Gió bấc lùa qua rãnh hở của ngôi nhà, rít lên vài trận lạnh thấu thịt thấu xương. Bà Hà đã giục con trai sửa lại căn nhà mấy bận rồi nhà vẫn chưa thấy hắn làm ra trò trống gì cả.
Bà nằm trăn trở trong mùng mãi không vào giấc, có lẽ vì quá lạnh, có đắp mấy cái chăn cũng không ấm lên. Nói là chăn nhưng cũng mỏng không khác gì lá lúa, trên ấy còn lắm chỗ vá trông rất cũ kĩ. Mà vá rồi có ích chi, vẫn còn chi chít lỗ rách bé bé không tài nào vá xuể, gió vẫn lùa vào chỗ ấy mỗi đêm mà làm con người ta tê dại.
Ít lâu sau, trước nhà vọng vào tiếng quát sang sảng:
“Mã cha nhà mày, uống rượu mà không trả tiền! Bà Hà! Đâu rồi, bà màu ra đây xem thằng con cưng của bà này.”
Mấy chuyện như này dường như là cơm bữa, bà đã quá quen với bộ dạng thằng con trai vừa ly dị vợ suốt ngày tụ tập đầu xóm uống rượu. Đến tận say bí tị người ta phải đỡ về nhà trả cho bà. Phải nói thế cũng khỏe cho bà quá, nhưng nào có tốt chi, lần nào cũng bắt bà trả tiền rồi nghe người ta than vãn.
“Ành ạch, ành ạch...” Tiếng của một cái gì rất nặng nện đều lên cửa, căn nhà mục nát vì thế mà lung lay, bụi xối vào mắt bà Hà như thác trút.
Nhưng bà Hà trở người, vờ như không nghe thấy.
Cái tính nó tàn ác không thấy bà ra trả tiền cho nó liền nằm giãy ăn vạ đây mà.
Sau một hồi âm ĩ như thế, cuối cùng cũng chịu êm. Nhưng còn chưa kịp thở hắt ra hơi bà Hà liền nghe một tiếng vỡ kinh thiên động địa.
Bà ngồi nhỏm dậy, thở dài. Moi một gói gì trong túi áo ra, bàn tay già nua vạch ra từng nếp gấp một, trong ấy hiện ra vài tờ tiền lẻ, tầm ấy còn chưa đến một trăm nghìn đồng.
Thấy thế bà thở dài rồi cũng đứng dậy đi ra cửa, bà không bật đèn, mở cửa rồi vất thẳng tiền lên đầu thằng con trai.
Hắn thấy mẹ đã ra cứu mình, liền luýnh quýnh tay chân mò mẫm tiền rơi dưới đất, lúc mò được còn cười hề hề rất đắc ý. Nghênh cái mặt vào cái bóng chống nạnh phía trước dõng dạc bảo:
“Tôi có tiền rồi, ông cút đi! Lần sau không thèm mua rượu của ông nữa.”
Bà Hà nhìn cảnh này từ trước tới sau chỉ lẳng lặng rơi nước mắt, sao số bà khổ thế này, có thằng con chỉ biết phá làng phá xóm, lại không có chí ăn nên làm ra. Nam nhi trai tráng mà chỉ biết quỳ dưới đất mò mẫm tiền thế kia thì có đáng sống không chứ!
“Trời ơi là trời! Tệ thật.”
Bà Hà bỏ vào mùng còn hắn thì vừa lết thây tới giữa nhà liền nằm lăn ra đấy. Quậy quọ tay chân, gào lên như tên bệnh dại:
“Sao hôm nay bà ra chậm thế nhỉ, bà muốn tôi bị tụi nó đánh chết mới vừa lòng à.”
Rồi hắn nhỏm dậy, ngó vào hướng cái mùng của bà mà cay nghiệt:
“À, bà muốn tôi chết đây mà, con khọm già thối, bà muốn tôi chết đây mà!”
Hắn càng nói càng đay nghiến, mò mẫm được cái ghế bên cạnh liền ném phăng vào tường.
Kéo theo sau đó là tiếng vỡ nát nhức óc. Cái ném này dường như hao tổn hết sinh lực của một thằng bợm rượu, nó ngã ra đất rồi thiêm thiếp.
