Chia Sẻ Giai thoại về Lê Hữu Trác

Chia Sẻ Giai thoại về Lê Hữu Trác

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
Các danh nhân xưa, luôn có những giai thoại truyền lại khiến người sau tò mò, Lê Hữu Trác - một danh y của nước Việt, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nghiên cứu y khoa, lời răn y đức có giá trị to lớn cả trong ngành Y, Sử, Văn học. Bài viết này sẽ đem tới cho bạn đọc về giai thoại tình yêu lỡ làng của Lê Hữu Trác, để xem cổ nhân, danh nhân có khác chúng ta - những người thường không?

GIAI THOẠI VỀ LÊ HỮU TRÁC - GIAI THOẠI TÌNH YÊU​

Từ bài thơ cảm động của danh y Lê Hữu Trác:

Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa
Kim nhật tương khan khổ tự ta
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ
Song mâu xuân tận hiện hình hoa
Thử sinh nguyện tác càn huynh muội
Tái thế ưng đồ tốn thất gia
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã
Túng thiên như thử nại chi hà?


(Vì vô tâm thành chuyện làm lầm lỡ cho người. Ngày nay nhìn nhau đắng cay than thở. Một nụ cười bao tình cảm, lệ tuôn chảy. Hai tròng mắt đã hết xuân bỗng hiện hình hoa. Kiếp này nguyện làm anh em kết nghĩa. Kiếp sau xin sẽ thành vợ chồng. Ta không phụ người mà người phụ ta. Nếu phỏng như thế thì làm thế nào đây?).

Hai câu luận tha thiết nhất trong bài thơ, có người dịch như sau:

“Kiếp này nguyện kết em anh
Mộng chung chăn gối xin dành kiếp sau”


Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Ông đã để lại cho hậu thế một di sản vô giá về y đức, y lý, y thuật, dược, di dưỡng. Đồng thời, ông cũng để lại cho đời một mối tình tuyệt đẹp của thời trai trẻ. Chuyện tình duyên của vị danh y có ngoại hiệu Hải Thượng Lãn Ông này được chính ông kể trong cuốn Thượng kinh ký sự (Kể chuyện lên kinh đô chữa bệnh trong phủ Chúa Trịnh) tóm tắt như sau: Hồi nhỏ gia đình Lê Hữu Trác có dạm hỏi một cô gái - là con quan Thừa tự Tham chánh ở Sơn Nam - cho ông cưới làm vợ. Đã làm lễ vấn danh và ăn hỏi rồi, nhưng có việc trở ngại, khiến ông phải từ hôn, và về ở luôn Hương Sơn - Hà Tĩnh. Sáu năm sau, ông lên kinh thì nghe tin vị quan trên đã qua đời, còn cô gái đau khổ kia đã thề suốt đời không lấy ai nữa... Trong thời gian ở Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh, tình cờ ông gặp lại người cũ, mà giờ đây đã thành một bà sư già, khổ sở và cô độc. Ông có ý muốn rước bà về ngôi chùa do anh ông xây dựng ở quê, nhưng bà đã sụt sùi từ chối, chỉ mong nhờ ông một việc là: Nghe nói trong Nghệ An có nhiều cỗ áo quan tốt, muốn nhờ người cũ mua cho một cỗ để chuẩn bị cho ngày xuất thế... (dẫn lại theo Wikipedia online).

Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen “hiểu sâu y lý” ban thưởng cho ông 20 xuất lính hầu và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài.

Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm cố hương ở Hải Dương, nhưng mãi đến tháng 9-1782, chúa Trịnh mới cho phép ông về. Sau hơn 40 năm xa cách, được trở về mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, ông đã thực sự bồi hồi. Đặc biệt hơn, lần về lại này ông đã xúc động khi biết rằng, người con gái năm xưa mình đã từ hôn vẫn còn đây, vẫn nồng nàn chung thủy bằng cách xuống tóc đi tu, nguyện một đời nhớ thương người chồng chưa cưới đã vì nước, vì trăm họ mà lãng quên mình.

Câu chuyện tình cảm với người con gái quê xưa ở chốn cũ có lẽ sẽ không được vị danh y lỗi lạc này nhớ đến bởi lúc nào ông cũng bận bịu giữa hàng tá công việc. Thứ nữa, người con gái ấy tuy đã hứa hôn với ông nhưng trước lúc về quê mẹ ở ẩn cách 40 năm về trước, mặc dù ngày ấy ông rất yêu thương nhưng biết chắc về quê sẽ khó có ngày tái ngộ nên đã tạ tội với cô gái và hai gia đình để xin được từ hôn. Chuyện xưa và người xưa những tưởng đã vùi chôn vào năm tháng thì bất ngờ, mọi chuyện được gợi nhắc và sống dậy khi ông trở lại kinh thành chữa bệnh cho chúa Trịnh và câu chuyện “thượng kinh ký sự” của vị đại thần y lần này không đơn thuần chỉ là chữa bệnh, đó còn là cuộc trở về quê cũ, thăm lại người xưa để tạ lỗi với hương xưa, người đã vì ông mà để lỡ mất một thời hương sắc thanh xuân.

Chuyện bắt đầu trong “Thượng kinh ký sự”, một ngày nọ có hai lão ni cô đến chỗ Hải Thượng Lãn Ông và cho biết, ở chùa Huê Cầu đang đúc chuông lớn nhưng công quả chưa thành nên họ lên kinh thành để quyên góp ủng hộ. Thậm chí, một trong hai vị ni cô để tạo lòng tin với ông còn tiết lộ, bà chính là con gái của quan tả thừa ty tỉnh Sơn Nam, quê ở Huê Cầu. Nghe nói đến quan tả thừa ty tỉnh Sơn Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bất chợt giật mình, bởi ngày xưa chính ông đã đem lòng yêu thương rồi cầu hôn, đã nộp lễ vấn danh và lễ hỏi với cô con gái rượu của vị quan này. Có điều, sau đó lưu lạc nhau nên hai người đã không đến được với nhau. Sau đó thì ông về Hà Tĩnh lấy vợ, sinh con và cũng nghĩ đơn giản là người xưa cũng đã yên bề gia thất với một công tử hào hoa nào đó nên đã cố tình lãng quên.

Văn học trẻ tổng hợp

Xem thêm : Các bài viết về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
 
Từ khóa
giai thoại tình yêu của cổ nhân giai thoại về lê hữu trác lê hữu trác thượng kinh kí sự
502
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top