Khi nghe tiếng chú ve kêu râm ran trên những tán lá, lấp ló bên những khóm phượng dần chuyển màu sang đỏ, cái ánh màu đỏ còn non chứ chưa hẳn là rực rỡ.
Tháng 5 về rồi, về lúc nào ông An chẳng biết, phượng ra hoa lúc nào ông cũng không hay. Nhưng ông biết hè về rồi, hè về vì những giọt mồ hôi lau mãi chẳng khô trên gương mặt cháy sạm, hè về vì mùi cống rác thải vốn có mùi khó chịu nay càng bốc lên nồng nặc hơn.
Ông An sống trong khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên, nơi có những ngôi nhà tồi tàn và thiếu ánh sáng. Những ngày hè nắng lên đến 40 độ, sức nóng khiến con người ta cảm thấy bức bối, ngột ngạt không thể ngủ, mà dân trí thấp như ông lấy đâu quạt hơi nước, máy điều hòa để dùng đâu. Nhà chỉ có cái quạt con cóc, thời tiết nóng lắm ông mới dám bật, cái phận nghèo hèn bần tiện gắn lên người ông ngay từ khi chào đời rồi.
Ông sinh ra bị bố mẹ bỏ rơi ở gốc cây bên đường. Nhờ trời, một người phụ nữ nhặt ve chai đã thấy và đem ông về nuôi. Nhưng số bà ấy đoản mệnh, mất sớm, để lại cho ông căn nhà tạm bợ chưa đầy 6m2 trong khu ổ chuột này.
Những đêm mùa đông, gió rít trên mái tôn kêu ầm ầm, chiếc chăn mỏng đã sơ hết những sợi bông chẳng còn đủ ấm, ông mặc nhiều lớp áo cũ không còn nguyên vẹn, trùm kín chăn, ông nằm co ro một góc. Nhưng vẫn tốt hơn cái khí nóng ngày hè bốc lên bức tường đã bị tróc vôi cả mảng, xuống sâu tận lòng đất, đến giọt nước dưới nguồn cũng như nước đun sôi, mỗi lần chạm vào da thịt là đau rát đến đó. Nhất là vào ban đêm, tưởng chừng những ánh nắng đã ngủ say để nhường chỗ cho gió mát ùa về. Nhưng không, ông An ngồi đó, người nhễ nhại mồ hôi, hàng cây xung quanh như khúc gỗ, đứng im bất động, chẳng còn những cành lá rung rinh như ngày lộng gió. Ông nhìn lên trời, nhiều ngôi sao sáng lấp lánh, báo hiệu một ngày mai lại nắng dữ dội.
Một ngày nọ, bất chấp cái nóng bức vào lúc 13 giờ trưa, ông vẫn tranh thủ đi nhặt ve chai quanh con đường Bồ Đề. Vì không có con cái, không có tài sản gì nên dù lớn tuổi ông vẫn cố từng giờ từng phút phải mưu sinh.
Trưa hôm đó, ông đã thấy một đứa trẻ bị bỏ rơi trong thùng carton ven đường.
Đứa bé da trắng hồng, vẫn chưa rụng cuống rốn, có lẽ vì ở ngoài trời nắng đã lâu nên đổ rất nhiều mồ hôi, tóc dính bết cả vào khuôn mặt ửng đỏ, lại thấy nó ngủ li bì, ông rất sợ, liền áp tai lên mũi nó. Đến khi cảm nhận được hơi thở ấm áp, ông mới nhẹ nhõm cả người.
Ông vội đem đứa trẻ về nhà, rồi bật cái quạt con cóc, đặt thêm mấy chậu nước trong phòng để không khí dịu lại hơn. Nhưng cái nắng nóng dài ngày có làm thế nào cũng chẳng vơi đi được.
Nhìn đứa trẻ, ông lại nghĩ đến người phụ nữ sinh ra mình, rất nhiều lần ông tự hỏi cuộc sống của bà có phải quá khổ cực không? Hay bà phải chịu uỷ khuất gì mà nhẫn tâm vứt bỏ đứa con mình đứt ruột đẻ ra như thế.
Rồi ông nhớ đến mẹ nuôi, người phụ nữ kiếm sống bằng cách nhặt ve chai bên đường. Tóc bà dài, đen và mượt lắm. Nhưng hễ nuôi đến quá hông là bà lại cắt đi, đem bán lấy tiền, lúc ấy trông bà chẳng khác gì một người đàn ông. Làn da thì cháy đen, ngày nắng mưa vất vả chỉ kiếm được dăm ba đồng bạc. Cuộc sống khó khăn là thế, đến mẹ đẻ còn không cần mà bà ấy đã mang ông về nuôi.
Ông nhìn đứa nhỏ, bất giác muốn ôm nó vào lòng, từ nay ông sẽ là cha, là mẹ chăm lo cho nó.
Cuối hạ, thu qua, đông về, xuân tới. Hạ lại đem nắng rải khắp đất trời.
An Hạ mới ngày nào còn là một bé gái sơ sinh được ông An tìm thấy trong thùng carton cạnh gốc cây bên đường. Giờ bé đã tròn hai tuổi, tóc cắt ngắn gọn gàng, đôi mắt to tròn đen láy. Khi cười, đôi môi chúm chím đỏ mọng khẽ cong cong trông rất đáng yêu.
Nói đến cái tên An Hạ, ông lại cười. Ông có được ăn học gì đâu, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Chỉ là ngày ấy ông gặp Hạ vào một ngày hè, rồi lấy tên mình làm tên đệm cho bé. Thế là cái tên An Hạ ra đời.
Hằng ngày, Hạ theo ông An đi dọc các khu phố nhặt ve chai. Nhớ ngày còn bé, ông phải địu Hạ trên lưng. Chứ giờ lớn hơn rồi, ông lắp cái khung chắc chắn đằng sau để bé ngồi trên yên phụ.
Hôm nay, vẫn như mọi ngày, ông nấu một nồi cơm nhỏ. Rắc ít muối vừng, chia cho An Hạ một bát, còn cháy nồi thì ông ăn.
An Hạ xúc một miếng, cơm tràn ra khỏi thìa, rơi một ít xuống cổ áo. Như thói quen, Hạ nhặt miếng cơm cho vào miệng, ăn đến khi không còn một hạt nào mới đưa cái bát cho ông. Ông gật đầu khen ngợi: “Hạ ăn giỏi quá!”
