Đề thi chọn đội tuyển HSG Kỳ Sơn và Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THCS Tiêu Sơn, Đoan Hùng, Phú Thọ có phần Đọc hiểu và phần NLXH gần giống nhau, nên Văn học trẻ sẽ đăng cả hai đề này để các bạn tham khảo. <Gồm cả đề thi và đáp án, bài mẫu>
Trước hết là đề thi vào lớp 10 môn Văn trường THCS Tiêu Sơn, Đoan Hùng, Phú Thọ
“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”.
(Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Cho biết ý nghĩa của từ " lửa" được in đậm trong hai câu văn sau: " Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có coi người mới biết nuôi lửa và truyền lửa"
Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: “ Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người , nhân cách - Việt?
Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất được rút ra từ đoạn văn bản trên là gì?
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ), trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần Đọc hiểu: “Nếu không có … làm sao thành mùa xuân?".
Câu 2 (5,0 điểm ) Nêu cảm nhận về đoạn thơ dưới đây :
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
"Bổ ở chiến khu, bố của việc bố,
Mày viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
...Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 144-145)
-Hết-
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thao tác lập luận bình luận
Câu 2. Từ lửa được nói đến trong câu văn mang ý nghĩa ẩn dụ, nó là: nhiệt huyết, đam mê, khát vọng, ý chí, niềm tin, là tình yêu thương mãnh liệt… ngọn lửa ấy được con người nuôi dưỡng trong tâm hồn và có thể lan truyền từ người này sang người khác.
Câu 3. “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt” “Biết ủ lửa” tức là biết nhen nhóm, nuôi dưỡng lửa trong tâm hồn mình. Có ngọn lửa của đam mê, khát vọng mới dám sống hết mình, dám theo đuổi ước mơ hoài bão. Có ngọn lửa của ý chí, nghị lực sẽ có sức mạnh để vượt qua khó khăn trở ngại, đến được cái đích mà mình muốn. Có ngọn lửa của tình yêu thương sẽ sống nhân ái, nhân văn hơn, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Ngọn lửa ấy giúp ta làm nên giá trị nhân cách con người.
Câu 4. HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn văn bản trên và trình bày suy nghĩ thấm thía của mình về thông điệp đó.
Từ ngọn lửa – phát hiện nguồn năng lượng quan trọng nhất trong tiến hóa loài người đã giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng ăn lông ở lỗ để phát triển thành xã hội hiện đại như bây giờ, chúng được tạo thành do ma sát tiếp xúc làm nhiệt lượng tỏa ra. Từ sự hình thành lửa, tác giả muốn nói tới nhiệt huyết của con người. Mỗi chúng ta trước hết phải tự có nhiệt trong tim, nuôi dưỡng khối tình cảm, trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, cao hơn là đất nước, từ đó liên kết chặt chẽ với nhau, tiếp xúc để bùng cháy tạo ra sức mạnh, nguồn nhiệt năng quan trọng để phát triển đất nước. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, nhưng nếu như nguồn tiềm lực quan trọng ấy không chịu trau rèn biến mình thành chất dẫn, chỉ chăm chăm hưởng lợi và tự trừ mình ra khỏi công việc chung của xã hội, sống ích kỉ chỉ biết chính mình thì ngọn lửa thanh xuân, nhiệt huyết tuổi trẻ và tương lai đất nước sẽ từ đâu mà có? Hãy quan tâm tới xung quanh mình hơn, biết yêu thương hơn để ngọn lửa yêu thương, đoàn kết như dân tộc ta đã truyền thừa bao đời nay: Bầu ơi thương lấy bí cùng...
Câu 1. Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần đọc – hiểu: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”
*GỢI Ý:
Về kĩ năng: HS biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:
– Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.
– Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người…
– Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống NGƯỜI hơn, nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …
– Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân”.
Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa. Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người… Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …
Một cây hoa nở chẳng báo mùa xuân, một vườn hoa nở cả khu vườn bừng lên sức sống gọi mùa xuân về. Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân” của xã hội.
