Chia Sẻ Khóc cùng Miêu Ca

Chia Sẻ Khóc cùng Miêu Ca

Khi vụ án bé Vân An còn đang làm xôn xao dư luận thì ở Văn học trẻ đã có một tác giả cập nhập tình hình xã hội cho ra đời một tác phẩm khiến người ta phải khóc. Vâng! Tôi đang nói đến Miêu Ca của tác giả Minh Phong.

Minh Phong là cây bút xuất sắc trong mảng truyện ngắn của diễn đàn văn học trẻ. Với giọng văn uyển chuyển,mượt mà tác giả đã hút hồn độc giả vào từng câu từng chữ của tác phẩm. Làm cho độc giả cùng khóc cùng cười với nhân vật của mình. Tôi cho rằng Miêu Ca chính là tiếng chuông cảnh tỉnh những người lớn vô tâm tới độc ác trước những bất hạnh của các em nhỏ quanh mình. Trở lại vụ án của cô bé Vân An trong khi báo giới đào xới bới lộn lên phê phán mẹ kế và cha đẻ của bé thì có một nhóm đối tượng mà dường như báo chí đã nương tay không nhắc tới: đó chính là những người hàng xóm cùng chung cư với cô bé. Giá như họ nhân đạo hơn chú ý hơn thì chắc hẳn đã không có cái bi kịch đáng thương mà Vân An phải ghánh chịu. Nhân vật ông luật sư trong truyện ngắn của Minh Phong chính là hồi chuông thức tỉnh, là cái tát lệch mặt cho những người lớn vô lương tâm. Tôi nghe tiếng tác giả gào thét kêu gọi : hãy hành động đi đừng thờ ơ nữa... Giá như...

Và trong Miêu Ca tác giả Minh Phong còn lồng ghép một bài học giáo dục vô cùng đúng đắn cho các em nhỏ đang phải chịu cảnh bạo hành như Vân An, như Minh... có bao giờ bạn tự hỏi : tại sao Vân An lại chết? Tại vì mẹ kế hành hạ? Rất đúng, tại vì ba ruột và những người lớn xung quanh thờ ơ với những bất hạnh của cô bé ? Tất cả đều đúng nhưng còn một nguyên nhân sâu xa mà không phải ai cũng biết. Đó là Vân An chưa có ý thức tự cứu mình. Giá như Vân An cũng giống như Minh biết kêu cứu, biết tháo chạy thì... biết đâu mọi chuyện sẽ khác... Điều này càng cho thấy sự tài tình của Minh Phong trong lồng ghép triết lý giáo dục vào tác phẩm.

Với Miêu Ca Minh Phong cho thấy mình là một cây bút chuyên nghiệp khi từ tình tiết truyện đến nhân vật đều trọn vẹn không thừa không thiếu. Nhân vật bà ngoại của cậu bé Minh chính là một cánh cửa khác ôm ấp che chở cho em bé tội nghiệp mà Vân An không có được. Giá như ông bà nội ngoại của Vân An cũng sẵn sàng bao dung che chở cho cô bé như bà ngoại của Minh thì có thể giờ đây Vân An vẫn đang rộn ràng đón tết.

Tôi đọc Miêu Ca rất kỹ và tôi tự hỏi tại sao lại là Miêu Ca mà không phải Cẩu Ca? Tại sao là con mèo mà k phải con chó? Khi mà cả mèo và chó đều là thú cưng? Cái này cũng là 1 cái rất hay, rất giỏi, rất chí lý của tác giả Miêu Ca. Bởi vì nếu là con chó, nó sẽ cắn nát mặt cái thằng dượng mất dạy dám đánh bạn nó nhưng con mèo thì không làm được như vậy. Đó là sự bất lực... Miêu ca đại diện cho sự bất lực của xã hội với tình trạng bạo hành trẻ em. Miêu ca cũng là tiếng nói ước mơ của tác giả dành cho các em nhỏ bị bạo hành. Chúng con mơ có một người bạn sẻ chia tâm sự. Chúng con mong có những người lớn dám " ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" cứu thoát cuộc đời chúng con..

Vì tất cả những lý do trên tôi cho rằng Miêu Ca xứng đáng được vinh danh trong cuộc thi lần này khi tác giả hội tụ đủ ba yếu tố: tính thời sự, tính nhân văn, tính giáo dục vào tác phẩm của mình.

---
Miêu ca, bài viết dự thi cuộc thi viết chủ đề "Chuyện của mùa đông", lẽ ra mình có thể bình luận dưới bài tổng hợp để bầu chọn, nhưng mình muốn viết riêng thành một topic để bày tỏ tình cảm của mình với bài viết này. Nhất là gần đây có quá nhiều đứa trẻ đáng thương bị bạo hành, bài viết càng đáng quý hơn.

Các bạn có thể xem lại bài viết tại: TRUYỆN MIÊU CA
 
620
2
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top