Hạ nhoẻn miệng cười, đứng dậy vỗ tay kêu: “Hoan hô”
Cùng lúc đó có một người phụ nữ nép mình sau cánh cửa, quan sát ông cùng An Hạ rất lâu, cô thấy hình ảnh hai ông cháu vui đùa, trong căn nhà nhỏ, bữa ăn đạm bạc, đồ dùng đơn sơ,... Nhưng có lẽ ông cùng tình yêu của ông mới là một điều vô cùng quý giá đã mang đến cho An Hạ một cuộc sống thật hồn nhiên, vui vẻ.
Khi Hạ thấy người phụ nữ, liền lập tức thu mình lại, trốn sau lưng ông như muốn được chở che.
Ông vươn tay ôm Hạ vào lòng, nhẹ nhàng nói:
“Cô gái, cháu tìm ai?”
“Ông ơi, cháu… đến xin nhận lại con gái ạ”
Cô gái đứng trước mặt ông, tóc bồng bềnh, đen nhánh, trông rất trẻ, chắc độ hơn hai mươi. Cô mặc chiếc váy hoa nhí màu xanh lam, cổ áo còn đính kèm những hạt ngọc lấp lánh.
Cô gái ấy có màu mắt hơi nâu, long lanh như sắp khóc. Ông chợt nhận ra cô ấy có vài nét giống An Hạ.
Đêm, ánh trăng sáng hơn cả ánh đèn khu ổ chuột, cái sức nóng bị nắng chiếu xuống mái tôn cả ngày làm Hạ ngủ không sâu giấc.
Ông đẩy cái quạt con cóc về phía Hạ, cho dù đã bật số to nhất nhưng vẫn chẳng mát hơn là bao. Thi thoảng Hạ trở mình, mở to đôi mắt. Ông liền vỗ về lên đôi vai bé nhỏ, Hạ nhìn thấy ông, liền an tâm ngủ tiếp. Còn ông, đêm nay thao thức mãi chẳng ngủ được.
Ông nhớ những ngày An Hạ mới lọt lòng, khát sữa mẹ, mà ông thì làm gì có tiền mua sữa bột đâu. Đành nhóm bếp nấu ít cơm, đổ thật nhiều nước. Đợi đến khi cơm sôi, nước sền sệt lại thì chắt để nguội rồi mớm cho Hạ từng thìa.
Ông nhớ lần đầu tiên Hạ chập chững biết đi, đôi bàn chân bé xíu với bước chân còn chưa vững. Nhớ lúc Hạ cất tiếng nói đầu đời, tuy rất ngọng nhưng ông cảm thấy vui.
Hai năm trôi qua, là ông hằng ngày nhìn Hạ khôn lớn. Nhỡ có một ngày Hạ không còn bên mình, ông biết sống thế nào đây?
Mặt trời đã dần nhô lên, tròn xoe, ửng hồng, e ấp sau hàng mít xum xuê những tán lá rộng. Ánh nắng vươn dài, rải mình lên những ngọn rau muống xanh mơn mởn.
Ông An lấy nước vo gạo, dáng vẻ mệt mỏi tưới nước cho những ngọn rau muống tràn trề sức sống. Đôi mắt ông thâm quầng, cả đêm qua ông mất ngủ.
An Hạ tỉnh dậy, nhìn lướt một vòng thấy ông đang tưới cây, liền chạy đến ôm lấy chân ông, nũng nịu:
“Ong, ong… đói đói”
Ông bế An Hạ vào lòng, bao mệt mỏi cũng xua tan hết. Lại lấy trong nồi một bát cơm, rắc lên ít muối vừng, ông trộn đều, tự tay mớm cho Hạ. Hạ thấy ông mớm cho mình, cũng không quên nhắc nhở:
“Ong… ong ăn” - Vừa nói, Hạ vừa lấy thìa cơm đẩy về phía ông.
Không biết ông nghĩ gì, đôi mắt ông đỏ hoe. Miếng cơm cho vào miệng, đắng ngắt.
Rồi cô gái ấy lại xuất hiện, núp sau cánh cửa. Đôi mắt cô ánh lên vẻ sầu muộn, lại có chút ăn năn. Có lẽ cô muốn nói nhiều điều, nhưng lại chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Không đủ dũng cảm, cũng chẳng đủ tư cách. Bèn lấy trong túi một con búp bê hướng về phía ông, nhẹ nhàng nói:
“Con có mua ít đồ chơi, ông để cho Hạ, ông nhé! ”
Ông nhớ đến sáng qua, sau khi biết cô gái đứng trước mặt là mẹ của An Hạ, ông như sợ mất đi điều quý giá nhất, không giữ được bình tĩnh mà đóng sầm cửa, miệng không ngừng mắng mỏ, đuổi cô ngay lập tức rời khỏi đây.
Nghĩ lại, ông tự trách mình có chút ích kỷ. Nếu Hạ lớn lên, nó biết chuyện, liệu có ghét ông không?
Trên đời này làm gì có đứa trẻ nào lại không yêu quý mẹ của mình. Mẹ An Hạ đến rồi, đến muốn đón Hạ đi. Còn ông, ông đợi gần hết cả cuộc đời, vẫn chẳng đợi được người mà mình ngày đêm mong mỏi.
Nghĩ rồi, ông nhìn An Hạ. Ánh mắt Hạ đang nhìn chằm chằm con búp bê, tóc nó dài, vàng mượt và chiếc váy lung linh những hạt cườm màu hồng phấn. Thứ đồ chơi xa xỉ mà Hạ chưa được chơi bao giờ, trông nó đẹp hơn mấy cái nồi nhôm và đống chai lọ ông nhặt được gần khu rác thải.
Hạ thích lắm, nhưng Hạ vẫn ngoan ngoãn ngồi gọn trong lòng ông. Đến khi ông nhìn bé gật đầu, Hạ mới lon ton chạy ra ôm chầm lấy con búp bê, đôi môi chúm chím nhoẻn miệng cười hạnh phúc.
Từ sau hôm đó, mẹ An Hạ thường xuyên đến thăm, thường là vào buổi sáng vì lúc sau ông còn đi làm. Mỗi lần cô ấy sang, khi thì cầm bộ quần áo, lúc thì gói bánh bịch kẹo, hoa quả trái cây, cuộc sống của An Hạ cũng đầy đủ hơn rất nhiều. Chỉ là có lần, cô biếu ông ít tiền sinh hoạt, nhưng ông nhất quyết không lấy. Cuối cùng cô đành đưa mảnh giấy ghi số điện thoại của mình cho ông, nhỡ có việc gì còn liên lạc.
