Không bao giờ động đến một quyển sách nếu tác giả của nó chết chưa được ba mươi năm

Không bao giờ động đến một quyển sách nếu tác giả của nó chết chưa được ba mươi năm

Độc giả Nagasawa bình chọn: “không bao giờ động đến một quyển sách nếu tác giả của nó chết chưa được ba mươi năm”
Lý do: “Chỉ có loại ấy tớ mới tin được. Không phải tớ không tin vào văn học đương đại, nhưng tớ không muốn phí ngày giờ quý báu để đọc những thứ chưa được thời gian chấp nhận. Đời ngắn lắm”
Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy bàn luận.

Bài làm:

Thời gian qua khẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỷ niệm trong tôi

Rơi như tiếng sỏi

Riêng những câu thơ

Còn xanh

( thời gian – Văn Cao

Phải chẳng, những câu thơ còn mãi xanh tươi với đời ấy chính là chứng thực cho một tác phẩm đích thực – một tác phẩm đã vượt qua sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian để giành chiến thắng ngoạn mục? Tôi tin rằng, bất kể người đọc nào đến với văn chương sẽ không chấp nhận việc lãng phí thời gian vào những văn bản vô bổ, những văn bản chưa gây dựng nên giá trị cao đẹp và đích thực. Bởi vậy, họ mới cần thời gian để trở thành liều thuốc thử, mới cần nó đóng vai như người kiểm duyệt như cách độc giả Nagasawa bình chọn: “không bao giờ động đến một quyển sách nếu tác giả của nó chết chưa được ba mươi năm”. Lý do: “Chỉ có loại ấy tớ mới tin được. Không phải tớ không tin vào văn học đương đại, nhưng tớ không muốn phí ngày giờ quý báu để đọc những thứ chưa được thời gian chấp nhận. Đời ngắn lắm”

Văn chương sinh ra để phục vụ con người. Nếu không thể phục vụ con người hay chiến thắng chiếc đồng hồ trong tay, nó sẽ chết yểu ngay lập tức. Lý do mà Độc giả Nagasawa thực sự đã thuyết phục chúng ta. Rằng vốn dĩ không phải họ chẳng muốn tin vào văn học đương đại – một nền văn học đã và đang diễn ra, phát triển xung quanh đời sống thường ngày của con người, một nền văn học của hiện tại cứ chẳng phải quá khứ cũ mòn hay tương lai xa vời. Nhưng vốn độc giả cũng mang trong mình cuộc đời quá ngắn, cũng mang lấy sinh mệnh mỏng manh, yếu đuối vô cùng. Vậy nên sẽ thật khó để họ chấp nhận lãng phí thời giờ “quý báu để đọc những thứ chưa được thời gian chấp nhận” – nói cách khác đó là ác tác phẩm vừa mới ra lò, hay đang dần chết đi, thất bại trên hành trình thử sức đầy gian nan với thời gian. Thời gian sẽ làm nhiệm vụ của nó, hệt con dao hai lưỡi hoặc ngay lập tức bị giết chết hoặc là tự lành lặn vết thương rồi tỏa sáng trên văn đàn. Cuộc đối thoại trên đã cho thấy nhu cầu của độc giả cũng như yếu tố cần thiết để có được tác phẩm văn chương đích thực. Bạn đọc cũng là người có nhận thực, họ sẽ dùng nhận thức ấy để tiếp nhận văn bản đã qua thử lửa mà chẳng hy sinh giờ phút mình cho thứ văn bản chưa được công nhận, chưa được đánh dấu.

