nỗi đau của chính mình, cũng chưa biết thấu hiểu đứa trẻ yếu mềm bên trong bản thân một cách đúng đắn. Cảm xúc cần được nghỉ ngơi như cảm cúm vì đôi khi ta phải sống thật là mình, “không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được” (Lưu Quang Vũ)!

- Cảm xúc phải được nghỉ ngơi như cảm cúm. Đây là một lựa chọn chủ động của ý thức cá nhân. Nếu ta không tự cho phép mình nghỉ ngơi, chữa lành những thương tổn thì sẽ không ai có thể biết được bạn đang đau đớn, mệt mỏi đến mức nào. Khi biết lên tiếng đình công cho cảm xúc của chính mình, người khác cũng phải chú tâm, thông cảm cho bạn nhiều hơn, không cố gượng ép bạn làm những điều mà hiện tại cảm xúc không cho phép!

2. Cảm xúc thậm chí cần được nghỉ ngơi hơn cảm cúm!

- Tinh thần là liều thuốc hữu hiệu nhất cho mọi căn bệnh. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Có những căn bệnh thể chất được hồi phục nhờ cảm xúc tinh thần lạc quan, phấn chấn. VD: Cuốn sách “Điểm đến của cuộc đời” (Đặng Hoàng Giang) -> Vì vậy, bạn có thể lờ đi một viên thuốc cảm nhưng không thể lờ đi một liều thuốc cứu rỗi tinh thần

- Liên hệ: câu chuyện HS thường không được cho phép nghỉ học vì lí do bị stress, buồn bã -> Phải thông cảm rằng: HS nhất quỷ nhì ma và không dễ gì có thể đánh giá được tính chân thực của lí do. Tuy nhiên, việc nhà trường quan tâm sát sao đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên là một yêu cầu thiết yếu.

III. Phản đề:

- Không thể quá nuông chiều trái tim bé bỏng bên trong -> dễ trở thành con người nhu nhược, đớn hèn, nhạy cảm, sướt mướt.

- Biết nén lại cảm xúc để phấn đấu không ngừng nghỉ sẽ tôi luyện ở con người một tinh thần sắt đá, chai sạn với những nỗi đau, thử thách, từ đó có sức mạnh đảm đương nhiều việc lớn
 
  • nhung-mo-bai-nghi-luan-xa-hoi-480497.jpg
    nhung-mo-bai-nghi-luan-xa-hoi-480497.jpg
    118.6 KB · Lượt xem: 363
Từ khóa Từ khóa
cảm cúm cam xuc nén lại cảm xúc suc manh
  • Like
Reactions: VHT
2K
1
0
Trả lời

Đang có mặt