Bao giờ cũng thế, quậy mẹ hắn đủ rồi hắn sẽ lăn ra ngủ, ở đâu cũng được, ngã chỗ nào là hắn ngủ chỗ ấy. Có lần hắn ngã xuống con mương đầu làng xém thì chết mất xác.
Căn nhà lại yên tĩnh như cũ, tiếng con mèo hoang cách vách kêu thống thiết như thể gào khóc. Gió từ cái khe hở ấy vẫn lùa vào, chẳng những không bớt đi khắc nghiệt mà ngày càng buốt giá.
Bà Hà co rúm người, nước mắt từ khóe mắt già nua của bà rỉ ra, nếp nhăn trên mặt xô lại với nhau, miệng bà móm mém, hỏi vào bóng tối:
“Trời ơi..! Sau số tôi khổ thế này...”
Bà già từng tuổi này mà phải chịu đựng cái thằng còn trời đánh, bà nghĩ kiếp trước mình ở ác lắm sao kiếp này trời phạt, bắt bà khổ cực cả đời người.
Rồi bà như nghe tiếng đứa trẻ non nớt bảo:
“Bà khóc đấy à.” Giọng đứa nhỏ trong sáng mà run rẩy. “Bà ơi đừng khóc, bà lạnh ạ, bà ôm cháu đi.”
Mặt bà Hà vẫn méo xệch, tuy nhiên ở hốc mắt đã không còn cái gì để chảy ra, trong bóng tối nơi ấy in chặt đầy vết nhăn. Bằng một vẻ rất khổ sở, bà ôm cái gối nhỏ vào lòng, vỗ nhẹ đều đều lên nó thư thể vỗ về vai một đứa nhỏ:
“Số bà khổ quá, bà tuổi trâu nên sống quần quật như một con trâu...”
Bóng tối bên ngoài càng lúc càng thăm thẳm, con mèo ngừng kêu gào, im lặng đột ngột hệt như một cái Ti Vì bị rút phích cắm. Tắt ngóm.
Trong giấc ngủ, bà nhớ cháu bà nó đã chết cóng vì bệnh và gió rét từ tháng trước rồi.
Sáng độ năm giờ, tiếng gà gáy làm bà Hà thức dậy. Bên ngoài vẫn còn lưu lại bóng tối đen ngòm, mùa đông tiết trời cũng lười biếng hẳn, nó làm bóng đêm dài đằng đẵng để ru người ta và cả nó có một giấc ngủ dài tham lam.
Xa xa, bà trông thấy thằng con trời đánh của bà đang nằm co quắp mình dưới gầm bàn, bà lắc đầu thở dài. Cũng may mà cái người nó da dày thịt béo nên không bị chết cóng đêm qua nhưng mặt mày nó đã tím tái. Bà lấy ra cái chăn đắp lên người hắn rồi ra trước nhà ngồi trầm ngâm.
Phía xa xa dần sáng lên, bà ngồi trước nhà với cốc nước nóng, nhưng đợi đến lúc cốc nước nguội ngắt vẫn chưa vơi chút gì. Bà trông ra nơi mặt trời mọc, như muốn đợi cái gì tốt đẹp soi sáng vào cuộc đời của bà.
Hơn bảy giờ, trời lúc ấy mới sáng hẳn, bà ra sau vườn tưới nuớc cho mấy cây tràm như mọi khi. Người ta đều bảo bà già cả thì đừng nên làm mấy chuyện vô ích như thế, tràm của bà đã cao tồng ngồng rồi còn cần chăm bón gì nữa. Thế mà bà vẫn làm, ngày nào cũng nhổ cỏ rồi ngồi ngoài ấy nhìn ngắm chúng. Bà hay bảo người ta rằng chăm chúng nó cho đỡ buồn.
Dường như chỉ có bọn chúng, mặc kệ cái đói kém bần cùng của bà mà bên bà mãi, mỗi lúc một xanh.
Lúc xuống bờ rửa rau, bà thấy xác còn mèo nhỏ đen thui nổi lềnh bềnh trên mặt nước, cẳng chân nó duỗi thẳng, chết không nhắm mắt.
Bà bỗng thấy tim gan phèo phổi quặn thắt, cái số nó đơn độc, gào khóc đến đứt ruột mà chẳng ai cứu giúp. Nhưng nó không thể trách bà được, bà cũng chẳng thể cứu rỗi cuộc đời bà.