Tối, trời đổ cơn mưa rào. Sau hơn một tuần nắng nóng kéo dài thì nay mưa đã tới làm dịu cái oi bức. Tiếng mưa rơi trên mái tôn, kêu lộp độp, mưa xuyên qua những lỗ nhỏ li ti rồi nhẹ nhàng rơi xuống nền đất.
Cơn mưa rào bất chợt, kéo dài gần một tiếng đồng hồ đã làm khu ổ chuột ướt át, lụt lội, rác nổi lềnh phềnh. Nhà bị dột nên chiếc giường cũng ướt gần nửa, chỗ khô Hạ nằm, chỗ ướt ông ngả lưng.
Nửa đêm, Hạ bị sốt. Sốt cao đến mức cả người bé run lên bần bật, ông sợ quá liền gọi xe đưa bé lên viện khám.
Bác sĩ bảo Hạ bị sốt virus, ông cứ “vâng, vâng” chứ đâu có biết sốt virus là gì. Mỗi lần Hạ bị ốm, ông ra hiệu thuốc, người ta bán cho thuốc gì thì ông biết vậy thôi.
Rồi, ông nhìn tờ hóa đơn viện phí trên tay. Đắt quá, tiền của ông chỉ có thể chi trả một nửa. Mà không trả ngay thì người ta không phát thuốc, ông bất lực, ngồi thụp xuống đất. Suy nghĩ hồi lâu, đành lấy trong túi mảnh giấy ghi số điện thoại mà mẹ An hạ để lại.
Đợi khi cô ấy đến, Hạ cũng đỡ sốt, ông An thẫn thờ trở về nhà. Ông chẳng rõ mình đi mất bao lâu, vì tiết kiệm tiền taxi nên ông đã đi bộ hơn bảy cây số. Ngoài trời vẫn mưa như trút nước, còn ông, dường như cũng đang khóc trong lòng.
Ông nhìn căn nhà bị nước mưa thấm ướt như chuột lột, thau chậu hứng chỗ dột trong phòng cũng tràn hết nước ra khỏi nền đất. Ông mệt mỏi thay tạm bộ quần áo, sau đó nằm lên giường, chẳng để tâm chiếc giường cùng chăn màn đã bị ướt.
Trong cơn mơ màng, ông nhìn An Hạ bị người phụ nữ ấy cướp mất. Ông cố gắng đuổi theo nhưng không với tới được.
An Hạ nắm tay người phụ nữ, trên người mặc bộ váy đồng phục rất xinh, tóc thắt bím nơ, trên vai còn đeo balo đến trường, trong tiết học văn cô bé chú tâm nắn nót từng dòng chữ.
Trong giấc mơ, An Hạ trở thành một thiếu nữ, mặc trên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi. Cô bé ngồi dưới gốc phượng vĩ đỏ sắc cả bầu trời, gió nhẹ khẽ thổi làm tung bay đôi tà áo.
Rồi một ngày Hạ mặc trên người chiếc váy cưới, sánh đôi bên một chàng trai mà từ nay về sau Hạ sẽ gọi là chồng. Cả hai vì thương mà sống một cuộc đời trọn vẹn, trong ngôi nhà nhỏ đẩy ắp tiếng cười của trẻ thơ.
Hình ảnh đó cứ thế mờ dần, trước mắt ông lóe lên một tia ánh sáng nhỏ, ông thấy ông của hơn năm mươi năm về trước. Khi ấy ông vẫn còn là một cậu nhóc theo mẹ nuôi đi nhặt ve chai bên lề đường.
Ông nhớ những ngày trốn mẹ nuôi nép sau ngôi Trường tiểu học, lén nghe tiếng ve sầu kêu râm ran trên những tán cây phượng vĩ. Tiếng trống trường rộn rã, tiếng bài hát “Quốc ca” của học sinh trong tiết chào cờ, tiếng thầy cô trên bục giảng,… nhưng chẳng ai nghe thấy tiếng lòng của ông khao khát mong ước được đến trường.
Khi ông hơn hai mươi tuổi, độ tuổi chớm nở những rung động đầu đời. Ông bắt đầu để ý một cô gái, cô ấy có mái tóc dài và búi gọn trông rất xinh. Ông hay lén nhìn cô ấy giúp mẹ dọn gánh hàng khi chiều về, ánh nắng hoàng hôn đỏ rực làm hồng đôi gò má. Nhưng... hoàn cảnh của ông đâu có xứng với người ta.
Ông bừng tỉnh sau cơn mê, trời vẫn còn tối nhưng cơn mưa thì tạnh rồi, cái nóng nực cũng xua tan. Duy chỉ có suy nghĩ trong ông vẫn còn rối ren, vừa đau lòng vừa bất lực giữa chọn lựa theo con tim hay lý trí.
Ông khóc, từ sau lần mẹ nuôi ra đi thì hôm nay là lần đầu tiên ông khóc. Cảm giác cuộc đời này mang ông đến với sự cô độc đã được an bài bởi số phận.
Sao ai cũng bỏ ông mà đi, sao chỉ có mình ông là không đành lòng? Ông ôm lấy ngực, cảm giác như có thứ gì đó đè nặng lên khiến ông không thể thở nổi. Khuôn mặt đỏ tím tái như bị thiếu oxi, rất nhanh đã truyền đến cơn ho dữ dội. Ông cố gồng mình, hít thật sâu, cuối cùng bật khóc nức nở. Trong vô thức ông ngẹn ngào gọi hai tiếng: “Hạ ơi…!”
Người ta thường bảo có thứ hạnh phúc gọi là buông tay, nhưng làm thế nào để vượt qua nỗi đau khi buông tay thì chưa có ai diễn tả được thành lời.
Sáng hôm sau, ông vẫn như thói quen đưa đôi tay tìm kiếm một bóng hình nhỏ quen thuộc nhưng đáp lại ông chỉ là một chiếc giường trống rỗng.
Ông gấp gọn quần áo của Hạ cất vào balo, những bộ quần áo đã cũ, nhiều vết bẩn bám chặt chẳng thể giặt sạch mà ông xin lại từ đám trẻ con trong khu ổ chuột. Cái xúc xắc hình con sâu cũng là món đồ chơi duy nhất.
Suy cho cùng, đồ của Hạ cũng chẳng có bao nhiêu.
Xong xuôi, ông đem lên viện cho mẹ An Hạ.
