Hướng dẫn “Mùa xuân chín” – Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức

Hướng dẫn  “Mùa xuân chín” – Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức

"Mùa xuân chín" là bài thơ gửi gắm niềm yêu đời và cuộc sống của nhà thơ Hàn Mạc Tử trước khung cảnh mùa xuân của đất trời tươi đẹp. Bên cạnh đó, sức sống tràn đầy của thiên nhiên đã góp phần làm nổi bật khung cảnh xuyến xao của làng quê Việt Nam.

“Mùa xuân chín” – Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức.jpg


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Hàn Mạc Tử

– Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.
– Cha mất sớm, ông sống với mẹ tại Quy Nhơn.
– Năm 21, tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.
– Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.

2. Vài nét về tác phẩm

2.1 Thể loại

Thể loại: Thơ bảy chữ

2.2 Hoàn cành sáng tác
In trong tập Thơ, Hàn Mặc Tử - 1988

2.3 Bố cục
Hai phần:
- Phần 1: 2 khổ đầu nói về khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân.
- Phần 2: 2 khổ cuối nói về tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai khổ đầu


- Khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân.
+ Bức tranh mùa xuân chốn thôn quê thật thanh bình, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương, gắn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất của làng quê Việt Nam.
- Dấu hiệu báo xuân sang:
+ Làn nắng ửng.
+ Khói mơ.
+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý.
=> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Những hình ảnh bầu trời xanh đang dần gợi lại những hình ảnh tươi đẹp, nó đang dần lan tỏa và bom trùm lên toàn bộ không gian ở nơi đây, nó thể hiện một tình cảm đặc biệt nhất, với những hình ảnh của cánh đồng đang hát vang và vang và đám xuân xanh, ở đây ẩn dụ để nói những người con gái đang đến tuổi xuân thì.
- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:
+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống.
+ Cỏ cây xanh tươi" gợn tới trời".

2. Hai khổ cuối

- Niềm vui của con người khi xuân đến:
+ Niềm hạnh phúc của lứa đôi: “nghe ra ý vị và thơ ngây”.
+ Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến.
=> Xuân mang vị "chín" của lòng người, của đời người.
- Tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của con người vào mùa xuân:
+ “Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”.

III. Tổng kết

1. Nội dung


- Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam.
- Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa.
- Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người.

2. Nghệ thuật

- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc.
- Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình.
 
Từ khóa Từ khóa
han mac tu mùa xuân chín tác giả hàn mạc tử
687
2
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.