Hướng dẫn “Đi lấy mật” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Hướng dẫn  “Đi lấy mật” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

“Đi lấy mật” được trích từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Đoạn trích kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi, họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả hội và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Lúc này, An có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo ở đất rừng U Minh.

Đi lấy mật.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Đoàn Giỏi

1.1. Tiểu sử


- Đoàn Giỏi (1925 – 1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

- Xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

- Ông có nhiều bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

1.2. Sự nghiệp và phong cách sáng tác

- Một số tác phẩm nổi tiếng: Đường về gia hương (1948); Cá bống mú (1956); Đất rừng phương Nam (1957)…

- Phong cách sáng tác:

+ Hầu hết các sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ.

+ Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng tình nghĩa.

Lối miêu tả vừa hiện thực, vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương.

2. Đoạn trích “Đi lấy mật”

2.1. Thể loại


Thể loại: Tiểu thuyết

2.2. Xuất xứ

Trích từ chương 9 trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.

2.3. Phương thức biểu đạt

Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2.4. Đề tài

Viết về thiên nhiên, con người phương Nam

2.5. Ngôi kể

Ngôi kể thứ nhất (Cậu bé An xưng “tôi”)

2.6. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến một lớp thủy tinh): khung cảnh thiên nhiên sáng sớm qua cái nhìn của nhân vật An.

- Phần 2 (tiếp theo đến cây tràm thấp kia): hành trình đi lấy mật của An, Cò và tía nuôi.

- Phần 3 (đoạn còn lại): cách thuần hóa ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật tía nuôi của An


- Hình dáng bên ngoài: toát lên vẻ đẹp của một người lao động từng trải, can đảm; vóc dáng khỏe mạnh, vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát…

- Lời nói, cách ứng xử: thể hiện sự yêu thương, quan tâm dành cho cậu con nuôi.

- Với thiên nhiên: ông gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và bảo vệ đàn ong, trân trọng sự sống.

=> Tía nuôi của An là một người lao động dày dạn kinh nghiệm; tính cách mạnh mẽ; giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người và thiên nhiên.

2. Nhân vật An

2.1. Suy nghĩ về tía nuôi, má nuôi và Cò:


*Suy nghĩ về tía nuôi, má nuôi:

- Cảm nhận được tình thương của tía nuôi và má nuôi: “Quả là tôi đã mệt thật. Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết…; Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành…”.

=> Yêu quý về tía má nuôi, luôn nghĩ về họ với tình cảm gần gũi, thân thuộc, gần gũi.

* Suy nghĩ về Cò

- Ghen tị nhưng chỉ thoáng qua

- Luôn ngạc nhiên, ngưỡng mộ trước sự nhanh nhẹn và hiểu biết về rừng U Minh của Cò.

2.2. Suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới

- Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.

- Cách “ăn ong” rất độc đáo.

2.3. Cảm nhận về thiên nhiên rừng U Minh

Vẻ đẹp phong phú đầy chất thơ.

3. Nhân vật Cò

- Nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở rừng U Minh.

- “Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng…” -> đi rừng rất nhanh, thành thạo.

- Tía của Cò thường hay vào rừng “ăn ong” nên Cò rất am hiểu về rừng và các loài trong rừng.

- Cò và An rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng rất yêu thương nhau.

4. Cảnh rừng U Minh

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của An:

-Buổi bình minh yên tĩnh, trong vắt, mát lành.

- Buổi trưa tràn đầy nắng, ngây ngất hương tràm, tiếng chim hót líu lo hàng ngàn con chim vụt bay lên cao…

- Những loài cây và từng màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kì lạ.

- Thế giới đầy bí ẩn của loài ong.

III. Tổng kết

1. Nội dung


Vẻ đẹp phong phú, hoang sơ, bí ẩn của rừng U Minh và tâm hồn trong sáng, tinh tế của con người nơi đây vừa gần gũi, hồn nhiên, nhân hậu lại vừa mạnh mẽ, phóng khoáng…

2. Nghệ thuật

- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình.

- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương.

IV. Luyện tập

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật”.

Gợi ý

* Hình thức:
Viết đoạn văn với dung lượng từ 5 – 7 câu

* Nội dung: Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật”. Nêu chi tiết mình lựa chon và trình bày cảm nhận.

- Chi tiết miêu tả rừng U Minh (không khí trong rừng, một loài cây, một loài vật…)

- Chi tiết khắc họa tính cách nhân vật (ngoại hình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ…)
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
đất rừng phương nam đi lấy mật đoàn giỏi
2K
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.