Sau trận mưa hôm qua, tiết trời dịu lại hẳn, có chút man mát như cái se lạnh của mùa thu. Nhưng hương mít trái cây thoang thoảng như nhắc nhở con người ta mùa hè vẫn ở đó. Những tán cây còn đọng lại một chút sương, trông tràn trề sức sống. Chỉ duy có khu ổ chuột này, vì là đất trũng nên mỗi lần mưa to lại ngập lụt, khắp nơi còn nổi lềnh phềnh những túi rác.
Khi ông lên đến viện, An Hạ đã đỡ sốt, vừa được mẹ đút cháo cho ăn vừa ngồi chơi búp bê, ông thấy vậy cũng yên tâm rồi.
Trưa, khi An Hạ đã ngủ say, ông mở cửa vào phòng, đưa cho mẹ An Hạ túi đồ dùng của bé. Ông bảo:
“Có ít quần áo cũ của con bé thôi, chẳng biết sau này cô có dùng đến không, nhưng cứ mang về nhé.”
Mẹ An Hạ ngạc nhiên:
“Sau này ấy ạ?”
“Ừ, có thế nào thì con cái vẫn phải ở với bố mẹ. Chứ ở với tôi... con bé làm gì có tương lai” - Nói rồi, ông quay mặt đi hướng khác, đôi bàn tay nắm thành đấm thật chặt, móng tay cứa vào da thịt, chảy máu.
Mẹ An Hạ xúc động, ôm lấy mặt khóc nức nở, nghẹn ngào nói:
“Ông ơi….hức hức con xin lỗi ông..hức hức con cám ơn ông nhiều lắm”
Năm năm sau,
Thời gian cứ thế trôi qua, chẳng lưu luyến đợi chờ ai bao giờ.
Nắng vàng lại gõ cửa, nhưng cái nắng có chút nhẹ nhàng, nó run rẩy nép mình trong cái se lạnh của những ngày cuối xuân.
Ông An năm nay đã gần 70, cuộc đời lặn lội vất vả sương gió, so với tuổi trông ông còn có vẻ chững chạc hơn. Tóc người ta hai thứ màu, còn ông thì sợi bạc, sợi đen, lại lẫn những sợi tóc cháy nắng đỏ rực bao năm dầm mưa dãi nắng.
Ông đi dọc con phố Ngọc Lâm, lật tìm từng bãi rác để nhặt lấy ít phế liệu đem đi bán. Thời buổi này khó kiếm sống quá, nếu không nhanh thì các cô lao công cũng lấy đi mất rồi.
Nhặt được ít chai lọ, vài tấm bìa carton, bán đi cũng chẳng được bao nhiêu. Mà ông già hơn rồi, những bước chân càng trở nên chậm chạp, đạp xe một lúc là phải dừng chân để nghỉ ngơi.
Nhớ mùa đông năm ngoái, gió rít ầm ầm, ông An mặc nhiều lớp áo đến mức cử động cũng có chút khó khăn. Khuôn mặt ông ửng đỏ, bàn tay nứt nẻ chảy cả máu. Nhưng còn đỡ hơn mùa hè, ông sợ mùa hè lắm. Cái nắng nóng không sao ông ngủ được, ông đành cởi trần, mặc mỗi chiếc quần đùi mỏng, trông người ông không khác gì da bọc xương, sau lưng có bao nhiêu xương sườn nhô ra hết.
Ông ngồi đó, thẫn thờ, cứ vào hè là nỗi nhớ Hạ trong ông càng mong mỏi.
Ông mở ngăn tủ lấy ra chiếc kẹp tóc hình cái nơ, nhỏ nhắn xinh xinh mà ngày trước ông mua để tết tóc cho Hạ. Món quà kỉ niệm duy nhất ông giữ lại cho mình, mỗi lần thấy nó là ông lại vừa nhớ, vừa thương, vừa cảm thấy nuối tiếc trong lòng.
Nhưng nghĩ lại, giờ Hạ chắc chuẩn bị vào lớp hai, giỏi hơn ông rồi, có lẽ đã biết đọc biết viết, đã có bạn bè cùng san sẻ,... và có người thân bên cạnh mình.
Ông mừng, lại rơm rớm nước mắt.
Giữa trưa, ông vét chỗ cơm nguội từ tối qua để ăn nốt. Thời tiết mới chớm nắng thôi mà cơm để qua đêm đã có mùi. Ông đành lấy ít mỡ lợn, thả thêm vài lát hành khô, phi thơm rồi cho cơm, đảo đều.
Tiếng chó sủa inh ỏi, không biết có người lạ nào lại đi vào đây, trong khu ổ chuột tồi tàn và chật hẹp này. Tiếng bước chân lại một gần, ông nghe rất rõ nhưng cũng chẳng để tâm. Ông cho vào chảo cơm thêm ít muối, nêm vừa miệng. Xong xuôi, ông xới ra bát, bưng lên giường.
Vừa ăn, ông vừa suy nghĩ, nhỡ có một ngày giữa dòng đời đông đúc, liệu An Hạ ghé qua thì ông có nhận ra con bé hay không? Dù gì năm ấy khi mẹ An Hạ đem con bé đi, nó mới có hơn hai tuổi. Cũng đã năm năm trôi qua rồi…
Cùng lúc ấy, ông thấy cô gái đứng trước cửa nhà ông, giống như năm xưa, mái tóc bồng bềnh, những ngọn tóc con nhẹ nhàng thả theo chiều gió. Chỉ là lần này, cô gái nắm tay một đứa nhỏ.
Đứa nhỏ mặc chiếc váy vàng, đi đôi giày búp bê màu đỏ, trên tay còn cầm xúc xắc hình con sâu.
Đứa nhỏ như tia nắng đầu hè, mang dư vị ấm áp đến sưởi ấm những ngày cuối xuân, rất nhẹ nhàng, làm tan những giọt sương sớm.
Đứa nhỏ đứng đó, vẫn là đôi môi hay chúm chím cười, vẫn là ánh mắt trong veo, long lanh, rất sáng.
Đứa nhỏ miệng cười rạng rỡ, tiếng nói nhỏ như gió thì thầm bên tai:
“Ông ơi, con đã về”
Ngoài kia, thành phố đón hạ với sắc tím của bằng lăng, với ánh đỏ của đóa hoa phượng vĩ.
Còn ông, ông thấy những ánh nắng đã luồn qua khe cửa. Không có bằng lăng, không cần phượng vĩ. Mùa hạ của ông, một mùa hạ rất khác.