Nhiều bạn trẻ hiện nay không hề có sự rèn luyện học tập, sức khỏe cho mình, trong các hoạt động chung thì luôn có suy nghĩ: thiếu mình cũng chẳng sao, đầy người làm rồi. Mình có nỗi buồn gì, khó khăn gì cũng chẳng ai quan tâm, do vậy bạn cũng không hề quan tâm chuyện người khác. Nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy thì tương lai tất cả chúng ta sẽ ra sao, ai cũng chỉ biết mình, tự thương hại chính mình thì còn đâu là sự đoàn kết, đâu là tập thể xã hội. Câu chuyện bó đũa từ xa xưa vẫn luôn là bài học cần thiết cho hôm nay. Cần rộng lòng hơn để chia sẻ, cần quan tâm hơn đến nhau và cùng nỗ lực để mùa xuân của xã hội và mùa xuân của chính bạn thêm cháy bỏng, đáng quý.
Hãy tự trau dồi bản thân về học vấn, đạo đức, sức khỏe, phần nào yếu kém thì nỗ lực, phần nào làm tốt thì phát huy, chẳng ai sinh ra lại vô ích cả. Ít nhất, nhờ bạn mà nhiều người khác thấy có động lực hơn đó cũng là một cách giúp cho đời. Hãy nở bông hoa xinh góp cho vườn hoa đất nước nhé bạn.
Có người nói người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người Thật vậy. Dù đi đâu, ở đâu, ai cũng nhớ về quê hương, nhớ về những kỉ niệm đã từng làm ấm lòng người, là điểm tựa tinh thần để vươn lên nghịch cảnh.
Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng của người cháu về người bà và bếp lửa quê hương. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà.
Ở khổ thơ:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Khung cảnh chiến tranh trở nên khủng khiếp hơn, khi giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, để trơ trọi lại chỉ là những mảnh tro tàn. Những ký ức về bà lớn dần, lớn dần lan tỏa sang cả nỗi nhớ làng quê, nhớ đất nước. Chiến tranh đã gây ra bao mất mát, đau thương nhưng không thể nào xóa nhòa được tình làng, nghĩa xóm. Trong những tháng ngày xa quê những ký ức về những người làng xóm đáng kính đã cùng hai bà cháu đi qua hết những năm tháng chiến tranh đang lần lượt hiện về trong tâm trí của cháu. Lời dặn dò “Mày viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” cho thấy hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo, giàu tình thương. Dẫu trong hoàn cảnh nào bà vẫn kiên cường để làm điểm tựa tinh thần cho người cháu, làm hậu phương vững chắc cho người con chiến đấu ngoài chiến trường....
Bốn câu thơ trong phần kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa. Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp, đã "có ngọn khói trăm tàu", đã có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả", nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình thương yêu. Giọng thơ trở nên đằm thắm ngọt ngào:
"Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
Không gian và thời gian xa cách, và dù cuộc đời có đổi thay, nhưng tình thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt. Cảm xúc thơ như những lớp sóng cuộn lên trong lòng người. Đó là dư ba và âm vang tình bà - cháu.
"Bếp lửa" là bài thơ rất hay và độc đáo. Trong ca dao, trong thơ ca dân tộc, có rất nhiều bài hay nói về người mẹ hiền. "Bếp lửa" là bài thơ viết về người bà yêu kính, tần tảo có tình thương mênh mông. Đó là sự độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo trẻ trung. Hình tượng thơ: "bếp lửa", "khói hun", "ngọn lửa", "tiếng chim tu hú",... đan kết, xâu chuỗi, rất thơ, đầy ấn tượng.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa” vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng xúc động về tâm tình tuổi thơ, về hình ảnh và vai trò người bà trong gia đình được nhà thơ nói đến. Qua đó, ta càng thấy rõ tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiết tha nhất của con người Việt Nam.
Trước hết là đề thi vào lớp 10 môn Văn trường THCS Tiêu Sơn, Đoan Hùng, Phú Thọ
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”.
(Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Cho biết ý nghĩa của từ " lửa" được in đậm trong hai câu văn sau: " Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có coi người mới biết nuôi lửa và truyền lửa"
Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: “ Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người , nhân cách - Việt?
Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất được rút ra từ đoạn văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ), trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần Đọc hiểu: “Nếu không có … làm sao thành mùa xuân?".
