Soạn văn Giang - Bảo Ninh, bài soạn chi tiết ngắn gọn

Soạn văn Giang - Bảo Ninh, bài soạn chi tiết ngắn gọn

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn bao gồm 36 truyện ngắn. Những câu chuyện ở đây được kể bằng một giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn. Đó là những câu chuyện về tình người, tình yêu, đau khổ, hạnh phúc. Giang là một truyện ngắn thuộc tập truyện này. VHT mời các em tham khảo bài soạn ngắn gọn chi tiết sau đây.


Bảo Ninh.jpg
Ảnh sưu tầm

1. Trả lời các câu hỏi trong khi đọc, sgk trang 73,74

- Câu 1,2 (theo dõi văn bản)

- Câu 3 sgk trang 73:
Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” này nở.
- Câu 4 sgk trang 74:
Lời nói và thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.
- Câu 5 sgk trang 74:
Hai đoạn văn cuối bài là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.

2. Trả lời các câu hỏi sau khi đọc, sgk trang 75

* Câu 1: Lời của người kể chuyện, lời của nhân vật, câu chuyện, sự việc


Một số câu văn, đoạn văn có đan xen giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật:
- “Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kìa, Hùng, Hùng đấy hả Hùng!”. Giọng ông ngạc nhiên, mừng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay tôi và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được cậu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: “Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”
- Tôi mở túi phòng hoá đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tưoi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươi, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Cóc cơm mà, để em dọn mời anh”

* Câu 2: Những cuộc gặp gỡ và tình người trong chiến tranh

- Giang và nhân vật “tôi”
+ Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông,…
+ Anh tân binh thì hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên.
- Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
+ Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng các, cảnh giác khi cần.
+ Anh tân binh: nghiêm túc, có chút e ngoại cấp trên.
- Giang, nhân vật “tôi” và bố Giang (ở nhà bố Giang)
Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông; tình cha con người người lính rất ấm áp.
- Nhân vật “tôi” và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên)
Tình yêu thương con, yêu thương chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu.
=> Nhận xét chung: Những cuộc gặp gỡ cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.

* Câu 3: Nhân vật Giang

- Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh - điểm nhìn "Tôi".
=> Nét tính cách nổi bật: Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
- Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang - điểm nhìn "Tôi", bố Giang.
=> Nét tính cách nổi bật: Nhanh nhẹn, đảm đang, biết quan tâm nũng nịu, không hề sợ bố.
- Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp - điểm nhìn "Tôi".
=> Nét tính cách nổi bật: Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn.
- Tại chiến trường qua lời của bố Giang - điểm nhìn Bố Giang.
=> Nét tính cách nổi bật: Luôn nhớ và có tình cảm với anh tân binh.

* Câu 4: Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm

- Ngôi kể: anh tân binh, tác giả
- Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang. Trong đó điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật "tôi".
=> Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua.

* Câu 5: Chủ đề của tác phẩm

Chủ đề: Tình yêu của người lính. Hoặc: Một cuộc gặp gỡ.

* Câu 6: Tư tưởng của tác phẩm

Những kí ức trong thời chiến tranh là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm. Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ những sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xoá nhoà.

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Nỗi buồn chiến tranh - cách viết khác về chiến tranh
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
giang -bảo ninh phân tích nhân vật giang - bảo ninh soạn bài giang -bảo ninh truyện ngắn giang soạn văn truyện ngắn giang văn 10
1K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top