Ảnh: Sưu tầm
Tháng 5 về rồi, về lúc nào ông An chẳng biết, phượng ra hoa lúc nào ông cũng không hay. Nhưng ông biết hè về rồi, hè về vì những giọt mồ hôi lau mãi chẳng khô trên gương mặt cháy sạm, hè về vì mùi cống rác thải vốn có mùi khó chịu nay càng bốc lên nồng nặc hơn.
Ông An sống trong khu ổ chuột dưới chân cầu Long Biên, nơi có những ngôi nhà tồi tàn và thiếu ánh sáng. Những ngày hè nắng lên đến 40 độ, sức nóng khiến con người ta cảm thấy bức bối, ngột ngạt không thể ngủ, mà dân trí thấp như ông lấy đâu quạt hơi nước, máy điều hòa để dùng đâu. Nhà chỉ có cái quạt con cóc, thời tiết nóng lắm ông mới dám bật, cái phận nghèo hèn bần tiện gắn lên người ông ngay từ khi chào đời rồi.
Ông sinh ra bị bố mẹ bỏ rơi ở gốc cây bên đường. Nhờ trời, một người phụ nữ nhặt ve chai đã thấy và đem ông về nuôi. Nhưng số bà ấy đoản mệnh, mất sớm, để lại cho ông căn nhà tạm bợ chưa đầy 6m2 trong khu ổ chuột này.
Những đêm mùa đông, gió rít trên mái tôn kêu ầm ầm, chiếc chăn mỏng đã sơ hết những sợi bông chẳng còn đủ ấm, ông mặc nhiều lớp áo cũ không còn nguyên vẹn, trùm kín chăn, ông nằm co ro một góc. Nhưng vẫn tốt hơn cái khí nóng ngày hè bốc lên bức tường đã bị tróc vôi cả mảng, xuống sâu tận lòng đất, đến giọt nước dưới nguồn cũng như nước đun sôi, mỗi lần chạm vào da thịt là đau rát đến đó. Nhất là vào ban đêm, tưởng chừng những ánh nắng đã ngủ say để nhường chỗ cho gió mát ùa về. Nhưng không, ông An ngồi đó, người nhễ nhại mồ hôi, hàng cây xung quanh như khúc gỗ, đứng im bất động, chẳng còn những cành lá rung rinh như ngày lộng gió. Ông nhìn lên trời, nhiều ngôi sao sáng lấp lánh, báo hiệu một ngày mai lại nắng dữ dội.
Một ngày nọ, bất chấp cái nóng bức vào lúc 13 giờ trưa, ông vẫn tranh thủ đi nhặt ve chai quanh con đường Bồ Đề. Vì không có con cái, không có tài sản gì nên dù lớn tuổi ông vẫn cố từng giờ từng phút phải mưu sinh.
Trưa hôm đó, ông đã thấy một đứa trẻ bị bỏ rơi trong thùng carton ven đường.
Đứa bé da trắng hồng, vẫn chưa rụng cuống rốn, có lẽ vì ở ngoài trời nắng đã lâu nên đổ rất nhiều mồ hôi, tóc dính bết cả vào khuôn mặt ửng đỏ, lại thấy nó ngủ li bì, ông rất sợ, liền áp tai lên mũi nó. Đến khi cảm nhận được hơi thở ấm áp, ông mới nhẹ nhõm cả người.
Ông vội đem đứa trẻ về nhà, rồi bật cái quạt con cóc, đặt thêm mấy chậu nước trong phòng để không khí dịu lại hơn. Nhưng cái nắng nóng dài ngày có làm thế nào cũng chẳng vơi đi được.
Nhìn đứa trẻ, ông lại nghĩ đến người phụ nữ sinh ra mình, rất nhiều lần ông tự hỏi cuộc sống của bà có phải quá khổ cực không? Hay bà phải chịu uỷ khuất gì mà nhẫn tâm vứt bỏ đứa con mình đứt ruột đẻ ra như thế.
Rồi ông nhớ đến mẹ nuôi, người phụ nữ kiếm sống bằng cách nhặt ve chai bên đường. Tóc bà dài, đen và mượt lắm. Nhưng hễ nuôi đến quá hông là bà lại cắt đi, đem bán lấy tiền, lúc ấy trông bà chẳng khác gì một người đàn ông. Làn da thì cháy đen, ngày nắng mưa vất vả chỉ kiếm được dăm ba đồng bạc. Cuộc sống khó khăn là thế, đến mẹ đẻ còn không cần mà bà ấy đã mang ông về nuôi.
Ông nhìn đứa nhỏ, bất giác muốn ôm nó vào lòng, từ nay ông sẽ là cha, là mẹ chăm lo cho nó.
Cuối hạ, thu qua, đông về, xuân tới. Hạ lại đem nắng rải khắp đất trời.
An Hạ mới ngày nào còn là một bé gái sơ sinh được ông An tìm thấy trong thùng carton cạnh gốc cây bên đường. Giờ bé đã tròn hai tuổi, tóc cắt ngắn gọn gàng, đôi mắt to tròn đen láy. Khi cười, đôi môi chúm chím đỏ mọng khẽ cong cong trông rất đáng yêu.
Nói đến cái tên An Hạ, ông lại cười. Ông có được ăn học gì đâu, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Chỉ là ngày ấy ông gặp Hạ vào một ngày hè, rồi lấy tên mình làm tên đệm cho bé. Thế là cái tên An Hạ ra đời.
Hằng ngày, Hạ theo ông An đi dọc các khu phố nhặt ve chai. Nhớ ngày còn bé, ông phải địu Hạ trên lưng. Chứ giờ lớn hơn rồi, ông lắp cái khung chắc chắn đằng sau để bé ngồi trên yên phụ.
Hôm nay, vẫn như mọi ngày, ông nấu một nồi cơm nhỏ. Rắc ít muối vừng, chia cho An Hạ một bát, còn cháy nồi thì ông ăn.
An Hạ xúc một miếng, cơm tràn ra khỏi thìa, rơi một ít xuống cổ áo. Như thói quen, Hạ nhặt miếng cơm cho vào miệng, ăn đến khi không còn một hạt nào mới đưa cái bát cho ông. Ông gật đầu khen ngợi: “Hạ ăn giỏi quá!”
