Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bài thơ ‘Đồng chí” (Chính Hữu): Phân tích hình ảnh người lính; vì sao tác giả lại lấy nhan đề là “Đồng chí”; Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì?
Những câu hỏi này do nhóm chúng tôi soạn thảo, hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho quý thầy cô và các bạn học sinh.
Một số câu hỏi luyện tập văn bản "Đồng chí" (Chính Hữu)
Câu 1: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
- Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Hoàn cảnh xuất thân: họ là những người nông dân nghèo ra đi từ hai miền đất xa nhau: “nước mặn đồng chua”, “đất cầy lên sỏi đá.”
+ Họ ra đi vì nghĩa lớn (hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khoát, mạnh mẽ ...mặc dù vẫn luôn lưu luyến với quê hương “giếng nước gốc đa....”
+ Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá => Những gian khổ càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá)
+ Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối của bài thơ.
Câu 2. Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.
Câu 3. Phân tích bài thơ để thấy rõ chủ đề đồng chí hiện lên trong thơ Chính Hữu với rất nhiều dáng vẻ?
Chủ đề đồng chí hiện lên trong thơ Chính Hữu với rất nhiều dáng vẻ. “Anh với tôi” khi thì riêng rẽ trong từng dòng thơ để nói về cảnh ngộ của nhau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”; khi lại chen lên đứng vào cùng một dòng: “Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Từ riêng lẻ đã nhập thành “đôi”, thành chung khăng khít khó tách rời: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Đây là những hình ảnh đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí. Câu thơ đang từ trải dài, bỗng cô đọng lại thành hai tiếng “Đồng chí!” vang lên thiết tha, ấm áp, xúc động như tiếng gọi của đồng đội và nó khắc ghi trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó. Tình đồng chí là cùng giai cấp, cùng nhau từ những chi tiết nhỏ nhất của đời sống: “âo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”. Trong buốt giá gian lao, các anh chuyền cho nhau hơi ấm tình đồng đội: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những bàn tay không lời mà nói được tất cả, các anh sát cánh bên nhau để cùng đi tới một chiều cao: “Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”. Cùng chung chiến hào, cùng chung sống chết, đó chính là biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí. Chính tình đồng chí đã khiến các anh ngay giữa nguy hiểm gian lao vẫn thấy tâm hồn thanh thản và lãng mạn. Và đó cũng chính là tình cảm xã hội thiêng liêng nhất, là cội nguồn của tình yêu nước, của sức mạnh con người Việt Nam
Câu 4: Viết đoạn văn quy nạp (15 câu) :
Tám câu thơ (Đồng chí – Chính Hữu) đã nói thật giản dị những thiếu thốn của cuộc kháng chiến. Và tình đồng đội đầy mến thương đã tiếp thêm sức mạnh giúp họ vượt qua mọi thử thách.
Gợi ý :
- 5 câu đầu : những câu thơ dung dị nói về những gian khổ của người lính : người nông dân mặc áo lính giản dị, nghèo khó…áo rách, quần vá… hình ảnh thơ giản dị như đời sống.
- Nói đến những thiếu thốn của người chiến sĩ nhưng ở những câu thơ tiếp theo, ta thấy những thiếu thốn ấy đâu chỉ tồn tại riêng rẽ với hai cá thể anh và tôi mà đã hoà nhập yêu thương gắn bó. Nụ cười buốt giá, cái cười lạc quan, xua đi cái lạnh giá … nụ cười của những con người như đang cố gắng vượt qua cái rét buốt ruột buốt gan ấy. Hình ảnh thơ vừa tô đậm những gian nan, thiếu thốn, vừa thể hiện nghị lực vượt qua mọi khó khăn của những anh lính vệ trọc (sốt rét - rụng tóc) =>Những câu thơ được viết theo thể thơ tự do rất dung dị với những hình ảnh thơ chân thực càng giúp ta thêm hiểu về cuộc chiến tranh đã qua, những vất vả mà người lính đã nếm trải, vừa cảm phục quá khứ hào hùng….
- Đến câu cuối khổ, nhịp thơ thay đổi, dài ra trầm lắng, âm điệu câu thơ lan toả như bộc lộ tình cảm. Đây có thể là hình ảnh cảm động nhất của bài, từ « thương nhau » đứng ở đầu câu như bộc lộ tình yêu da diết, sâu nặng của những con người cùng lí tưởng chiến đấu, họ nắm lấy bàn tay nhau như truyền cho nhau hơi ấm…Chân không giầy giữa vùng rừng núi gập ghềnh, hiểm trở. Áo rách, quần vá giữa cái lạnh cắt da cắt thịt, tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả : « thương nhau tay nắm lấy bàn tay » => Tình đồng đội và tình người ấy cũng là sức mạnh chiến thắng.
- 3 câu thơ cuối cùng kết lại trong một hình ảnh đẹp, lãng mạn đến bất ngờ, thú vị bằng hai âm bằng : « Đầu súng trăng treo ». Âm điệu câu thơ như ngân vang, câu thơ như mở ra, ánh trăng như soi sáng khắp núi rừng. Phải chăng chính tình đồng chí, đồng đội đã đem lại cho họ những khoảng lặng hiếm hoi trong đời lính gian nan.
