Một số giai thoại văn học

Một số giai thoại văn học

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
1. Sửa Văn Vương Bột

Vương Bột (650-675) là một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Năm ngoài 20 tuổi, nhân dịp dự tiệc mừng tết Trùng dương (mùng chín tháng chín) ở Đằng vương các, ông có làm bài thơ và lời tựa về Đằng vương các rất nổi tiếng. Sau đó trên đường sang Giao Chỉ thăm thân phụ, ông bị đắm thuyền và chết đuối trên sông Chương giang.

Tục truyền, vì Vương Bột chết trẻ nên rất thiêng, từ đó ở khúc sông này, cứ vào khoảng đêm khuya canh vắng, người ta thường nghe văng vẳng tiếng ngâm hai câu thơ tả cảnh đặc sắc trong bài "Đằng vương các tự":

Lạc hà dữ cô lộ tề phi,
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Nghĩa là:
Ráng chiều với con cò lẻ loi cùng bay,
Nước thu cùng trời xanh một màu.

Hồ Tông Thốc trong dịp đi sứ Trung quốc, một buổi chiều tà, nhân chèo thuyền dạo chơi trên khúc sông Chương giang nơi Vương Bột chết đuối, được nhân dân địa phương kể cho nghe câu chuyện nói trên, Hồ Tông Thốc nghe xong, bèn ra đứng ở mũi thuyền nói to lên rằng:

Hà tất dữ, cộng nhị tự?

Nghĩa là:

Cần gì phải dùng hai chữ dữ, cộng (với, cùng)?

Mọi người hỏi tại sao ông lại bảo như vậy thì Hồ Tông Thốc giải thích rằng:

- Hai câu tuy hay, song thừa hai chữ dữ và cộng, vì đã nói "tề phi"

(cùng bay) thì mặc nhiên là có ý dữ (với) trong đó rồi; đã nói "nhất sắc" (một màu) thì mặc nhiên là có ý cộng trong đó rồi!

Sau đó ông sửa lại hai câu như sau:

Lạc hà cô lộ tề phi,
Thu thuỷ trường thiên nhất sắc.

Mọi người nghe nói, đều phục ông bắt bẻ có lý, và hai câu của ông tuy về âm hưởng không bằng hai câu của Vương Bột, nhưng về mặt văn tự thì quả có gọn và hàm súc hơn.

Rôi từ đó, trên khúc sông ấy, người ta không còn nghe tiếng ngâm thơ của oan hồn thi nhân họ Vương nữa.

2. Giai thoại Tô Đông Pha

Chuyện kể rằng vào đời nhà Tống ở Trung quốc ( tương đương thời nhà Lý ở nước ta ) có một đôi bạn thân, cả hai người đều học rộng, tài cao. Về phẩm hàm là quan nhất, nhị phẩm. Đó là nhà văn Vương An Thạch và nhà thơ Tô Đông Pha .Văn chương, thơ phú của cả hai người đều rất nổi tiếng, Vương An Thạch giữ chức Tể tướng ( tương đương Thủ tướng ngày nay). Còn Tô Đông Pha thì làm quan cai trị một vùng ( tương đương một Khu hoặc một tỉnh lớn). Hai người là bạn thân chơi với nhau từ lâu nhưng do mỗi người lại có năng khiếu và sở trường riêng, người này giỏi văn còn người kia thì lại giỏi về thơ, vậy cho nên Tô Đông Pha không phục Vương An Thạch, coi bạn không giỏi bằng mình. Biết là bạn coi thường mình nhưng Vương An Thạch chỉ im lặng không nói gì cả. Có một lần Vương An Thạch chủ động mời Tô Đông Pha đến tư dinh Tể tướng của mình chơi để đàm đạo chuyện văn chương. Khi Tô Đông Pha đến, Vương An Thạch cố ý vắng mặt một cách tế nhị khi Tô Đông Pha bước vào thư phòng của ông . Vì không thấy chủ, lại thấy trên bàn có một bài thơ đã làm xong và một bài đang viết dở. Vì giỏi thơ, khi nhìn thấy có thơ là ông liếc mắt đọc ngay. Một bài có đôi câu như sau:

“ Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”.

