Đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2021 tỉnh Nam Định
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
"Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...
Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly
"Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt
Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt
Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga...
Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa
Những dấu chân trần, bùn nặng vết
Ta đi học quen dẫm vào không biết
Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi...
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích.
- Thể thơ tự do
- Những cánh sẻ nâu
- Mẹ
- Trò chơi tuổi nhỏ
- Dấu chân bấm mặt đường xa
- Cú pháp: Biết ơn (đối tượng)…(đã ảnh hưởng như thế nào tới nhân vật trữ tình). Có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định, khắc sâu nội dung về đối tượng và tầm ảnh hưởng đối với cuộc đời nhân vật trữ tình. Mỗi đối tượng nêu ra dù nhỏ bé (con sẻ, trò chơi chuyền, dấu chân), và tuổi mụ đã làm cho nhân vật thêm yêu tuổi thơ, yêu năm tháng tuổi trẻ, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những thành quả người trước để lại.
Câu này thì các bạn chọn ý nào cũng được, giải thích sao cho hợp lí là có điểm, không nhất thiết phải theo đúng ý. Câu hỏi này tạo ra nhằm nghe lí giải của các bạn về cuộc sống.
- Ý 1: Chọn ý này tức là chọn điều giản đơn từ thiên nhiên làng quê, con diều con sẻ. Ai cũng từng lớn lên chốn làng quê, những buổi trưa hè xanh trong đẹp đẽ, chúng ta thả diều chạy trên cánh đồng. Mùa hè làng quê gặt lúa phơi rơm, những chú chim sẻ tha rơm làm tổ, đôi khi, những đứa trẻ kéo nhau thành tốp đi bắt tổ chim về nuôi, lấy trộm trứng chim về nướng. Những hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ ấy chính là bước nâng, là hạnh phúc mà cả đời mỗi người đều không quên được. (Hoàn cảnh làm ra bài thơ, khi ấy cả đất nước chưa hiện đại hóa, ai ai cũng gắn liền tuổi thơ của mình với cánh sẻ, con diều, đó gần như là thứ hiện hữu trong tuổi thơ của bất cứ ai). -> Đề cao việc giữ gìn, nuôi nấng hoàn cảnh sống của những đứa trẻ, tạo bước đệm cho sự phát triển sau này.
- Ý 2: “Tuổi của mụ” hay còn gọi là tuổi mụ, là tuổi ở trong bụng mẹ. Người phương Đông có thêm cách tính tuổi mụ để nhắc nhớ về công ơn nuôi dưỡng của người mẹ. Gần một năm ấy, chúng ta từ khi còn chưa là gì với thế giới này, nhưng đã là cả thế giới đối với người mẹ, một năm nâng niu, giữ gìn, trông ngóng đứa con ra đời. Hãy nâng niu cuộc sống này kể cả khi bạn muốn gục ngã cho tới tận lúc nhắm mắt ra đi, vì mẹ đã cho ta được sống, được thấy thế giới này, thì hãy tận hưởng nó, yêu quý nó.
- Ý 3: Có ý tương tự như ý 1, về những điều giản đơn hàng ngày quanh chúng ta. Chơi chuyền là trò chơi ai cũng biết từ khi còn nhỏ. Hái quả cà, quả bưởi non làm chuyền, vừa đánh chuyền vừa đọc đồng dao.
Con trai, con hến
Con nhện chăng tơ
Quả mơ, quả mận
Cái cận, lên bàn đôi
Đôi chúng tôi
…
Đôi lên chín
Chín lẻ một
Mốt lên mười.
Chuyền chuyền một, một đôi...
Cũng là cách mà những người lớn hơn truyền cho những người nhỏ hơn về tiếng nói. Đơn giản mà gần gũi. Vừa chơi vừa học, từ trong câu ca dao mẹ ru, đồng dao của trẻ nhỏ chơi với nhau mà thế hệ đi trước đã dạy lại lời nói, bài học, tình yêu, để mỗi người chúng ta lớn lên thành người. Một đời tiếng Việt ngân nga cũng là một đời người Việt Nam bất tri bất giác đã thấm sâu tình yêu với Tổ quốc từ trong tiếng nói hàng ngày.
- Ý 4: Dấu chân bấm mặt đường xa/ Những dấu chân trần, bùn nặng vết: Đây có lẽ là ý hay nhất về hình ảnh dấu chân tượng trưng cho thế hệ người đi trước. Cha ông ta vất vả, từ cái thời nghèo đói làm nông. Dấu chân trần biểu tượng cho nền nông nghiệp vất vả một nắng hai sương in hằn vết bùn. Nhờ có những dấu chân ấy mà đất nước ta ngày càng trở nên tươi đẹp. Ta đi học quen dẫm vào không biết: Thuở nhỏ, chúng ta thường không hay để ý về nỗi vất vả của cha mẹ, của thế hệ đi trước, cứ vô tư nâng bước đi đến trường. Chỉ một dấu chân nhỏ bé mà chứa đựng cả một thế hệ, đựng bao nhiêu mồ hôi vất vả và cũng có thể là cả xương máu ông cha ta. Những câu thơ giản dị, hình ảnh quen thuộc nhưng lại làm chúng ta nao lòng.
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, gần như tất cả chúng ta thường lờ đi, quên đi những thứ bình thường, giản dị xung quanh mình, nhất là khi ta còn trẻ. Guồng quay cuộc sống, nhất là trong xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn, người người sống vội vã, thì những điều nhỏ bé ấy lại càng thêm bé nhỏ. Đôi khi, chỉ cần dừng lại nghe tiếng ve kêu, bao nhiêu kí ức học sinh lại ùa về. Lúc ấy, ta hồn nhiên biết bao. Đôi lúc, nhìn đám trẻ con trong xóm ngồi xụm lại chơi chuyền, chơi bài lơ khơ, trốn tìm, thả diều chúng ta cũng bất giác mỉm cười, mình cũng từng đã vui như thế. Lớn lên, xa quê hương tới chốn đô thị, những ồn ã xa lạ nơi đây làm chúng ta nhớ về vòng tay của mẹ, nhớ nồi cá kho, dáng đi lầm lũi gánh lúa về nhà. Thực ra, chúng ta luôn muốn hướng tới những điều tốt đẹp, cao sang phía trước để cố gắng, lại quên đi rằng, những điều giản dị trong cuộc sống này mới là thứ nâng đỡ chúng ta qua bao nhiêu khó khăn. Chúng luôn hiện hữu quanh ta, chỉ để chờ một khi ta quay lại, chúng sẵn luôn bên cạnh an ủi, ấp ủ ta. Ai nhận ra được thì thật may mắn. Có gì đâu xa lạ: là bát cà pháo chấm mắm, là câu hát ru thuở nhỏ, là cánh diều bay giữa trời, là cánh tay cha dắt con đi trên đồng. Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm, không dùng những từ ngữ hoa mĩ, chỉ là những ngôn từ dung dị nhất hay dùng hàng ngày, cùng với những hình ảnh hết sức quen thuộc, kết hợp lại với nhau nhưng lại gợi ra bao điều để chúng ta suy ngẫm: Đã bao lâu chúng ta không hỏi thăm mẹ? Đã khi nào chúng ta chán chường với cuộc sống này? Và vì điều gì? Đã khi nào chúng ta tự hỏi đất nước mình ở đâu đẹp nhất? Những lúc chán chường, hãy nghĩ tới thăm gia đình, hãy buông bỏ điện thoại để lắng mình, nhìn lại xung quanh. Điều bình thường ngay quanh ta đôi khi lại tươi đẹp đến vậy.
Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau. Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích.
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào……Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa căn nhà”.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, tr30)
Viết đủ kết cấu của bài nghị luận văn học gồm ba phần.
Đoạn trích này chính là sự tự ý thức về hạnh phúc của Tràng:
+ “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”… ”Hắn xăm xăm chạy ra… căn nhà”
+ Phân tích từ “nên người” và “xăm xăm”
+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,...)
+ Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình.
+ Thấy mình trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này.
=> Từ khi nhặt được vợ, nhân vật Tràng đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Hành động nhanh, mạnh, quyết định, thể hiện sự chủ động của Tràng.
Kết hợp diễn biến tâm trạng này với phần trên đã làm (câu 1), đó là điều giản dị bình thường quanh ta, có đôi khi lại đẹp lạ thường. Đó cũng có thể là do lần đầu tiên Tràng thực sự ngắm nhìn về mọi thứ xung quanh mình, cũng có thể là tâm trạng vui vẻ, nhìn mọi thứ qua con mắt ấy đều trở nên đáng yêu, đẹp đẽ, cũng có thể là Tràng có trách nhiệm, nhận thức được trách nhiệm ấy. Anh không phải là người vô tư, nông cạn mà vô cùng sâu sắc và hiểu đời. Tràng đã ý thức được việc lấy vợ là hệ trọng cả đời, ý thức được sự thay đổi tinh thần của mình. Đây là khoảnh khắc thiêng liêng mà trong hoàn cảnh đói kém đương thời, không phải ai cũng có được.
Trong đời, ai cũng có bước ngoặt, Tràng lấy vợ, chính Tràng cũng nhận thức được bước ngoặt trong đời mình, Tràng trở nên vui vẻ, có trách nhiệm và thực hiện vun vén cho tổ ấm của mình. Điều này, ngay cả trong thời đại ngày nay, cũng rất nhiều thanh niên không ý thức được, gắn vào thời điểm ấy, lại càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của người thanh niên xóm nghèo. Tràng có thể vẫn còn tính trẻ con, không học hành cao, không giàu có, nhưng lại có vẻ đẹp của bậc trượng phu trong tương lai, thành người đáng tin cậy, gánh vác được gia đình.