Những câu hỏi này do nhóm chúng tôi soạn thảo, hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho quý thầy cô và các bạn học sinh.
Một số câu hỏi luyện tập văn bản "Đồng chí" (Chính Hữu)
- Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Hoàn cảnh xuất thân: họ là những người nông dân nghèo ra đi từ hai miền đất xa nhau: “nước mặn đồng chua”, “đất cầy lên sỏi đá.”
+ Họ ra đi vì nghĩa lớn (hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khoát, mạnh mẽ ...mặc dù vẫn luôn lưu luyến với quê hương “giếng nước gốc đa....”
+ Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá => Những gian khổ càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá)
+ Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối của bài thơ.
Câu 2. Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.
Câu 3. Phân tích bài thơ để thấy rõ chủ đề đồng chí hiện lên trong thơ Chính Hữu với rất nhiều dáng vẻ?
Chủ đề đồng chí hiện lên trong thơ Chính Hữu với rất nhiều dáng vẻ. “Anh với tôi” khi thì riêng rẽ trong từng dòng thơ để nói về cảnh ngộ của nhau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”; khi lại chen lên đứng vào cùng một dòng: “Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Từ riêng lẻ đã nhập thành “đôi”, thành chung khăng khít khó tách rời: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Đây là những hình ảnh đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí. Câu thơ đang từ trải dài, bỗng cô đọng lại thành hai tiếng “Đồng chí!” vang lên thiết tha, ấm áp, xúc động như tiếng gọi của đồng đội và nó khắc ghi trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó. Tình đồng chí là cùng giai cấp, cùng nhau từ những chi tiết nhỏ nhất của đời sống: “âo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”. Trong buốt giá gian lao, các anh chuyền cho nhau hơi ấm tình đồng đội: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những bàn tay không lời mà nói được tất cả, các anh sát cánh bên nhau để cùng đi tới một chiều cao: “Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”. Cùng chung chiến hào, cùng chung sống chết, đó chính là biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí. Chính tình đồng chí đã khiến các anh ngay giữa nguy hiểm gian lao vẫn thấy tâm hồn thanh thản và lãng mạn. Và đó cũng chính là tình cảm xã hội thiêng liêng nhất, là cội nguồn của tình yêu nước, của sức mạnh con người Việt Nam
Câu 4: Viết đoạn văn quy nạp (15 câu) :
Tám câu thơ (Đồng chí – Chính Hữu) đã nói thật giản dị những thiếu thốn của cuộc kháng chiến. Và tình đồng đội đầy mến thương đã tiếp thêm sức mạnh giúp họ vượt qua mọi thử thách.
Gợi ý :
- 5 câu đầu : những câu thơ dung dị nói về những gian khổ của người lính : người nông dân mặc áo lính giản dị, nghèo khó…áo rách, quần vá… hình ảnh thơ giản dị như đời sống.
- Nói đến những thiếu thốn của người chiến sĩ nhưng ở những câu thơ tiếp theo, ta thấy những thiếu thốn ấy đâu chỉ tồn tại riêng rẽ với hai cá thể anh và tôi mà đã hoà nhập yêu thương gắn bó. Nụ cười buốt giá, cái cười lạc quan, xua đi cái lạnh giá … nụ cười của những con người như đang cố gắng vượt qua cái rét buốt ruột buốt gan ấy. Hình ảnh thơ vừa tô đậm những gian nan, thiếu thốn, vừa thể hiện nghị lực vượt qua mọi khó khăn của những anh lính vệ trọc (sốt rét - rụng tóc) =>Những câu thơ được viết theo thể thơ tự do rất dung dị với những hình ảnh thơ chân thực càng giúp ta thêm hiểu về cuộc chiến tranh đã qua, những vất vả mà người lính đã nếm trải, vừa cảm phục quá khứ hào hùng….
- Đến câu cuối khổ, nhịp thơ thay đổi, dài ra trầm lắng, âm điệu câu thơ lan toả như bộc lộ tình cảm. Đây có thể là hình ảnh cảm động nhất của bài, từ « thương nhau » đứng ở đầu câu như bộc lộ tình yêu da diết, sâu nặng của những con người cùng lí tưởng chiến đấu, họ nắm lấy bàn tay nhau như truyền cho nhau hơi ấm…Chân không giầy giữa vùng rừng núi gập ghềnh, hiểm trở. Áo rách, quần vá giữa cái lạnh cắt da cắt thịt, tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả : « thương nhau tay nắm lấy bàn tay » => Tình đồng đội và tình người ấy cũng là sức mạnh chiến thắng.
- 3 câu thơ cuối cùng kết lại trong một hình ảnh đẹp, lãng mạn đến bất ngờ, thú vị bằng hai âm bằng : « Đầu súng trăng treo ». Âm điệu câu thơ như ngân vang, câu thơ như mở ra, ánh trăng như soi sáng khắp núi rừng. Phải chăng chính tình đồng chí, đồng đội đã đem lại cho họ những khoảng lặng hiếm hoi trong đời lính gian nan.
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- chính hữu người lính tình đồng đội đồng chí