Cái nghèo giới hạn việc mà còn người ta có thể làm và phải chăng cũng dần gặm nhắm tâm hồn họ.
Bà nhớ ra vách nhà còn chưa tu sửa, trông ra trước cửa có nắng thế là bèn mặc thêm cái áo đi tìm bao bố và mua đinh.
Lúc đi qua nhà chị Tâm, người làng bu lại đông nghẹt. Ai nấy cũng xì xầm bằng nét mặt hết sức thương cảm.
Bà Hà nghe loáng thoáng:
“Đây là nhà của tôi, tôi không đi đâu cả.”
Nghe có tiếng quát già nua từ ấy dội ra, không làm người khác thấy sợ hãi mà chỉ thấy thương hại hoặc chán ghét.
“Mùng của tôi, tôi đang nằm trong mùng của tôi mà.”
Bà Hà thấy lạ liền bắt tay một đứa nhỏ lại, hỏi nó có chuyện gì. Đứa nhỏ thấy móng tay bà đen nhẻm bùn đất liền vội rút tay lại, nói với điệu bộ thiếu kiên nhẫn:
“Có bà già ngốc nằm trong chuồng heo nhà thím Tâm ấy, bà tự vào mà xem.”
Bà gật đầu: “Cảm ơn cháu”
Đứa nhỏ liền mau lẹ chạy đi thật xa, như sợ phải nói thêm câu nào với bà Hà nữa.
Bà Hà sức già yếu, không chen vào nổi với đám đàn ông đàn bà mạnh khỏe kia đành đứng tồng ngồng một chỗ mà ngó vào.
Đến khi người tản dần, người đàn bà kia mới thôi sợ hãi mà ngốc đầu dậy, đúng lúc đối diện với ánh mắt bà Hà. Hai người nhìn nhau, như thể họ thấy chính mình trong ánh mắt người nọ.
Đầu bà lão rối bời, bám đầy phân lợn, quần áo của người nọ xốc xếch và móng tay đen xì xì.
Bà Hà lại gần bà lão nọ, nhẹ nhàng trò truyện như thể đã quen từ lâu rồi:
“Sao cụ lại ở đây?”
Bà lão nọ liền bảo: “Nhà của con dâu tôi sao bà hỏi lạ thế.”
Nhưng ai cũng biết nhà chị Tâm trước giờ làm gì có bà lão nào. Thế là bà Hà cũng lờ mờ đoán người nọ bị đoản trí bỏ nhà ra đi rồi lưu lạc tới đây.
“Kiếp người khổ sở quá... “ Bà Hà lẩm bẩm trong miệng.
Xong bà Hà lại hỏi:
“Thế con trai bà tên gì?”
“Tên Dũng.” Bà ta chỉ vào mặt dây chuyền chữ thập ở cổ bảo:
“Con trai cho.”
Rồi bà lão cười ngờ nhệch, nắm gói xôi trên tay mà nhai ngốn ngấu.
Lúc Bà Hà về tới nhà đã là giữa trưa, mây dày như tấm đệm trời bao phủ dày đặc trên ấy, ánh nắng le lói trông vô cùng ảm đạm.
Bà vào nhà, bên trong tối om, so với bên ngoài lại như là ban đêm. Nơi ấy mãi không có ánh sáng. Chỉ có ở chỗ hở kia có tia nắng lạc vào, chiếu một lằn chói lọi trên sàn nhà. Nhưng mà bà sắp tự tay chặn đi cái ánh sáng hiếm hoi ấy rồi, vì nếu không làm thế bà sẽ lạnh, sẽ thêm khổ sở. Còn không biết ngày nào sẽ nhắm mắt xuôi tay.
Tối đó không có gió bấc lùa vào từ ngoài vào mùng nữa nhưng bà vẫn không ngủ được. Bà khom khom bò dậy, ngồi ngóng ra cửa đến khi nghe tiếng gà gáy.
Tia nắng đầu tiên rọi vào đôi mắt đục ngầu của bà, rọi sáng căn nhà tăm tối.
Hôm nay vẫn như mọi ngày, bà ra chợ mua ít rau về nấu cơm. Đến đoạn nhà chị Tâm, bước chân bà chậm dần.
Bà ngó vào chuồng heo đã không thấy bà lão nọ đâu rồi, bà nghĩ chắc là con cháu lão đã đưa lão về, bà chỉ cầu mong như thế và phải như thế. Trong lòng bà nhẹ bẫng, có chút là lạ khuấy động bên trong ấy.
Bà đến mua rau ở chỗ quen, cười bảo với bà nọ:
“Hôm nay nắng ấm nhỉ, giá mà ngày nào cũng thế.”
“Ấm áp cái nỗi gì cụ ơi, cái cảnh bệnh dịch này không chết lạnh cũng chết đói mất thôi.”
Nói đến đây, lão bán rau nhớ ra cái gì bèn khều tay bà Hà kể chuyện:
“Bà có nghe vụ bà Năm không, bà ấy bỏ nhà đi hơn mười mấy cây số. Chà, sợ thật đấy. Sáng này người ta vừa tìm thấy xác bả trong xe đẩy rác. Chậc chậc! Nuôi con nuôi cháu khôn lớn đến lúc mất phải nằm ngoài đường ngoài xá như thế. Số bạc nhỉ!”
Tai bà Hà oang oang, bà ngồi lặng thinh, mắt nhìn xa xăm, có đám mây xa xa trôi tụ về trên đỉnh đầu. Dường như bóng tối một khắc đã kéo về, bà ngồi dậy, bước lom khom giữa dòng người tập nập.
“Cái bà này hôm nay lạ nhỉ!.”
Lão bán rau trông theo bóng lưng lòm còm của bà Hà mà khó hiểu.
Gió thổi ầm ĩ, cái bao bố bạc màu bên vách nhà bị thổi phần phật rồi cũng bong ra khỏi đinh. Gió cuộn vào lưng bà Hà, nhưng bà không cử động, ngồi im lìm hướng ra khỏi cửa.
Hàng tràm cạnh nhà đung đưa phần phật theo gió, ngọn chàm khô khốc đâm vọt lên nền trời như nghênh đón một mùa xuân hay chỉ đơn giản là cơn mưa đương chuẩn bị kéo tới...
Cuộc thi viết “Mùa Tết” Văn Học Trẻ 2023. Chủ đề 2: Chậm
Truyện ngắn: MÙA ĐÔNG CỦA LÒNG NGƯỜI.
Hồ Cẩm Đào (Hậu Giang)
Bà nằm trăn trở trong mùng mãi không vào giấc, có lẽ vì quá lạnh, có đắp mấy cái chăn cũng không ấm lên. Nói là chăn nhưng cũng mỏng không khác gì lá lúa, trên ấy còn lắm chỗ vá trông rất cũ kĩ. Mà vá rồi có ích chi, vẫn còn chi chít lỗ rách bé bé không tài nào vá xuể, gió vẫn lùa vào chỗ ấy mỗi đêm mà làm con người ta tê dại.
Ít lâu sau, trước nhà vọng vào tiếng quát sang sảng:
“Mã cha nhà mày, uống rượu mà không trả tiền! Bà Hà! Đâu rồi, bà màu ra đây xem thằng con cưng của bà này.”
Mấy chuyện như này dường như là cơm bữa, bà đã quá quen với bộ dạng thằng con trai vừa ly dị vợ suốt ngày tụ tập đầu xóm uống rượu. Đến tận say bí tị người ta phải đỡ về nhà trả cho bà. Phải nói thế cũng khỏe cho bà quá, nhưng nào có tốt chi, lần nào cũng bắt bà trả tiền rồi nghe người ta than vãn.
“Ành ạch, ành ạch...” Tiếng của một cái gì rất nặng nện đều lên cửa, căn nhà mục nát vì thế mà lung lay, bụi xối vào mắt bà Hà như thác trút.
Nhưng bà Hà trở người, vờ như không nghe thấy.
Cái tính nó tàn ác không thấy bà ra trả tiền cho nó liền nằm giãy ăn vạ đây mà.
Sau một hồi âm ĩ như thế, cuối cùng cũng chịu êm. Nhưng còn chưa kịp thở hắt ra hơi bà Hà liền nghe một tiếng vỡ kinh thiên động địa.
Bà ngồi nhỏm dậy, thở dài. Moi một gói gì trong túi áo ra, bàn tay già nua vạch ra từng nếp gấp một, trong ấy hiện ra vài tờ tiền lẻ, tầm ấy còn chưa đến một trăm nghìn đồng.