Tô Đông Pha nhíu mày, nhăn trán suy nghĩ : Minh nguyệt là ánh trăng sáng, mà khiếu là hót. Vậy thì ánh trăng sáng, sao mà lại hót được ở đầu núi nhỉ? Câu tiếp là Hoàng khuyển là con chó vàng thì làm sao lại ngọa ( nằm) được ở trong tâm ( giữa) bông hoa ?. Ông lắc đầu và tỏ rõ ý coi thường tác giả của bài thơ. Ông nghĩ “ Vậy mà người ta cứ đồn là Vương An Thạch giỏi”? Nhân lúc vắng chủ nhà, và sẵn tiện có bút mực tại chỗ, ông sửa lại ngay hai câu thơ là :

“ Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm”

Có nghĩa là ánh trăng chiếu nơi đầu núi và con chó vàng nằm dưới bóng của bông hoa. Sửa xong hai câu thơ trên, Tô Đông Pha tỏ vẻ rất hài lòng và cho rằng khi đọc lại hai câu thơ này thì Vương An Thạch phải phục tài của mình lắm. Thơ phải sửa như thế mới đúng ngữ và nghĩa chứ !

Đọc tiếp bài văn thứ hai, thấy Vương An Thạch tả cảnh mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi, hoa cúc rụng tơi tả. Tự liên hệ, ông thấy rất bực mình vì trên thực tế không bao giờ có chuyện hoa cúc lại rụng. Với hoa cúc, khi tàn héo nó vẫn cứ bám vào đài và thân hoa cho đến khi cây cúc chết.( Hoa cúc như vậy nên các đôi trai gái khi yêu thường lấy hoa làm biểu tượng để tặng cho nhau thể hiện sự chung thủy của mình) Ông cầm bút viết ngay vào bên cạnh bài văn để nói thẳng với tác giả ( Vương An Thạch ) rằng “ Hoa cúc không bao giờ rụng cả”. Biết mình chức, tước và phẩm hàm còn dưới Vương An Thạch nên lúc ra về suy nghĩ lại, ông biết mình phạm thượng, vì Vương An Thạch là quan đầu triều, chỉ dưới có một mình vua ( dưới một người, trên muôn vạn người). Thế nào mình cũng sẽ bị trị tội, bị trả thù là cái chắc. Quả đúng như dự đoán, sau một thời gian ngắn Tô Đông Pha nhận được “ trát” điều đi nhậm chức tận vùng phương Bắc xa xôi như đi “đầy”. Tô Đông Pha hối hận và nhận ra hậu quả việc làm bồng bột của mình ! Còn với tể tướng Vương An Thạch, sau khi ban “trát” điều Tô Đông Pha đi, ông bèn “sức” cho các quan lại địa phương mà Tô Đông Pha đến làm việc là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông tìm hiểu đất đai, thổ nhưỡng cũng như thiên nhiên vùng đó và phải đối xử với tiên sinh Tô Đông Pha như bậc đại khách. Là một người yêu thiên nhiên và biết cảm thông với nỗi thống khổ của người dân ở vùng đất khô cằn, khắc nghiệt, Tô Đông Pha thường xuyên tiếp xúc với dân, ông thỏa sức du ngoạn để tìm hiểu về con người và đất đai khắp vùng. Vì sống hòa đồng và hết sức thân thiện với mọi người nên ông đi đến đâu cũng được từ quan đến dân đón tiếp chân thành và nồng thắm. Có một lần đến thăm một làng quê nọ Tô Đông Pha bỗng nghe thấy tiếng chim lạ hót véo von, tiếng hót rất trong lại vang vọng vào núi đá. Nhà thơ hỏi đấy là loại chim gì mà hót hay như vậy ? Những người dân địa phương trả lời : Đấy là tiếng hót của chim Minh Nguyệt. Có một lần khác khi đi thăm một vườn trồng hoa, thấy mọi người đang bắt sâu, đó là một loại sâu lạ nằm giữa bông hoa để ăn nhụy. Ông hỏi đó là sâu gì thế ? Những người nông dân trả lời : Đó là sâu Hoàng Khuyển. Trên đường về phủ, ông chợt Kể cho các bạn nghe câu chuyện về “chữ nghĩa” của người xưa, tôi có một vài suy nghĩ: Người xưa khi đã học cao, có thêm chức tước lại luôn biết tu thân để lên đến tầm “ Đức cao , vọng trọng” với kiến thức học trong sách và vốn sống thực tế đã biến người ta trở thành những người sâu sắc, có lòng vị tha bao la rộng lớn, không ghét ghen kèn cựa, không có những hành vi trả thù thấp hèn đối với bạn bè hoặc người cấp dưới mình, mặc dù người đó chưa hiểu và coi thường mình ! Người học rộng, tài cao thường luôn muốn cho bạn mình hoặc người khác cũng hiểu biết và tiến bộ... ( đó là vị quan đầu triều Vương An Thạch)