Hạ nhoẻn miệng cười, đứng dậy vỗ tay kêu: “Hoan hô”
Cùng lúc đó có một người phụ nữ nép mình sau cánh cửa, quan sát ông cùng An Hạ rất lâu, cô thấy hình ảnh hai ông cháu vui đùa, trong căn nhà nhỏ, bữa ăn đạm bạc, đồ dùng đơn sơ,... Nhưng có lẽ ông cùng tình yêu của ông mới là một điều vô cùng quý giá đã mang đến cho An Hạ một cuộc sống thật hồn nhiên, vui vẻ.
Khi Hạ thấy người phụ nữ, liền lập tức thu mình lại, trốn sau lưng ông như muốn được chở che.
Ông vươn tay ôm Hạ vào lòng, nhẹ nhàng nói:
“Cô gái, cháu tìm ai?”
“Ông ơi, cháu… đến xin nhận lại con gái ạ”
Cô gái đứng trước mặt ông, tóc bồng bềnh, đen nhánh, trông rất trẻ, chắc độ hơn hai mươi. Cô mặc chiếc váy hoa nhí màu xanh lam, cổ áo còn đính kèm những hạt ngọc lấp lánh.
Cô gái ấy có màu mắt hơi nâu, long lanh như sắp khóc. Ông chợt nhận ra cô ấy có vài nét giống An Hạ.
Đêm, ánh trăng sáng hơn cả ánh đèn khu ổ chuột, cái sức nóng bị nắng chiếu xuống mái tôn cả ngày làm Hạ ngủ không sâu giấc.
Ông đẩy cái quạt con cóc về phía Hạ, cho dù đã bật số to nhất nhưng vẫn chẳng mát hơn là bao. Thi thoảng Hạ trở mình, mở to đôi mắt. Ông liền vỗ về lên đôi vai bé nhỏ, Hạ nhìn thấy ông, liền an tâm ngủ tiếp. Còn ông, đêm nay thao thức mãi chẳng ngủ được.
Ông nhớ những ngày An Hạ mới lọt lòng, khát sữa mẹ, mà ông thì làm gì có tiền mua sữa bột đâu. Đành nhóm bếp nấu ít cơm, đổ thật nhiều nước. Đợi đến khi cơm sôi, nước sền sệt lại thì chắt để nguội rồi mớm cho Hạ từng thìa.
Ông nhớ lần đầu tiên Hạ chập chững biết đi, đôi bàn chân bé xíu với bước chân còn chưa vững. Nhớ lúc Hạ cất tiếng nói đầu đời, tuy rất ngọng nhưng ông cảm thấy vui.
Hai năm trôi qua, là ông hằng ngày nhìn Hạ khôn lớn. Nhỡ có một ngày Hạ không còn bên mình, ông biết sống thế nào đây?
Mặt trời đã dần nhô lên, tròn xoe, ửng hồng, e ấp sau hàng mít xum xuê những tán lá rộng. Ánh nắng vươn dài, rải mình lên những ngọn rau muống xanh mơn mởn.
Ông An lấy nước vo gạo, dáng vẻ mệt mỏi tưới nước cho những ngọn rau muống tràn trề sức sống. Đôi mắt ông thâm quầng, cả đêm qua ông mất ngủ.
An Hạ tỉnh dậy, nhìn lướt một vòng thấy ông đang tưới cây, liền chạy đến ôm lấy chân ông, nũng nịu:
“Ong, ong… đói đói”
Ông bế An Hạ vào lòng, bao mệt mỏi cũng xua tan hết. Lại lấy trong nồi một bát cơm, rắc lên ít muối vừng, ông trộn đều, tự tay mớm cho Hạ. Hạ thấy ông mớm cho mình, cũng không quên nhắc nhở:
“Ong… ong ăn” - Vừa nói, Hạ vừa lấy thìa cơm đẩy về phía ông.
Không biết ông nghĩ gì, đôi mắt ông đỏ hoe. Miếng cơm cho vào miệng, đắng ngắt.
Rồi cô gái ấy lại xuất hiện, núp sau cánh cửa. Đôi mắt cô ánh lên vẻ sầu muộn, lại có chút ăn năn. Có lẽ cô muốn nói nhiều điều, nhưng lại chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Không đủ dũng cảm, cũng chẳng đủ tư cách. Bèn lấy trong túi một con búp bê hướng về phía ông, nhẹ nhàng nói:
“Con có mua ít đồ chơi, ông để cho Hạ, ông nhé! ”
Ông nhớ đến sáng qua, sau khi biết cô gái đứng trước mặt là mẹ của An Hạ, ông như sợ mất đi điều quý giá nhất, không giữ được bình tĩnh mà đóng sầm cửa, miệng không ngừng mắng mỏ, đuổi cô ngay lập tức rời khỏi đây.
Nghĩ lại, ông tự trách mình có chút ích kỷ. Nếu Hạ lớn lên, nó biết chuyện, liệu có ghét ông không?
Trên đời này làm gì có đứa trẻ nào lại không yêu quý mẹ của mình. Mẹ An Hạ đến rồi, đến muốn đón Hạ đi. Còn ông, ông đợi gần hết cả cuộc đời, vẫn chẳng đợi được người mà mình ngày đêm mong mỏi.
Nghĩ rồi, ông nhìn An Hạ. Ánh mắt Hạ đang nhìn chằm chằm con búp bê, tóc nó dài, vàng mượt và chiếc váy lung linh những hạt cườm màu hồng phấn. Thứ đồ chơi xa xỉ mà Hạ chưa được chơi bao giờ, trông nó đẹp hơn mấy cái nồi nhôm và đống chai lọ ông nhặt được gần khu rác thải.
Hạ thích lắm, nhưng Hạ vẫn ngoan ngoãn ngồi gọn trong lòng ông. Đến khi ông nhìn bé gật đầu, Hạ mới lon ton chạy ra ôm chầm lấy con búp bê, đôi môi chúm chím nhoẻn miệng cười hạnh phúc.
Từ sau hôm đó, mẹ An Hạ thường xuyên đến thăm, thường là vào buổi sáng vì lúc sau ông còn đi làm. Mỗi lần cô ấy sang, khi thì cầm bộ quần áo, lúc thì gói bánh bịch kẹo, hoa quả trái cây, cuộc sống của An Hạ cũng đầy đủ hơn rất nhiều. Chỉ là có lần, cô biếu ông ít tiền sinh hoạt, nhưng ông nhất quyết không lấy. Cuối cùng cô đành đưa mảnh giấy ghi số điện thoại của mình cho ông, nhỡ có việc gì còn liên lạc.