Tại sao Nagasawa lại nói rằng “ không phải tớ không tin vào văn học đương đại, nhưng tớ không muốn phí ngày giờ quý báu để đọc những thứ chưa được thời gian chấp nhận. Đời ngắn lắm”? Trước hết, thời gian chính là người kiểm duyệt cho những giá trị mà tác phẩm sáng tạo của anh ta mang lại. Hoặc là cao cả, bền vững, hoặc là tủn mủn, nhỏ bé để rồi bị bỏ rơi, quên lãng giữa hàng ngàn tư liệu đang chờ ngày xuất bản. Nếu như lửa là để thử vàng, thì thời gian chính là để nung nấu đứa con tinh thần của anh ta trong bể khổ, vượt lên từ đau đớn và đánh dấu bước ngoặt trên văn đàn nghệ thuật. Có thời gian, những gì gọi là tính giáo dục, nhận thức , thẩm mĩ trong văn học mới có cơ hội được xuất hiện, thẩm thấu và đưa vào đời sống dân tộc. Có thời gian, những gì là hình tượng, là nhân vật mới có cơ hội sống trong hiện thực, sống trong thế giới tâm tưởng của bạn đọc. Có thời gian, văn học mới khẳng định được vị trí của nó trên văn đàn. Người ta thường nói rằng một tác phẩm chân chính phải vượt qua sự băng hoại của thời gian quả không sai. Vậy như thế nào mới gọi là “ vượt qua sự băng hoại” ấy. Không phải ngẫu nhiên mà cách đây mấy mươi thế kỉ, khi xã hội Pháp dần rơi vào khủng hoảng thì văn học vẫn trường tồn, thậm chí là phát triển dữ dội với “ Nhà thờ đức bà Paris” – đánh thức tâm tưởng con người dưới cái vẻ ngoài hào nhoáng, gieo vào trong họ niềm tin rằng cái đẹp vẫn còn đấy hiện hữu trên đời. Không phải ngẫu nhiên mà giữa thời bom rơi lửa đạn như muốn vỡ tung cả đất trời, văn học kháng chiến vẫn tồn tại, đi qua thời gian mà tác động dữ dội vào tâm lý dân ta với “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” – sự hào hùng, anh dũng, tinh thần kháng chiến như trào lên câu thơ trên cái khí thế đáng tự hào vô cùng. Và không phải ngẫu nhiên, giữa thế kỉ 21 này với nền công nghiệp hóa, công nghệ phát triển dữ dội, mạng internet trở nên quá phổ biến thì người ta vẫn cần đến văn chương – để xoa dịu tâm hồn họ giữa thế giới còn lắm những bộn bề, đau thương này. Thời gian quá khứ, thời gian hiện tại và cả tương lai đang và sẽ chấp nhận những tác phẩm có thể vượt qua ranh giới, giới đầy bất lực của chính nó.

Nhưng giới hạn không có nghĩa là nó chết yểu, nó sẽ dùng thời gian để vượt qua cái giới hạn vốn có ấy, để tự khai mở những vỉa quặng kim cương quý giá đằng sau vỏ bọc chữ nghĩa. So với các loại hình nghệ thuật khác, văn chương cũng như thế ấy, nó rất cần thời gian hoàn thành nhiệm vụ là người công nhận công tâm.

Chính nhờ có thời gian- nó đã chứng thực được “ Cánh đồng bất tận” – Nguyễn Ngọc Tư là một liều thuốc nhẹ nhàng chữa lành, an ủi tâm hồn độc giả, để độc giả hy sinh thời giờ của mình thưởng thức nó. Cuộc đời du mục trên khắp cánh đồng Nam Bộ, từ bi kịch của Nương tới nhận thức nỗi đau của mẹ, sự hoàn lương của cha, hai chị em hiểu “ dục tính và xác thịt không xấu xa, không đáng khinh bỉ, không phải nguyên nhân đẩy chị em đến cuộc sống đổ vỡ này”. Hóa ra, căn nguyên của mọi nỗi đau lại bắt nguồn từ chính tổn thương của một con người. Nhưng trái tim nhân đạo của Tư đã gieo cho người một tia hy vọng, một mầm thiện lương, một tình thương vào mảnh đất vốn còn ngổn ngang lởm chởm những tàn tích. Và hóa ra, tác phẩm đã chiến thắng thời gian bằng những giá trị nhân đạo cũng như tấm lòng của cô Tư để rồi sẽ chẳng có kẻ nào phải than vãn rằng cầm cuốn “ Cánh đồng bất tận” của cô tư là họ đang lãng phí đi từng khoảnh khắc quý báu của chính mình.

Văn học thời kì nào cũng thế thôi, thời gian và nghệ thuật đã thuộc về mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Có tác phẩm, thời gian sẽ được vận hành. Có thời gian, tác phẩm sẽ biết được số phận của chính mình. Huống hồ ngọn lúa cũng cần thời gian mới biết bông nào thơm ngon, bông nào dần thối rữa, biết được hạt giống nào trổ bông tốt hạt giống nào không. Văn chương cũng chẳng khác là bao. Đặc biệt là văn học đương đại. Vì sao văn học thời kì này còn lắm những tác phẩm gọi là mì ăn liền, là kiểu sáng tác vô nghĩa lí đến vậy. Vì sao nó chưa có cho mình một cuộc cách mạng dữ dội như thơ mới khi đã gần 100 năm. Chưa có tác phẩm đủ trường tồn như cuốn bách khoa toàn thư “ bình ngô đại cáo”, như kiệt tác “ truyện kiều” thì rất khó để văn chương có thể tồn vịnh lâu dài, mạnh mẽ

Thời gian cũng chính là người công nhận cho tài hoa, năng lực làm văn của nhà văn, kẻ sáng tạo. Để có một tác phẩm lớn, nó phải dựa trên cơ sở từ cha đẻ của chính nó. Một người có năng lực, sẵn sàng dâng hiến cả đời mình cho sự nghiệp cầm bút, bám lấy câu chữ văn chương như hình với bóng sẽ làm văn rất khác với kẻ chỉ xem văn là trò chơi du hí, là thú vui thích thì làm, mà không thích thì để xó. Một người có lý tưởng thẩm mĩ sâu sắc, cách cảm thụ cuộc đời, đôi mắt thấu thị kẻ khác chắc chắn làm thơ sẽ có nhiều cơ hội để được ghi danh trên văn đàn. Một nghệ sĩ chưa được thời gian chấp nhận với sự hiện diện của anh ta, xem như bao kẻ sĩ tầm thường khác thì liệu bạn độc có thể đặt niềm tin? Liệu đứa con tinh thần của anh có trở nên khả thi? Câu trả lời luôn là không bao giờ. Niềm tin ở bạn đọc sẽ được hình thành qua vóc dáng, qua hình ảnh, qua vẻ đẹp của người nghệ sĩ in hằn trên tác phẩm của mình. Thời gian sẽ giúp anh hiện thực hóa điều đó. Vốn dĩ, thời gian không bóc lột sức lao động của ai khi lắm kẻ than vãn về chặng đường sự nghiệp văn chương quá đối khắc nghiệt gian lao. Vốn dĩ thời gian không triệt tiêu cơ hội được sống trong kí ức bạn đọc của nhà văn nào cả. Duy nếu anh ta thực sự có cái để tôn vinh, để trân trọng và đáng thờ, thời gian sẽ không bao giờ bỏ sót. Khi còn sinh thời, Kafka chưa phải là một nhà văn được chú ý, thậm chí là ông còn bị phản bác dữ dội mà những tưởng cái chết của ông đã kéo theo cái chết cho tác phẩm của mình. Nhưng không, thời gian đau tàn nhẫn đến vậy. Nó đã đưa ra ánh sáng một con người tạo dựng được sức ma lực nơi ngôn từ của mình đầy mạnh mẽ, khai sinh ra khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – một nhánh của văn học hậu hiện đại. Tôi vẫn luôn tin rằng, nhà văn chẳng phải lo lắng về vị trí của anh ta trên văn đàn nếu như văn chương của anh thực sự có ý nghĩa, nếu anh đã là kẻ “ vắt kiệt sức mình, hiến dâng dòng máu nóng của mình cho nhân loại”. Rồi thời gian sẽ cho anh câu trả lời. Và bạn đọc sẽ tìm đến anh nếu anh đã là đứa con được thời gian tôn vinh

Thời gian – có lẽ đây chính là một tác nhân không hề kém phần quan trọng đưa Lê Đạt vươn tầm, trở thành một nhà thơ, nhà phê bình xuất sắc, độc đáo đến vậy trong con mắt độc giả đương thời. Lê Đạt thuộc nhóm “ dòng chữ” đã có những cuộc cách tân nghệ thuật ngôn từ, khắc phục sức ỳ của lối viết cũ đã thực sự làm chấn động cả một thời kì văn học. Éo le thay, có lẽ cuộc đời ông khổ quá nhiều cũng bởi vì thơ, bị người ta mắng chửi, phản đối kịch liệt cũng bởi thơ. Nhưng thời gian đã không bỏ sót người thi sĩ tài hoa như vậy. Đến bây giờ, để hiểu hết thơ Lê Đạt là điều quá khó. Nhưng người ta vẫn muốn đọc thơ ông, vẫn tiếp nhận và khẳng định được tầm vóc của ông nhờ vào những công trình nghệ thuật. Các giải thưởng của hội nhà văn vẫn được trao khi nhà văn đã qua đời. Cái chết của Lê Đạt không phải dấu chấm hết cho một đời thơ. Thời gian một lần nữa lại đưa nó tỏa sáng trở lại, để bạn đọc yêu và hy sinh thời giờ của mình cho thơ ông

Và vẫn là thời gian, nó sẽ trở thành điểm tựa cho độc giả. Độc giả nào cũng mang một tâm lí rằng bởi sự sống của họ ở trần gian là quá ngắn, bởi thời gian không phải là kẻ đưa ra để trêu đùa mà trái lại, chẳng một ai để từng khoảnh khắc của m trôi đi một cách vô nghĩa, dành cho một tác phẩm vô dụng. Bạn đọc cần thời gian để họ được tiếp nhận những tác phẩm đáng được tiếp nhận, đáng được khai mở và phê bình. Bạn đọc cần thời gian để không nảy sinh tâm lý hối hận khi lật giở từng trang sách mà thay vào đó là sự nới rộng hồn mình để giao thoa, để đồng điệu cùng nhân vật, hình tượng lẫn người nghệ sĩ. Bạn đọc cũng cần thời gian để hình thành nên một tâm thế tiếp nhận thoải mái hơn, hồ hởi hơn. Dẫu là độc giả thời kì của văn học đương đại, hay là của những năm đầu Homer bắt đầu khai sinh ra văn chương thì họ cũng chẳng mấy lúc mà bỏ rơi nghệ thuật, mà thiếu lòng tin vào nghệ thuật. Chỉ cần nghệ thuật cho họ điểm tựa để đặt niềm tin của mình vào đó. Quy luật bạc bẽo chỉ ra rằng hoạt động tiếp nhận phải có đầy đủ cả sự cho và nhận thì mới đạt đến độ thăng hoa. Ấy là sự cho của tác phẩm và sự nhận của bạn đọc.

“Tiếng thở dài của rừng kim tước” – Hồ Anh Thái đã mang đến một trải nghiệm thỏa mãn được nhu cầu tiếp nhận của tác giả, họ chưa phải cảm thấy lãng phí thời giờ của mình cho từng trang văn mà nhà văn chắp bút. Thời gian đã chấp nhận tác phẩm ấy và giờ là độc giả. Đương nhiên sẽ tùy vào từng cách thức tiếp nhận, năng lực, thị hiếu của mỗi bạn đọc bởi có bao nhiêu người đọc ắt sẽ có bấy nhiêu tác phẩm. Mô phỏng xã hội Ấn độ với sự đói nghèo, sự hà khắc đối với người phụ nữ cùng những luật lệ, lễ giáo phong kiến vô cùng tàn bạo. Lfa sự thay đổi nhân tích quá đỗi nhanh chóng của Nilam đến hành động chôn cất một sinh mệnh đứa trẻ gái đồng nghĩa với việc một cây kim tước mọc lên. Hay những tưởng tiếng thở dài ấy sẽ là tiếng kêu cứu nhưng nó lại chỉ là sự chấp nhận, là sự nhẫn nhục của con người nơi đây dưới nơi tối tăm, u ám. Tất thảy những giá trị ấy đã và đang vượt qua thách thực của thời gian, đến tay bạn đọc. Bạn đọc tiếp nhận và thêm một lần đưa nó rực cháy trên văn đàn

Câu hỏi được đặt ra là làm sao để có một tác phẩm vượt qua sự băng hoại của thời gian ấy, được thời gian chấp nhận? Để văn chương luôn là dòng chảy của đời sống hiện đại ngày càng công nghệ hóa, người viết cần làm mới ngôn ngữ biểu đạt. Nhà văn cần lắng nghe ngôn ngữ đời sống để tạo lập cấu trúc mới sinh động hơn cho từ vựng, đó là cách duy nhất để hấp dẫn độc giả. Bên cạnh đó, anh rất cần không ngừng sáng tạo. Khi người viết coi mỗi lần sáng tạo là một lần xuất phát, làm lại từ đầu thì chính tác phẩm sẽ giúp hình thành những thủ pháp mới để anh ta không còn phải đi trên đường cũ, không phải trải nghiệm lại những cảm xúc quen thuộc. Nhờ có công nghệ thông tin tiên tiến, một sự kiện vừa xảy ra nhanh chóng truyền đi khắp nơi bằng những hình ảnh sống động. Nó tác động trực tiếp đến người cầm bút, giúp anh ta nhanh chóng bắt nhịp với tư duy, cảm xúc chung để tạo ra tác phẩm mang tầm vóc và tinh thần thời đại. Tác phẩm ấy cộng hưởng nơi độc giả để góp phần dịch chuyển thế giới hướng đến sự tiến bộ của nhân loại. Khi người viết biết quan tâm đến những hệ lụy của con người, của trái đất, họ sẽ biết cách gieo vào tâm hồn người đọc những giấc mơ tốt đẹp về thế giới, biết cách mở ra cánh cửa tưởng tượng. Còn người đọc – họ vừa quên mình, nhập thân, sống và thể nghiệm nội dung tác phẩm văn học, vừa phân thân, duy trì khoảng cách thẩm mỹ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài. Hay họ còn cần rất tỉnh táo, tỉnh táo trong việc tiếp nhận vì đôi khi sẽ còn có tác phẩm bị lãng quên bởi thời gian, chỉ là nó chưa có cơ hội để được bộc phát.

Sau tất cả, thời gian sẽ đưa tác phẩm lên đỉnh vinh quang. Và bạn đọc sẽ là người giữ cho tác phẩm được lưu lại trên ngọn núi ấy lâu nhất, dài nhất.

Và vì văn học phải chiến thắng thời gian mới là nghệ thuật chân chính, nên bạn đọc sẽ tiếp tục tin tưởng vào văn chương một lần nữa.
 
  • viet-tay-5780-1592643948.jpg
    viet-tay-5780-1592643948.jpg
    89.8 KB · Lượt xem: 137
924
2
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.