Đề thi Đề thi thử số 17 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)

Đề thi  Đề thi thử số 17 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)


Đề thi thử số 17 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và đạt thành tích cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.

xkk (65).png


ĐỀ THI
Số 17
Fourm Văn Học Trẻ
KÌ THI THPT QUỐC GIA 2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút


Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:


(1) Ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa. Anh là một nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp cho mình. Hơn hết thảy, anh là người quản lí bản thân một cách kỉ luật. Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym.

(2) Lan man câu chuyện Rô và bóng đá, nhưng rốt cuộc điều chúng ta thấy là gì? Ta thấy nếu hàng ngày ta đi với những bước chân nửa vời, đừng oán hận cuộc đời không cho ta cái ta muốn. Ta đáng bị như thế. Ta thấy nếu hàng ngày ta viết, ta nói những câu nói ấm ớ chỉ mang “tính giải trí” cho không gian mạng, đừng trách đám đông bỏ đi hay chê cười. Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được. Ta có thể bước vào “xế chiều” ngay khi ta mười tám tuổi, không đợi ngày tháng dày thêm.


(Hà Nhân, báo Hoa học trò, số 1302)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1.
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).

Câu 2. Theo đoạn trích, ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo thường làm gì cho sức khỏe bản thân?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “những bước chân nửa vời”?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được” không? Vì sao?

Phần 2. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)


Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày.

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:

"Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng."

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr. 110-112)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên.


Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!
 
Từ khóa Từ khóa
kì thi thpt quốc gia 2022 thpt quốc gia thpt quốc gia 2022
624
0
1
Trả lời
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU 3.0


1
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2): nghị luận.
0.5
2
Ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo thường làm:
- Chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa;
- Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym.
0.5
3
Cụm từ “những bước chân nửa vời” được hiểu là: Lối làm việc, học tập, sinh hoạt... không đến nơi, đến chốn, không chuyên tâm, không nghiêm túc...
1.0
4
Thí sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân tuy nhiên cần lý giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo các kiến giải sau:
Đồng ý: khi làm bất cứ việc gì nếu muốn đạt kết quả tốt thì phải nghiêm túc, cẩn trọng, chuyên tâm. Sự nghiêm túc về lâu dài tạo nên tính chuyên nghiệp; làm việc nghiêm túc tạo được niềm tin, sự kính trọng từ người khác.
- Nếu thí sinh trả lời không đồng ý hoặc đồng ý một phần thì phải có lý giải thuyết phục, không trái với đạo đức, pháp luật.
1.0


II
LÀM VĂN
7.0









1
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày
0.25
c. Triển khai nội dung đoạn văn: Học sinh sử dụng kết hợp thông tin có sẵn trong ngữ liệu với chính kiến và trải nghiệm riêng của bản thân để nghị luận. Bài làm của học sinh có thể triển khai trên những gợi ý sau:
- Nghiêm túc trong công việc tạo thói quen, tính kỉ luật.
- Tạo hiệu quả và rút ngắn con đường đến thành công.
- Tạo được niềm tin từ người khác, từ cộng đồng.
….
Lưu ý: Học sinh có thể trả lời không giống với gợi ý trên nhưng không trái với đạo đức, pháp luật thì giám khảo cần cân nhắc cho điểm.
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2
Cảm nhận về bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài
nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Bức tranh chiến khu Việt Bắc qua hai đoạn thơ.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Khái quát về tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận
* Cảm nhận về hai đoạn thơ

- Đoạn thơ thứ nhất:
+ Mượn lời của người ở lại, tác giả tái hiện một cách sinh động những tháng ngày kháng chiến thiếu thốn, gian khổ. Tinh thần đồng cam cộng khổ và tình cảm của người dân Việt Bắc với cách mạng gắn bó, sắt son.
+ Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi kết hợp với phép điệp cú pháp làm tăng thêm sự nhớ thương, lưu luyến.
- Đoạn thơ thứ hai:
+ Tác giả tái hiện khung cảnh Việt Bắc tưng bừng, rộn rã trong những ngày tin vui chiến thắng từ khắp nơi đổ về.
+ Phép liệt kê kết hợp với giọng thơ dồn dập tạo nên không khí phấn chấn, vui sướng vỡ òa.
* Đánh giá chung: Hai đoạn thơ góp phần tạo nên “chất tình ca” và “chất anh hùng ca” của bài thơ Việt Bắc; tạo nên chất trữ tình chính trị và chất sử thi của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
3.5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.