Tối, trời đổ cơn mưa rào. Sau hơn một tuần nắng nóng kéo dài thì nay mưa đã tới làm dịu cái oi bức. Tiếng mưa rơi trên mái tôn, kêu lộp độp, mưa xuyên qua những lỗ nhỏ li ti rồi nhẹ nhàng rơi xuống nền đất.
Cơn mưa rào bất chợt, kéo dài gần một tiếng đồng hồ đã làm khu ổ chuột ướt át, lụt lội, rác nổi lềnh phềnh. Nhà bị dột nên chiếc giường cũng ướt gần nửa, chỗ khô Hạ nằm, chỗ ướt ông ngả lưng.
Nửa đêm, Hạ bị sốt. Sốt cao đến mức cả người bé run lên bần bật, ông sợ quá liền gọi xe đưa bé lên viện khám.
Bác sĩ bảo Hạ bị sốt virus, ông cứ “vâng, vâng” chứ đâu có biết sốt virus là gì. Mỗi lần Hạ bị ốm, ông ra hiệu thuốc, người ta bán cho thuốc gì thì ông biết vậy thôi.
Rồi, ông nhìn tờ hóa đơn viện phí trên tay. Đắt quá, tiền của ông chỉ có thể chi trả một nửa. Mà không trả ngay thì người ta không phát thuốc, ông bất lực, ngồi thụp xuống đất. Suy nghĩ hồi lâu, đành lấy trong túi mảnh giấy ghi số điện thoại mà mẹ An hạ để lại.
Đợi khi cô ấy đến, Hạ cũng đỡ sốt, ông An thẫn thờ trở về nhà. Ông chẳng rõ mình đi mất bao lâu, vì tiết kiệm tiền taxi nên ông đã đi bộ hơn bảy cây số. Ngoài trời vẫn mưa như trút nước, còn ông, dường như cũng đang khóc trong lòng.
Ông nhìn căn nhà bị nước mưa thấm ướt như chuột lột, thau chậu hứng chỗ dột trong phòng cũng tràn hết nước ra khỏi nền đất. Ông mệt mỏi thay tạm bộ quần áo, sau đó nằm lên giường, chẳng để tâm chiếc giường cùng chăn màn đã bị ướt.
Trong cơn mơ màng, ông nhìn An Hạ bị người phụ nữ ấy cướp mất. Ông cố gắng đuổi theo nhưng không với tới được.
An Hạ nắm tay người phụ nữ, trên người mặc bộ váy đồng phục rất xinh, tóc thắt bím nơ, trên vai còn đeo balo đến trường, trong tiết học văn cô bé chú tâm nắn nót từng dòng chữ.
Trong giấc mơ, An Hạ trở thành một thiếu nữ, mặc trên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi. Cô bé ngồi dưới gốc phượng vĩ đỏ sắc cả bầu trời, gió nhẹ khẽ thổi làm tung bay đôi tà áo.
Rồi một ngày Hạ mặc trên người chiếc váy cưới, sánh đôi bên một chàng trai mà từ nay về sau Hạ sẽ gọi là chồng. Cả hai vì thương mà sống một cuộc đời trọn vẹn, trong ngôi nhà nhỏ đẩy ắp tiếng cười của trẻ thơ.
Hình ảnh đó cứ thế mờ dần, trước mắt ông lóe lên một tia ánh sáng nhỏ, ông thấy ông của hơn năm mươi năm về trước. Khi ấy ông vẫn còn là một cậu nhóc theo mẹ nuôi đi nhặt ve chai bên lề đường.
Ông nhớ những ngày trốn mẹ nuôi nép sau ngôi Trường tiểu học, lén nghe tiếng ve sầu kêu râm ran trên những tán cây phượng vĩ. Tiếng trống trường rộn rã, tiếng bài hát “Quốc ca” của học sinh trong tiết chào cờ, tiếng thầy cô trên bục giảng,… nhưng chẳng ai nghe thấy tiếng lòng của ông khao khát mong ước được đến trường.
Khi ông hơn hai mươi tuổi, độ tuổi chớm nở những rung động đầu đời. Ông bắt đầu để ý một cô gái, cô ấy có mái tóc dài và búi gọn trông rất xinh. Ông hay lén nhìn cô ấy giúp mẹ dọn gánh hàng khi chiều về, ánh nắng hoàng hôn đỏ rực làm hồng đôi gò má. Nhưng... hoàn cảnh của ông đâu có xứng với người ta.
Ông bừng tỉnh sau cơn mê, trời vẫn còn tối nhưng cơn mưa thì tạnh rồi, cái nóng nực cũng xua tan. Duy chỉ có suy nghĩ trong ông vẫn còn rối ren, vừa đau lòng vừa bất lực giữa chọn lựa theo con tim hay lý trí.
Ông khóc, từ sau lần mẹ nuôi ra đi thì hôm nay là lần đầu tiên ông khóc. Cảm giác cuộc đời này mang ông đến với sự cô độc đã được an bài bởi số phận.
Sao ai cũng bỏ ông mà đi, sao chỉ có mình ông là không đành lòng? Ông ôm lấy ngực, cảm giác như có thứ gì đó đè nặng lên khiến ông không thể thở nổi. Khuôn mặt đỏ tím tái như bị thiếu oxi, rất nhanh đã truyền đến cơn ho dữ dội. Ông cố gồng mình, hít thật sâu, cuối cùng bật khóc nức nở. Trong vô thức ông ngẹn ngào gọi hai tiếng: “Hạ ơi…!”
Người ta thường bảo có thứ hạnh phúc gọi là buông tay, nhưng làm thế nào để vượt qua nỗi đau khi buông tay thì chưa có ai diễn tả được thành lời.
Sáng hôm sau, ông vẫn như thói quen đưa đôi tay tìm kiếm một bóng hình nhỏ quen thuộc nhưng đáp lại ông chỉ là một chiếc giường trống rỗng.
Ông gấp gọn quần áo của Hạ cất vào balo, những bộ quần áo đã cũ, nhiều vết bẩn bám chặt chẳng thể giặt sạch mà ông xin lại từ đám trẻ con trong khu ổ chuột. Cái xúc xắc hình con sâu cũng là món đồ chơi duy nhất.
Suy cho cùng, đồ của Hạ cũng chẳng có bao nhiêu.
Xong xuôi, ông đem lên viện cho mẹ An Hạ.