3. Bác lái đò hay chữ

Đời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) có sư Đỗ Thuận là người học rộng thơ hay, am hiểu việc đời, giúp nhà vua có công lao lớn, nhưng mỗi lần nhà vua định phong chức cho thì sư đều không nhận. Vì thế, Lê Đại Hành càng kính trọng, nhà vua thường chỉ gọi là Đỗ pháp sư chứ không gọi tên thật.

Khoảng năm Thiên Phúc thứ tám (987), vua nhà Tống sai quốc tử giám bác sĩ là Lý Giác sang sứ Việt Nam. Vua Lê Đại Hành bèn sai sứ Thuận giả làm người chèo đò ra đón sứ ở bên bờ sông Sách Giang, Lý Giác vốn là một tay sính thơ khi ngồi đò nhân trông thấy xa xa trên mặt nước có hai con ngỗng trời, liền ngâm hai câu thơ rằng:

Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nha

Dịch:
Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Chân trời nghển cổ trông.

Sư Thuận nghe xong tay vẫn chèo nhịp nhàng, miệng tươi tă'n nối vần ngâm tiếp hai câu cho thành một bài tứ tuyệt:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba.

Dịch:
Lông tră'ng phơi nước biếc,
Sóng xanh quậy chèo hồng.
Thấy một tay lái đò mà cũng hay chữ như vậy, Lý Giác hết sức kinh ngạc và cảm phục

....

Về sau, vua nhà Tống còn sai Lý Giác sang sứ Giao Châu một lần nữa. Lúc về, Lý Giác có tặng sư Thuận một bài thơ lưu biệt trong đó có hai câu:

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu,
(Ngoài trời còn có trời nên chiếu,
Sóng lặng khe đầm rọi mảnh thu)

Sư Thuận đưa bài thơ cho Lê Đại Hành. Vua triệu sư Khuông Việt vào giải thích hộ. Khuông Việt nói: "Đây là sứ Trung Hoa tỏ ý kính trọng bệ hạ cũng ngang với hoàng đế của ông ta". Vua hài lòng lă'm, liền sai sư Khuông Việt làm một bài ca tiễn Lý Giác. Bài ca làm theo điệu "Tống vương lang qui" như sau:

Trường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Giao vọng thần tiên phục đế hương
Vạn trùng sơn thùy thiệp thương lương
Cửu thiên qui lộ trường,
Nhân tình thảm thiết, đốt ly thương.
Phan luyến sứ tình lang,
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương,
Phân minh báo ngã hoàng.

Dịch:
Trời lạnh gió tốt cánh buồm trương,
Ngùi ngóng người tiên lại đế hương.
Muôn trùng non nước sóng mênh mang.
Chín trời thăm thẳm dặm trường.
Nhìn chén biệt ly tình thảm thương.
Vin xe sứ lòng vấn vương,
Xin đem thâm ý vì Nam cương;
Phân minh báo thánh hoàng.

Sưu tầm
 
Từ khóa
giai thoại văn học
660
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top