Câu 2 (5,0 điểm ) Nêu cảm nhận về đoạn thơ dưới đây :
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
"Bổ ở chiến khu, bố của việc bố,
Mày viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
...Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 144-145)
-Hết-
Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2021 trường Tiêu Sơn
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thao tác lập luận bình luận
Câu 2. Từ lửa được nói đến trong câu văn mang ý nghĩa ẩn dụ, nó là: nhiệt huyết, đam mê, khát vọng, ý chí, niềm tin, là tình yêu thương mãnh liệt… ngọn lửa ấy được con người nuôi dưỡng trong tâm hồn và có thể lan truyền từ người này sang người khác.
Câu 3. “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt” “Biết ủ lửa” tức là biết nhen nhóm, nuôi dưỡng lửa trong tâm hồn mình. Có ngọn lửa của đam mê, khát vọng mới dám sống hết mình, dám theo đuổi ước mơ hoài bão. Có ngọn lửa của ý chí, nghị lực sẽ có sức mạnh để vượt qua khó khăn trở ngại, đến được cái đích mà mình muốn. Có ngọn lửa của tình yêu thương sẽ sống nhân ái, nhân văn hơn, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Ngọn lửa ấy giúp ta làm nên giá trị nhân cách con người.
Câu 4. HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn văn bản trên và trình bày suy nghĩ thấm thía của mình về thông điệp đó.
Từ ngọn lửa – phát hiện nguồn năng lượng quan trọng nhất trong tiến hóa loài người đã giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng ăn lông ở lỗ để phát triển thành xã hội hiện đại như bây giờ, chúng được tạo thành do ma sát tiếp xúc làm nhiệt lượng tỏa ra. Từ sự hình thành lửa, tác giả muốn nói tới nhiệt huyết của con người. Mỗi chúng ta trước hết phải tự có nhiệt trong tim, nuôi dưỡng khối tình cảm, trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, cao hơn là đất nước, từ đó liên kết chặt chẽ với nhau, tiếp xúc để bùng cháy tạo ra sức mạnh, nguồn nhiệt năng quan trọng để phát triển đất nước. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, nhưng nếu như nguồn tiềm lực quan trọng ấy không chịu trau rèn biến mình thành chất dẫn, chỉ chăm chăm hưởng lợi và tự trừ mình ra khỏi công việc chung của xã hội, sống ích kỉ chỉ biết chính mình thì ngọn lửa thanh xuân, nhiệt huyết tuổi trẻ và tương lai đất nước sẽ từ đâu mà có? Hãy quan tâm tới xung quanh mình hơn, biết yêu thương hơn để ngọn lửa yêu thương, đoàn kết như dân tộc ta đã truyền thừa bao đời nay: Bầu ơi thương lấy bí cùng...
Phần II. Làm văn
Câu 1. Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần đọc – hiểu: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”
*GỢI Ý:
Về kĩ năng: HS biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:
– Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.
– Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người…
– Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống NGƯỜI hơn, nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …
– Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân”.
Bài làm: Cảm nhận đoạn thơ trong bài Bếp lửa - Bằng Việt
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Phải có chồi non, lộc biếc thì mới chứng tỏ được cái cây còn phát triển, còn sống khỏe mạnh trăm năm, phải có tuổi trẻ thì một đất nước mới có hi vọng vươn lên sánh ngang với cường quốc năm châu. Nhưng nếu người trẻ không chịu hiểu rõ sứ mệnh của bản thân, không tự thắp lên trong mình ý chí phấn đấu trau dồi mình thành công dân tốt, không biết đến xung quanh ngày càng giá lạnh trong tâm hồn, thiếu đi quan sát, thiếu đi tình yêu thì tương lai đất nước thật đáng lo ngại. Trông “Thắp mình để sang xuân”, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy đã có những lời viết rất hay và mang tính cổ vũ, kêu gọi mọi người trẻ hiểu rõ về trách nhiệm của mình. Tác giả viết: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa. Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người… Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …
Một cây hoa nở chẳng báo mùa xuân, một vườn hoa nở cả khu vườn bừng lên sức sống gọi mùa xuân về. Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân” của xã hội.