Sau trận mưa hôm qua, tiết trời dịu lại hẳn, có chút man mát như cái se lạnh của mùa thu. Nhưng hương mít trái cây thoang thoảng như nhắc nhở con người ta mùa hè vẫn ở đó. Những tán cây còn đọng lại một chút sương, trông tràn trề sức sống. Chỉ duy có khu ổ chuột này, vì là đất trũng nên mỗi lần mưa to lại ngập lụt, khắp nơi còn nổi lềnh phềnh những túi rác.
Khi ông lên đến viện, An Hạ đã đỡ sốt, vừa được mẹ đút cháo cho ăn vừa ngồi chơi búp bê, ông thấy vậy cũng yên tâm rồi.
Trưa, khi An Hạ đã ngủ say, ông mở cửa vào phòng, đưa cho mẹ An Hạ túi đồ dùng của bé. Ông bảo:
“Có ít quần áo cũ của con bé thôi, chẳng biết sau này cô có dùng đến không, nhưng cứ mang về nhé.”
Mẹ An Hạ ngạc nhiên:
“Sau này ấy ạ?”
“Ừ, có thế nào thì con cái vẫn phải ở với bố mẹ. Chứ ở với tôi... con bé làm gì có tương lai” - Nói rồi, ông quay mặt đi hướng khác, đôi bàn tay nắm thành đấm thật chặt, móng tay cứa vào da thịt, chảy máu.
Mẹ An Hạ xúc động, ôm lấy mặt khóc nức nở, nghẹn ngào nói:
“Ông ơi….hức hức con xin lỗi ông..hức hức con cám ơn ông nhiều lắm”
Năm năm sau,
Thời gian cứ thế trôi qua, chẳng lưu luyến đợi chờ ai bao giờ.
Nắng vàng lại gõ cửa, nhưng cái nắng có chút nhẹ nhàng, nó run rẩy nép mình trong cái se lạnh của những ngày cuối xuân.
Ông An năm nay đã gần 70, cuộc đời lặn lội vất vả sương gió, so với tuổi trông ông còn có vẻ chững chạc hơn. Tóc người ta hai thứ màu, còn ông thì sợi bạc, sợi đen, lại lẫn những sợi tóc cháy nắng đỏ rực bao năm dầm mưa dãi nắng.
Ông đi dọc con phố Ngọc Lâm, lật tìm từng bãi rác để nhặt lấy ít phế liệu đem đi bán. Thời buổi này khó kiếm sống quá, nếu không nhanh thì các cô lao công cũng lấy đi mất rồi.
Nhặt được ít chai lọ, vài tấm bìa carton, bán đi cũng chẳng được bao nhiêu. Mà ông già hơn rồi, những bước chân càng trở nên chậm chạp, đạp xe một lúc là phải dừng chân để nghỉ ngơi.
Nhớ mùa đông năm ngoái, gió rít ầm ầm, ông An mặc nhiều lớp áo đến mức cử động cũng có chút khó khăn. Khuôn mặt ông ửng đỏ, bàn tay nứt nẻ chảy cả máu. Nhưng còn đỡ hơn mùa hè, ông sợ mùa hè lắm. Cái nắng nóng không sao ông ngủ được, ông đành cởi trần, mặc mỗi chiếc quần đùi mỏng, trông người ông không khác gì da bọc xương, sau lưng có bao nhiêu xương sườn nhô ra hết.
Ông ngồi đó, thẫn thờ, cứ vào hè là nỗi nhớ Hạ trong ông càng mong mỏi.
Ông mở ngăn tủ lấy ra chiếc kẹp tóc hình cái nơ, nhỏ nhắn xinh xinh mà ngày trước ông mua để tết tóc cho Hạ. Món quà kỉ niệm duy nhất ông giữ lại cho mình, mỗi lần thấy nó là ông lại vừa nhớ, vừa thương, vừa cảm thấy nuối tiếc trong lòng.
Nhưng nghĩ lại, giờ Hạ chắc chuẩn bị vào lớp hai, giỏi hơn ông rồi, có lẽ đã biết đọc biết viết, đã có bạn bè cùng san sẻ,... và có người thân bên cạnh mình.
Ông mừng, lại rơm rớm nước mắt.
Giữa trưa, ông vét chỗ cơm nguội từ tối qua để ăn nốt. Thời tiết mới chớm nắng thôi mà cơm để qua đêm đã có mùi. Ông đành lấy ít mỡ lợn, thả thêm vài lát hành khô, phi thơm rồi cho cơm, đảo đều.
Tiếng chó sủa inh ỏi, không biết có người lạ nào lại đi vào đây, trong khu ổ chuột tồi tàn và chật hẹp này. Tiếng bước chân lại một gần, ông nghe rất rõ nhưng cũng chẳng để tâm. Ông cho vào chảo cơm thêm ít muối, nêm vừa miệng. Xong xuôi, ông xới ra bát, bưng lên giường.
Vừa ăn, ông vừa suy nghĩ, nhỡ có một ngày giữa dòng đời đông đúc, liệu An Hạ ghé qua thì ông có nhận ra con bé hay không? Dù gì năm ấy khi mẹ An Hạ đem con bé đi, nó mới có hơn hai tuổi. Cũng đã năm năm trôi qua rồi…
Cùng lúc ấy, ông thấy cô gái đứng trước cửa nhà ông, giống như năm xưa, mái tóc bồng bềnh, những ngọn tóc con nhẹ nhàng thả theo chiều gió. Chỉ là lần này, cô gái nắm tay một đứa nhỏ.
Đứa nhỏ mặc chiếc váy vàng, đi đôi giày búp bê màu đỏ, trên tay còn cầm xúc xắc hình con sâu.
Đứa nhỏ như tia nắng đầu hè, mang dư vị ấm áp đến sưởi ấm những ngày cuối xuân, rất nhẹ nhàng, làm tan những giọt sương sớm.
Đứa nhỏ đứng đó, vẫn là đôi môi hay chúm chím cười, vẫn là ánh mắt trong veo, long lanh, rất sáng.
Đứa nhỏ miệng cười rạng rỡ, tiếng nói nhỏ như gió thì thầm bên tai:
“Ông ơi, con đã về”
Ngoài kia, thành phố đón hạ với sắc tím của bằng lăng, với ánh đỏ của đóa hoa phượng vĩ.
Còn ông, ông thấy những ánh nắng đã luồn qua khe cửa. Không có bằng lăng, không cần phượng vĩ. Mùa hạ của ông, một mùa hạ rất khác.
Ảnh: Sưu tầm
Sửa lần cuối: