Lí giải nguyên nhân nỗi khổ của Mị

Lí giải nguyên nhân nỗi khổ của Mị

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Sự thống khổ của Mị bắt nguồn từ đâu? Vì sao một người con gái thanh xuân mơn mởn lại sống trong u uất, tuyệt vọng? Đoạn văn sau đây là sự lý giải của nhà văn về nguyên nhân nỗi thống khổ của Mị và trực tiếp lên án tội ác cho vay nặng lãi để nô lệ hóa con người của giai cấp chủ nô phong kiến miền núi.
Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, không nhớ, cũng không ai nhớ. Những người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mỵ về làm người nhà quan thống lý. Ngày xưa bố Mỵ lấy mẹ Mỵ không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lý, bố của thống lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho nhà chủ nợ một nương ngô. Ðến tận khi hai vợ chồng về già mà cũng chưa xong nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ. Cho tới năm ấy Mỵ đã lớn, Mỵ là con gái đầu lòng. Thống lý đến bảo bố Mỵ: - Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xoá hết nợ tho. Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá...
nhân vật Mị.jpg

Nỗi thống khổ của Mị. Ảnh mạng.

Thân phận cô Mị trong đoạn văn:
- Cuộc sống thống khổ hằn in lên vóc dáng và cuộc đời Mị khiến cô gái ấy dường như lãng quên cả thời gian: Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ ” Câu văn ngắt nhịp chậm đều, diễn tả sự bất lực cũng như sự chai sạn về cảm xúc của Mị. Mị đang sống vật vờ như chiếc bóng, lặng lẽ và cô độc. Phép điệp “cô không nhớ, cũng không ai nhớ” như tô đậm thêm nỗi khổ nhục của Mị. Mị dường như mất hết ý niệm về thời gian, không gian, cái gì cũng “không nhớ”. Đó chính là tình trạng tê liệt về tinh thần, mất hết ý thức phản kháng

- Nguyên nhân của nỗi khổ thì ai cũng nhớ, đó chính là món nợ nặng lãi với nhà giàu. Đó là món nợ bố mẹ vay từ lúc cưới "Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ”. Phép điệp “chưa trả được nợ", “chưa trả hết nợ” vừa gợi cuộc sống vất vả cực khổ của người dân lao động. vừa tố cáo tội ác của nhà thống lý, vừa gợi ra nhịp điệu mòn mỏi, bất lực. Nếu tội ác của thực dân, phong kiến cai trị ở những vùng nông thôn là sưu cao thuế nặng đã đày đọa lên số phận những chị Dậu, anh Pha, tội ác của bọn quan lại miền núi là dùng chính sách cho vay nặng lãi để nô lệ hóa con người. Thống lí đòi lấy Mi làm con dâu cho con trai hắn để xoá nợ: “cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.” Đây chính là mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát, là cái bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói của bố Mị “không thể làm thế nào khác được rồi” giống như một sự bất lực, bế tắc không lối thoát, vừa như một dấu mộc đóng lên thân phận nô lệ của Mị.
 
Từ khóa
nhân vật mị tô hoài vợ chồng a phủ
562
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top