Cảm nhận vẻ đẹp con sông Đà qua đoạn trích sau:
Hai phát hiện thú vị về con sông Đà. Ảnh Pinterest.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Mở đầu đoạn văn là hình ảnh Sông Đà được chiêm ngưỡng từ trên cao xuống. Ở điểm nhìn ấy, sông Đà hiện lên với đường nét, hình khối, tính cách mang linh hồn của một con người.
-Không bằng lòng với những gì chung chung, đại khái, Nguyễn Tuân đã dành nhiều công sức để tìm hiểu con sông Đà. Không chỉ nhìn dòng sông ở góc gần, ông còn quan sát con sông từ trên tầm cao của máy bay. Cách mở rộng điểm nhìn ấy đã mang đến cho người đọc những cảm nhận trọn vẹn hơn về dòng sông Tây Bắc: “Từ trên tàu bay mà nhìn xuống sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mấy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò sông Đà”.
- Phép điệp “không ai trong chúng ta nghĩ rằng” rồi “cũng không ai nghĩ rằng” như tiếng reo vui, tự hào của tác giả khi khám phá ra những sự thật thú vị của con sông Tây Bắc hung bạo mà trữ tình trên tàu bay. Tác giả đã khai thác được hai phát hiện mới lạ về dòng sông Đà.
2. Phát hiện 1: Sông Đà hiện lên hùng vĩ, tráng lệ vừa thơ mộng trữ tình qua hình dáng, đường nét, hình khối.
+ Với nghệ thuật so sánh, nhà văn nhìn con sông Tây Bắc giống như sợi dây thừng ngoằn ngoèo. Từ láy “ngoằn ngoèo” mang đến cho người đọc một hình dung thú vị, giàu sức gợi về dòng chảy của con sông. Có thể hình dung: do địa hình Tây Bắc vô cùng hiểm trở nên sông Đà không chảy theo một đường thẳng mà quanh co, uốn lượn, gấp khúc, vòng vèo, chùng chình, nó đi qua những núi, những gò tạo hình thù như một sợi dây thừng giàu hình khối, đường nét.
+ Dòng sông từ góc nhìn ấy trở nên mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng đầy thơ mộng. Nó khiến nhà văn có chút ngỡ ngàng: đây có thật sự là con sông hung tợn với những hút nước hung bạo, thác đá gầm thét từng bày ra thạch thủy trận đánh nhau với người lái đò trước kia không? Đây có phải là con sông đã “làm mình làm mẩy” với con người Tây Bắc, đã “giận dỗi vô tội vạ” ở trên thượng nguồn? Các từ ngữ như “làm mình làm mẩy”, “giận dỗi vô tội vạ” vừa làm bật lên sự ngạc nhiên của tác giả vừa là cách ông nhân cách hóa dòng sông. Sông Đà không chỉ hiện lên qua những đường nét hình khối mà còn mang tính cách của một cô con gái kiêu kì, đỏng đảnh.
3. Phát hiện 2: Sông Đà là dòng sông trong thần thoại
+ Sông Đà dưới cái nhìn qua mây trời hiện ra ngỡ ngàng: “Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “núi cao sông hãy còn dài – năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Phép điệp “không ai trong tàu bay nghĩ rằng”, rồi “cũng không ai nghĩ rằng” như tiếng reo vui, tự hào của tác giả khi khám phá ra một góc độ nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo trữ tình. Miêu tả dòng sông qua cái nhìn lịch sử, Nguyễn Tuân còn đem đến cho người đọc một phát hiện thú vị mà không phải ai cũng tường tận: Đó là con sông trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh" nổi tiếng của người Việt. Nhìn từ trên cao xuống, núi đồi Tây Bắc chồng chồng lớp lớp như quang cảnh Sơn Tinh dời non chặn dòng chảy của nước, còn con sông Đà vòng vèo chùng chình như một sự tìm kiếm có ý thức khi Thủy Tinh tìm đến Sơn Tinh đòi lại người tình nhân muôn thuở. Quả như Nguyễn Thùy từng nhận định: “Trang văn Nguyễn Tuân vì thế không chỉ cuốn cuộn dòng thác của sông chữ, mà còn ngồn ngộn kiến thức của sông đời”. Ta bắt gặp nơi đây không chỉ là những kiến thức của lịch sử mà còn là kho tàng hiểu biết về địa lí, văn hóa, hội họa, điện ảnh, âm nhạc...
-Cũng với cái nhìn tha thiết, Nguyễn Tuân còn vẩy bút mà điểm tổ thêm một nét yêu kiều: “Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thân quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình”. Câu văn kéo dài ra, âm điệu miên man, dạt dào như cái bao la của trời đất cõi này. Hai chữ “hình như” mang hơi thở của một câu hỏi tu từ gợi ra cảm giác bâng khuâng thương nhớ. Bức tranh thiên nhiên trong cảm nhận của tác giả là những nét đẹp “quen thuộc” của Tổ quốc bao la, một vẻ đẹp hài hòa được cộng hưởng từ các đường nét mềm mại của dòng sông “tãi ra”, sự nhấp nhô của đại dương đá, dòng sông bồng bềnh trong mây trời, lúc ẩn, lúc hiện dưới chân mình. Cách nói “đại dương đá” là một cách dùng từ rất hay, dùng từ chỉ biển để nói về đá, Nguyễn Tuân gợi ra trước mắt người đọc vùng núi non Tây Bắc trùng điệp bao là những đá là đá. Từ láy “lờ lờ” mang đến sự mê ảo của xứ sở đá, vẻ đẹp huyễn hoặc của đất trời. Đó quả thực là bức tranh đẹp của thiên nhiên sông Đà phản chiếu qua một tâm hồn tài hoa, trí tuệ.
Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình.
Hai phát hiện thú vị về con sông Đà. Ảnh Pinterest.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Mở đầu đoạn văn là hình ảnh Sông Đà được chiêm ngưỡng từ trên cao xuống. Ở điểm nhìn ấy, sông Đà hiện lên với đường nét, hình khối, tính cách mang linh hồn của một con người.
-Không bằng lòng với những gì chung chung, đại khái, Nguyễn Tuân đã dành nhiều công sức để tìm hiểu con sông Đà. Không chỉ nhìn dòng sông ở góc gần, ông còn quan sát con sông từ trên tầm cao của máy bay. Cách mở rộng điểm nhìn ấy đã mang đến cho người đọc những cảm nhận trọn vẹn hơn về dòng sông Tây Bắc: “Từ trên tàu bay mà nhìn xuống sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mấy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò sông Đà”.
- Phép điệp “không ai trong chúng ta nghĩ rằng” rồi “cũng không ai nghĩ rằng” như tiếng reo vui, tự hào của tác giả khi khám phá ra những sự thật thú vị của con sông Tây Bắc hung bạo mà trữ tình trên tàu bay. Tác giả đã khai thác được hai phát hiện mới lạ về dòng sông Đà.
2. Phát hiện 1: Sông Đà hiện lên hùng vĩ, tráng lệ vừa thơ mộng trữ tình qua hình dáng, đường nét, hình khối.
+ Với nghệ thuật so sánh, nhà văn nhìn con sông Tây Bắc giống như sợi dây thừng ngoằn ngoèo. Từ láy “ngoằn ngoèo” mang đến cho người đọc một hình dung thú vị, giàu sức gợi về dòng chảy của con sông. Có thể hình dung: do địa hình Tây Bắc vô cùng hiểm trở nên sông Đà không chảy theo một đường thẳng mà quanh co, uốn lượn, gấp khúc, vòng vèo, chùng chình, nó đi qua những núi, những gò tạo hình thù như một sợi dây thừng giàu hình khối, đường nét.
+ Dòng sông từ góc nhìn ấy trở nên mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng đầy thơ mộng. Nó khiến nhà văn có chút ngỡ ngàng: đây có thật sự là con sông hung tợn với những hút nước hung bạo, thác đá gầm thét từng bày ra thạch thủy trận đánh nhau với người lái đò trước kia không? Đây có phải là con sông đã “làm mình làm mẩy” với con người Tây Bắc, đã “giận dỗi vô tội vạ” ở trên thượng nguồn? Các từ ngữ như “làm mình làm mẩy”, “giận dỗi vô tội vạ” vừa làm bật lên sự ngạc nhiên của tác giả vừa là cách ông nhân cách hóa dòng sông. Sông Đà không chỉ hiện lên qua những đường nét hình khối mà còn mang tính cách của một cô con gái kiêu kì, đỏng đảnh.
3. Phát hiện 2: Sông Đà là dòng sông trong thần thoại
+ Sông Đà dưới cái nhìn qua mây trời hiện ra ngỡ ngàng: “Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “núi cao sông hãy còn dài – năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Phép điệp “không ai trong tàu bay nghĩ rằng”, rồi “cũng không ai nghĩ rằng” như tiếng reo vui, tự hào của tác giả khi khám phá ra một góc độ nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo trữ tình. Miêu tả dòng sông qua cái nhìn lịch sử, Nguyễn Tuân còn đem đến cho người đọc một phát hiện thú vị mà không phải ai cũng tường tận: Đó là con sông trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh" nổi tiếng của người Việt. Nhìn từ trên cao xuống, núi đồi Tây Bắc chồng chồng lớp lớp như quang cảnh Sơn Tinh dời non chặn dòng chảy của nước, còn con sông Đà vòng vèo chùng chình như một sự tìm kiếm có ý thức khi Thủy Tinh tìm đến Sơn Tinh đòi lại người tình nhân muôn thuở. Quả như Nguyễn Thùy từng nhận định: “Trang văn Nguyễn Tuân vì thế không chỉ cuốn cuộn dòng thác của sông chữ, mà còn ngồn ngộn kiến thức của sông đời”. Ta bắt gặp nơi đây không chỉ là những kiến thức của lịch sử mà còn là kho tàng hiểu biết về địa lí, văn hóa, hội họa, điện ảnh, âm nhạc...
-Cũng với cái nhìn tha thiết, Nguyễn Tuân còn vẩy bút mà điểm tổ thêm một nét yêu kiều: “Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thân quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình”. Câu văn kéo dài ra, âm điệu miên man, dạt dào như cái bao la của trời đất cõi này. Hai chữ “hình như” mang hơi thở của một câu hỏi tu từ gợi ra cảm giác bâng khuâng thương nhớ. Bức tranh thiên nhiên trong cảm nhận của tác giả là những nét đẹp “quen thuộc” của Tổ quốc bao la, một vẻ đẹp hài hòa được cộng hưởng từ các đường nét mềm mại của dòng sông “tãi ra”, sự nhấp nhô của đại dương đá, dòng sông bồng bềnh trong mây trời, lúc ẩn, lúc hiện dưới chân mình. Cách nói “đại dương đá” là một cách dùng từ rất hay, dùng từ chỉ biển để nói về đá, Nguyễn Tuân gợi ra trước mắt người đọc vùng núi non Tây Bắc trùng điệp bao là những đá là đá. Từ láy “lờ lờ” mang đến sự mê ảo của xứ sở đá, vẻ đẹp huyễn hoặc của đất trời. Đó quả thực là bức tranh đẹp của thiên nhiên sông Đà phản chiếu qua một tâm hồn tài hoa, trí tuệ.