Nhiều bạn trẻ hiện nay không hề có sự rèn luyện học tập, sức khỏe cho mình, trong các hoạt động chung thì luôn có suy nghĩ: thiếu mình cũng chẳng sao, đầy người làm rồi. Mình có nỗi buồn gì, khó khăn gì cũng chẳng ai quan tâm, do vậy bạn cũng không hề quan tâm chuyện người khác. Nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy thì tương lai tất cả chúng ta sẽ ra sao, ai cũng chỉ biết mình, tự thương hại chính mình thì còn đâu là sự đoàn kết, đâu là tập thể xã hội. Câu chuyện bó đũa từ xa xưa vẫn luôn là bài học cần thiết cho hôm nay. Cần rộng lòng hơn để chia sẻ, cần quan tâm hơn đến nhau và cùng nỗ lực để mùa xuân của xã hội và mùa xuân của chính bạn thêm cháy bỏng, đáng quý.
Hãy tự trau dồi bản thân về học vấn, đạo đức, sức khỏe, phần nào yếu kém thì nỗ lực, phần nào làm tốt thì phát huy, chẳng ai sinh ra lại vô ích cả. Ít nhất, nhờ bạn mà nhiều người khác thấy có động lực hơn đó cũng là một cách giúp cho đời. Hãy nở bông hoa xinh góp cho vườn hoa đất nước nhé bạn.
Câu 2:
Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt, cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tĩnh trầm lắng, giàu suy tư, triết luận. Bài thơ “Bếp lửa” là bài thơ xuất sắc của ông, được sáng tác năm 1963, khi là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép. Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.Có người nói người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người Thật vậy. Dù đi đâu, ở đâu, ai cũng nhớ về quê hương, nhớ về những kỉ niệm đã từng làm ấm lòng người, là điểm tựa tinh thần để vươn lên nghịch cảnh.
Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng của người cháu về người bà và bếp lửa quê hương. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà.
Ở khổ thơ:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Khung cảnh chiến tranh trở nên khủng khiếp hơn, khi giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, để trơ trọi lại chỉ là những mảnh tro tàn. Những ký ức về bà lớn dần, lớn dần lan tỏa sang cả nỗi nhớ làng quê, nhớ đất nước. Chiến tranh đã gây ra bao mất mát, đau thương nhưng không thể nào xóa nhòa được tình làng, nghĩa xóm. Trong những tháng ngày xa quê những ký ức về những người làng xóm đáng kính đã cùng hai bà cháu đi qua hết những năm tháng chiến tranh đang lần lượt hiện về trong tâm trí của cháu. Lời dặn dò “Mày viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” cho thấy hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo, giàu tình thương. Dẫu trong hoàn cảnh nào bà vẫn kiên cường để làm điểm tựa tinh thần cho người cháu, làm hậu phương vững chắc cho người con chiến đấu ngoài chiến trường....
Bốn câu thơ trong phần kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa. Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp, đã "có ngọn khói trăm tàu", đã có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả", nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình thương yêu. Giọng thơ trở nên đằm thắm ngọt ngào:
"Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
Không gian và thời gian xa cách, và dù cuộc đời có đổi thay, nhưng tình thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt. Cảm xúc thơ như những lớp sóng cuộn lên trong lòng người. Đó là dư ba và âm vang tình bà - cháu.
"Bếp lửa" là bài thơ rất hay và độc đáo. Trong ca dao, trong thơ ca dân tộc, có rất nhiều bài hay nói về người mẹ hiền. "Bếp lửa" là bài thơ viết về người bà yêu kính, tần tảo có tình thương mênh mông. Đó là sự độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo trẻ trung. Hình tượng thơ: "bếp lửa", "khói hun", "ngọn lửa", "tiếng chim tu hú",... đan kết, xâu chuỗi, rất thơ, đầy ấn tượng.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa” vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng xúc động về tâm tình tuổi thơ, về hình ảnh và vai trò người bà trong gia đình được nhà thơ nói đến. Qua đó, ta càng thấy rõ tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiết tha nhất của con người Việt Nam.