Thấy thế bà thở dài rồi cũng đứng dậy đi ra cửa, bà không bật đèn, mở cửa rồi vất thẳng tiền lên đầu thằng con trai.
Hắn thấy mẹ đã ra cứu mình, liền luýnh quýnh tay chân mò mẫm tiền rơi dưới đất, lúc mò được còn cười hề hề rất đắc ý. Nghênh cái mặt vào cái bóng chống nạnh phía trước dõng dạc bảo:
“Tôi có tiền rồi, ông cút đi! Lần sau không thèm mua rượu của ông nữa.”
Bà Hà nhìn cảnh này từ trước tới sau chỉ lẳng lặng rơi nước mắt, sao số bà khổ thế này, có thằng con chỉ biết phá làng phá xóm, lại không có chí ăn nên làm ra. Nam nhi trai tráng mà chỉ biết quỳ dưới đất mò mẫm tiền thế kia thì có đáng sống không chứ!
“Trời ơi là trời! Tệ thật.”
Bà Hà bỏ vào mùng còn hắn thì vừa lết thây tới giữa nhà liền nằm lăn ra đấy. Quậy quọ tay chân, gào lên như tên bệnh dại:
“Sao hôm nay bà ra chậm thế nhỉ, bà muốn tôi bị tụi nó đánh chết mới vừa lòng à.”
Rồi hắn nhỏm dậy, ngó vào hướng cái mùng của bà mà cay nghiệt:
“À, bà muốn tôi chết đây mà, con khọm già thối, bà muốn tôi chết đây mà!”
Hắn càng nói càng đay nghiến, mò mẫm được cái ghế bên cạnh liền ném phăng vào tường.
Kéo theo sau đó là tiếng vỡ nát nhức óc. Cái ném này dường như hao tổn hết sinh lực của một thằng bợm rượu, nó ngã ra đất rồi thiêm thiếp.
Bao giờ cũng thế, quậy mẹ hắn đủ rồi hắn sẽ lăn ra ngủ, ở đâu cũng được, ngã chỗ nào là hắn ngủ chỗ ấy. Có lần hắn ngã xuống con mương đầu làng xém thì chết mất xác.
Căn nhà lại yên tĩnh như cũ, tiếng con mèo hoang cách vách kêu thống thiết như thể gào khóc. Gió từ cái khe hở ấy vẫn lùa vào, chẳng những không bớt đi khắc nghiệt mà ngày càng buốt giá.
Bà Hà co rúm người, nước mắt từ khóe mắt già nua của bà rỉ ra, nếp nhăn trên mặt xô lại với nhau, miệng bà móm mém, hỏi vào bóng tối:
“Trời ơi..! Sau số tôi khổ thế này...”
Bà già từng tuổi này mà phải chịu đựng cái thằng còn trời đánh, bà nghĩ kiếp trước mình ở ác lắm sao kiếp này trời phạt, bắt bà khổ cực cả đời người.
Rồi bà như nghe tiếng đứa trẻ non nớt bảo:
“Bà khóc đấy à.” Giọng đứa nhỏ trong sáng mà run rẩy. “Bà ơi đừng khóc, bà lạnh ạ, bà ôm cháu đi.”
Mặt bà Hà vẫn méo xệch, tuy nhiên ở hốc mắt đã không còn cái gì để chảy ra, trong bóng tối nơi ấy in chặt đầy vết nhăn. Bằng một vẻ rất khổ sở, bà ôm cái gối nhỏ vào lòng, vỗ nhẹ đều đều lên nó thư thể vỗ về vai một đứa nhỏ:
“Số bà khổ quá, bà tuổi trâu nên sống quần quật như một con trâu...”
Bóng tối bên ngoài càng lúc càng thăm thẳm, con mèo ngừng kêu gào, im lặng đột ngột hệt như một cái Ti Vì bị rút phích cắm. Tắt ngóm.
Trong giấc ngủ, bà nhớ cháu bà nó đã chết cóng vì bệnh và gió rét từ tháng trước rồi.
Sáng độ năm giờ, tiếng gà gáy làm bà Hà thức dậy. Bên ngoài vẫn còn lưu lại bóng tối đen ngòm, mùa đông tiết trời cũng lười biếng hẳn, nó làm bóng đêm dài đằng đẵng để ru người ta và cả nó có một giấc ngủ dài tham lam.
Xa xa, bà trông thấy thằng con trời đánh của bà đang nằm co quắp mình dưới gầm bàn, bà lắc đầu thở dài. Cũng may mà cái người nó da dày thịt béo nên không bị chết cóng đêm qua nhưng mặt mày nó đã tím tái. Bà lấy ra cái chăn đắp lên người hắn rồi ra trước nhà ngồi trầm ngâm.
Phía xa xa dần sáng lên, bà ngồi trước nhà với cốc nước nóng, nhưng đợi đến lúc cốc nước nguội ngắt vẫn chưa vơi chút gì. Bà trông ra nơi mặt trời mọc, như muốn đợi cái gì tốt đẹp soi sáng vào cuộc đời của bà.
Hơn bảy giờ, trời lúc ấy mới sáng hẳn, bà ra sau vườn tưới nuớc cho mấy cây tràm như mọi khi. Người ta đều bảo bà già cả thì đừng nên làm mấy chuyện vô ích như thế, tràm của bà đã cao tồng ngồng rồi còn cần chăm bón gì nữa. Thế mà bà vẫn làm, ngày nào cũng nhổ cỏ rồi ngồi ngoài ấy nhìn ngắm chúng. Bà hay bảo người ta rằng chăm chúng nó cho đỡ buồn.
Dường như chỉ có bọn chúng, mặc kệ cái đói kém bần cùng của bà mà bên bà mãi, mỗi lúc một xanh.
Lúc xuống bờ rửa rau, bà thấy xác còn mèo nhỏ đen thui nổi lềnh bềnh trên mặt nước, cẳng chân nó duỗi thẳng, chết không nhắm mắt.
Bà bỗng thấy tim gan phèo phổi quặn thắt, cái số nó đơn độc, gào khóc đến đứt ruột mà chẳng ai cứu giúp. Nhưng nó không thể trách bà được, bà cũng chẳng thể cứu rỗi cuộc đời bà.
Cái nghèo giới hạn việc mà còn người ta có thể làm và phải chăng cũng dần gặm nhắm tâm hồn họ.
Bà nhớ ra vách nhà còn chưa tu sửa, trông ra trước cửa có nắng thế là bèn mặc thêm cái áo đi tìm bao bố và mua đinh.
Lúc đi qua nhà chị Tâm, người làng bu lại đông nghẹt. Ai nấy cũng xì xầm bằng nét mặt hết sức thương cảm.
Bà Hà nghe loáng thoáng:
“Đây là nhà của tôi, tôi không đi đâu cả.”
Nghe có tiếng quát già nua từ ấy dội ra, không làm người khác thấy sợ hãi mà chỉ thấy thương hại hoặc chán ghét.
“Mùng của tôi, tôi đang nằm trong mùng của tôi mà.”
Bà Hà thấy lạ liền bắt tay một đứa nhỏ lại, hỏi nó có chuyện gì. Đứa nhỏ thấy móng tay bà đen nhẻm bùn đất liền vội rút tay lại, nói với điệu bộ thiếu kiên nhẫn:
“Có bà già ngốc nằm trong chuồng heo nhà thím Tâm ấy, bà tự vào mà xem.”
Bà gật đầu: “Cảm ơn cháu”
Đứa nhỏ liền mau lẹ chạy đi thật xa, như sợ phải nói thêm câu nào với bà Hà nữa.
Bà Hà sức già yếu, không chen vào nổi với đám đàn ông đàn bà mạnh khỏe kia đành đứng tồng ngồng một chỗ mà ngó vào.
Đến khi người tản dần, người đàn bà kia mới thôi sợ hãi mà ngốc đầu dậy, đúng lúc đối diện với ánh mắt bà Hà. Hai người nhìn nhau, như thể họ thấy chính mình trong ánh mắt người nọ.
Đầu bà lão rối bời, bám đầy phân lợn, quần áo của người nọ xốc xếch và móng tay đen xì xì.
Bà Hà lại gần bà lão nọ, nhẹ nhàng trò truyện như thể đã quen từ lâu rồi:
“Sao cụ lại ở đây?”
Bà lão nọ liền bảo: “Nhà của con dâu tôi sao bà hỏi lạ thế.”
Nhưng ai cũng biết nhà chị Tâm trước giờ làm gì có bà lão nào. Thế là bà Hà cũng lờ mờ đoán người nọ bị đoản trí bỏ nhà ra đi rồi lưu lạc tới đây.
“Kiếp người khổ sở quá... “ Bà Hà lẩm bẩm trong miệng.
Xong bà Hà lại hỏi:
“Thế con trai bà tên gì?”
“Tên Dũng.” Bà ta chỉ vào mặt dây chuyền chữ thập ở cổ bảo:
“Con trai cho.”
Rồi bà lão cười ngờ nhệch, nắm gói xôi trên tay mà nhai ngốn ngấu.
Lúc Bà Hà về tới nhà đã là giữa trưa, mây dày như tấm đệm trời bao phủ dày đặc trên ấy, ánh nắng le lói trông vô cùng ảm đạm.
Bà vào nhà, bên trong tối om, so với bên ngoài lại như là ban đêm. Nơi ấy mãi không có ánh sáng. Chỉ có ở chỗ hở kia có tia nắng lạc vào, chiếu một lằn chói lọi trên sàn nhà. Nhưng mà bà sắp tự tay chặn đi cái ánh sáng hiếm hoi ấy rồi, vì nếu không làm thế bà sẽ lạnh, sẽ thêm khổ sở. Còn không biết ngày nào sẽ nhắm mắt xuôi tay.
Tối đó không có gió bấc lùa vào từ ngoài vào mùng nữa nhưng bà vẫn không ngủ được. Bà khom khom bò dậy, ngồi ngóng ra cửa đến khi nghe tiếng gà gáy.
Tia nắng đầu tiên rọi vào đôi mắt đục ngầu của bà, rọi sáng căn nhà tăm tối.
Hôm nay vẫn như mọi ngày, bà ra chợ mua ít rau về nấu cơm. Đến đoạn nhà chị Tâm, bước chân bà chậm dần.
Bà ngó vào chuồng heo đã không thấy bà lão nọ đâu rồi, bà nghĩ chắc là con cháu lão đã đưa lão về, bà chỉ cầu mong như thế và phải như thế. Trong lòng bà nhẹ bẫng, có chút là lạ khuấy động bên trong ấy.
Bà đến mua rau ở chỗ quen, cười bảo với bà nọ:
“Hôm nay nắng ấm nhỉ, giá mà ngày nào cũng thế.”
“Ấm áp cái nỗi gì cụ ơi, cái cảnh bệnh dịch này không chết lạnh cũng chết đói mất thôi.”
Nói đến đây, lão bán rau nhớ ra cái gì bèn khều tay bà Hà kể chuyện:
“Bà có nghe vụ bà Năm không, bà ấy bỏ nhà đi hơn mười mấy cây số. Chà, sợ thật đấy. Sáng này người ta vừa tìm thấy xác bả trong xe đẩy rác. Chậc chậc! Nuôi con nuôi cháu khôn lớn đến lúc mất phải nằm ngoài đường ngoài xá như thế. Số bạc nhỉ!”
Tai bà Hà oang oang, bà ngồi lặng thinh, mắt nhìn xa xăm, có đám mây xa xa trôi tụ về trên đỉnh đầu. Dường như bóng tối một khắc đã kéo về, bà ngồi dậy, bước lom khom giữa dòng người tập nập.
“Cái bà này hôm nay lạ nhỉ!.”
Lão bán rau trông theo bóng lưng lòm còm của bà Hà mà khó hiểu.
Gió thổi ầm ĩ, cái bao bố bạc màu bên vách nhà bị thổi phần phật rồi cũng bong ra khỏi đinh. Gió cuộn vào lưng bà Hà, nhưng bà không cử động, ngồi im lìm hướng ra khỏi cửa.
Hàng tràm cạnh nhà đung đưa phần phật theo gió, ngọn chàm khô khốc đâm vọt lên nền trời như nghênh đón một mùa xuân hay chỉ đơn giản là cơn mưa đương chuẩn bị kéo tới...
Cuộc thi viết “Mùa Tết” Văn Học Trẻ 2023. Chủ đề 2: Chậm
Truyện ngắn: MÙA ĐÔNG CỦA LÒNG NGƯỜI.
Hồ Cẩm Đào (Hậu Giang)
Sửa lần cuối: