Em nhớ năm em mới lên mười,
Tóc em buông xoã chấm ngang vai.
Ngây thơ nào biết em xinh đẹp,
Cùng trẻ bên đường đánh “chắt” chơi.
Anh đi qua đó đứng nhìn em,
Em vứt sành đi vội đứng lên,
Dắt tay cười nói thi nhau chạy,
Em vấp vào anh ngã xuống thềm.
Me em chạy lại bế em hôn,
Êm ái đe em sẽ đánh đòn.
Em phải nhịn đau không dám khóc,
Vì em trông thấy vẻ anh buồn...
........................
Em nhớ năm em lên mười hai,
Một mình em lấy trộm gương soi,
Đường ngôi đương kẻ thì anh đến,
Anh đến bên em mỉm miệng cười.
Em thẹn, quăng gương chạy xuống nhà,
Nín hơi anh gọi cũng không thưa.
Sau mành lấp ló em nhìn trộm,
Em đợi anh về mới dám ra...
..........................
Em nhớ năm em lên mười lăm,
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân.
Mừng xuân em thấy tim hồi hộp.
Nhìn cái xuân sang khác mỗi lần.
Ba mươi, em đứng ngắt hoa đào;
Nghỉ học anh về qua trước ao,
Ngẩng mặt vừa khi anh ngó thấy,
Ném hoa em vội chạy ngay vào.
Mồng hai anh lễ Tết nhà em,
Em đứng nhìn anh, nấp bóng rèm,
Mười sáu xuân rồi anh đã lớn;
Tìm em rầu rĩ vẻ anh nhìn.
Em thấy tim em đập rộn ràng,
Muốn ra lại ngại cháy tâm can.
Me em rót nước mời anh uống,
Anh tủi, em rầu, ai khổ hơn?
Năm ấy xuân em có một mình,
Ai vui em những ngẩn ngơ tình.
Này quân tam cúc năm xưa đó,
Nào lúc vui đùa, em với anh?
Mồng một, vui xuân hai chúng ta,
Em mười ba tuổi, tính còn thơ,
Em anh còn cãi nhau như trẻ,
Em dỗi, anh nhìn, dạ ngẩn ngơ...
Xuân nay xuân trước cách bao rồi!
Nhớ buổi xuân nào, tiếc phút vui.
Em ước đôi ta cùng bé lại:
Vui xuân lại được đánh bài chơi!
Ngày nay nhớ lại buổi vô tình,
Anh lặng yêu em, em nhớ anh.
Rồi nữa xuân qua, xuân lại lại
Biết rằng sau có vẹn ba sinh?
...........................
Hôm qua em đến mái đông lân,
Cô gái khâu thêu vẻ ngại ngần.
Tơ lụa bộn bề quần áo cưới,
Vội vàng cho khách kịp ngày xuân.
Duyên mình hờ hững hộ duyên ai,
Cô gái đông lân đáng ngậm ngùi
Ngán nỗi năm năm đưa chỉ thắm,
Phòng không may áo cưới cho người!...
Anh ơi! Anh mãi đứng công danh,
Để phụ cho nhau một mối tình
Nhánh liễu vườn xuân, ai nấy chủ?
Chờ ai biết có khỏi trao cành?
Má đỏ, xuân em chỉ có thì,
Xuân qua, phó lẽ đợi anh về,
Tương tư lệ nhỏ phai màu phấn,
Anh hỡi! yêu nhau há đợi gì?
Danh lợi như mây nổi giữa trời;
Hồng nhan phải giống mãi trên đời?
Đợi anh áo gấm xuân sau lại,
Chỉ sợ nghiêng giành hốt quả mai!
(Bài này đăng trên báo Loa.)
Nguồn:
1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
2. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990
Về tác giả J.Leiba:
J. Leiba (1912 - 18 tháng 12 năm 1941), tên thật là Lê Văn Bái, là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
J. Leiba (viết tắt chữ Jean Leiba), tuy có vẻ Tây nhưng do hai chữ Lê Bái trong tên ông nói lái mà ra. Khởi đầu, ông ký bút hiệu Thanh Tùng Tử, sau mới đổi là J. Leiba.
Ông sinh ở Yên Bái, nhưng chính quán lại là làng Nam Trực, phủ Nam Trực, tỉnh (Nam Định). Thuở nhỏ ông theo học Trường Bưởi (trường Trung học Bảo hộ), đến năm thứ ba, ông bỏ dở việc học đi theo một nhóm giang hồ ngót một năm. Sau đó, ông trở về quê học chữ Hán, rồi lại lên Hà Nội viết báo và làm thơ.
Bước chân vào làng thơ từ khoảng năm 1929-1930, ban đầu với bút danh Thanh Tùng Tử, ông viết cho tờ Hà Thành Ngọ báo. Năm 1934, báo Tiểu thuyết thứ bảy ra đời, ông cộng tác với Chủ báo Vũ Đình Long, rồi được cử làm Chủ bút tờ Ích hữu. Ngoài ra, ông còn viết cho các tờ: Tân báo, Tin văn, Việt báo, Nam Cường, L'Annam nouveau... Nhưng ông thật sự được người đọc chú ý nhiều, chính là nhờ những bài thơ đăng trên tuần báo Loa.
Năm 1935, ông thi đỗ bằng thành chung, được bổ vào ngạch thư ký tòa sứ Bắc Kỳ, nhận việc ở tòa sứ tỉnh Sơn Tây. Trong thời kỳ làm công chức ở đây, ông đã sống khá trác táng. Đến khi đổi lên tòa sứ Hà Giang thì J. Leiba đã mắc hai chứng bệnh: lao phổi và đau tim. Ông xin nghỉ về Hà Nội chữa trị, nhưng đến tháng 7 năm 1940, tự biết mình không thể khỏi bệnh nên xin về nghỉ ở quê nhà. Tại đây, thỉnh thoảng ông mới gửi một vài bài thơ cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Tri Tân.
Ngày 18 tháng 12 năm 1941, J. Leiba từ trần ở tuổi 29.
Sự nghiệp văn chương
J. Leiba có viết một số truyện ngắn, nhưng không thành công bằng thơ. Thơ ông, tuy chỉ có hơn chục bài đăng báo, chưa in thành tập, nhưng đã được giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh-Hoài Chân và trong bộ sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan.
Hai nhà phê bình văn học là Hoài Thanh và Hoài Chân viết:
"Thơ đăng báo Loa với một tên ký chẳng Việt Nam tí nào, thế mà vừa ra đời Leiba liền được người ta thích. Người ta thích người vần thơ có giọng Đường rõ rệt, mà lại nói được nỗi lòng riêng của người thời nay. Trong khuôn khổ xưa, cái hương vị mới ấy rất dễ say người...Thơ Leiba ra đời (1934) giữa lúc ai nấy đều cảm thấy mình như trẻ lại. Các nhà thơ đương thời, Thế Lữ, Đông Hồ, Thái Can, kẻ trước người sau, đều tả bằng người nét âu yếm nỗi lòng của người thiếu nữ lúc mới bén tình yêu. Nhưng không ai nói được đầy đủ như tác giả bài "Năm qua".
Tóc em buông xoã chấm ngang vai.
Ngây thơ nào biết em xinh đẹp,
Cùng trẻ bên đường đánh “chắt” chơi.
Anh đi qua đó đứng nhìn em,
Em vứt sành đi vội đứng lên,
Dắt tay cười nói thi nhau chạy,
Em vấp vào anh ngã xuống thềm.
Me em chạy lại bế em hôn,
Êm ái đe em sẽ đánh đòn.
Em phải nhịn đau không dám khóc,
Vì em trông thấy vẻ anh buồn...
........................
Em nhớ năm em lên mười hai,
Một mình em lấy trộm gương soi,
Đường ngôi đương kẻ thì anh đến,
Anh đến bên em mỉm miệng cười.
Em thẹn, quăng gương chạy xuống nhà,
Nín hơi anh gọi cũng không thưa.
Sau mành lấp ló em nhìn trộm,
Em đợi anh về mới dám ra...
..........................
Em nhớ năm em lên mười lăm,
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân.
Mừng xuân em thấy tim hồi hộp.
Nhìn cái xuân sang khác mỗi lần.
Ba mươi, em đứng ngắt hoa đào;
Nghỉ học anh về qua trước ao,
Ngẩng mặt vừa khi anh ngó thấy,
Ném hoa em vội chạy ngay vào.
Mồng hai anh lễ Tết nhà em,
Em đứng nhìn anh, nấp bóng rèm,
Mười sáu xuân rồi anh đã lớn;
Tìm em rầu rĩ vẻ anh nhìn.
Em thấy tim em đập rộn ràng,
Muốn ra lại ngại cháy tâm can.
Me em rót nước mời anh uống,
Anh tủi, em rầu, ai khổ hơn?
Năm ấy xuân em có một mình,
Ai vui em những ngẩn ngơ tình.
Này quân tam cúc năm xưa đó,
Nào lúc vui đùa, em với anh?
Mồng một, vui xuân hai chúng ta,
Em mười ba tuổi, tính còn thơ,
Em anh còn cãi nhau như trẻ,
Em dỗi, anh nhìn, dạ ngẩn ngơ...
Xuân nay xuân trước cách bao rồi!
Nhớ buổi xuân nào, tiếc phút vui.
Em ước đôi ta cùng bé lại:
Vui xuân lại được đánh bài chơi!
Ngày nay nhớ lại buổi vô tình,
Anh lặng yêu em, em nhớ anh.
Rồi nữa xuân qua, xuân lại lại
Biết rằng sau có vẹn ba sinh?
...........................
Hôm qua em đến mái đông lân,
Cô gái khâu thêu vẻ ngại ngần.
Tơ lụa bộn bề quần áo cưới,
Vội vàng cho khách kịp ngày xuân.
Duyên mình hờ hững hộ duyên ai,
Cô gái đông lân đáng ngậm ngùi
Ngán nỗi năm năm đưa chỉ thắm,
Phòng không may áo cưới cho người!...
Anh ơi! Anh mãi đứng công danh,
Để phụ cho nhau một mối tình
Nhánh liễu vườn xuân, ai nấy chủ?
Chờ ai biết có khỏi trao cành?
Má đỏ, xuân em chỉ có thì,
Xuân qua, phó lẽ đợi anh về,
Tương tư lệ nhỏ phai màu phấn,
Anh hỡi! yêu nhau há đợi gì?
Danh lợi như mây nổi giữa trời;
Hồng nhan phải giống mãi trên đời?
Đợi anh áo gấm xuân sau lại,
Chỉ sợ nghiêng giành hốt quả mai!
(Bài này đăng trên báo Loa.)
Nguồn:
1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
2. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990
Về tác giả J.Leiba:
J. Leiba (1912 - 18 tháng 12 năm 1941), tên thật là Lê Văn Bái, là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
J. Leiba (viết tắt chữ Jean Leiba), tuy có vẻ Tây nhưng do hai chữ Lê Bái trong tên ông nói lái mà ra. Khởi đầu, ông ký bút hiệu Thanh Tùng Tử, sau mới đổi là J. Leiba.
Ông sinh ở Yên Bái, nhưng chính quán lại là làng Nam Trực, phủ Nam Trực, tỉnh (Nam Định). Thuở nhỏ ông theo học Trường Bưởi (trường Trung học Bảo hộ), đến năm thứ ba, ông bỏ dở việc học đi theo một nhóm giang hồ ngót một năm. Sau đó, ông trở về quê học chữ Hán, rồi lại lên Hà Nội viết báo và làm thơ.
Bước chân vào làng thơ từ khoảng năm 1929-1930, ban đầu với bút danh Thanh Tùng Tử, ông viết cho tờ Hà Thành Ngọ báo. Năm 1934, báo Tiểu thuyết thứ bảy ra đời, ông cộng tác với Chủ báo Vũ Đình Long, rồi được cử làm Chủ bút tờ Ích hữu. Ngoài ra, ông còn viết cho các tờ: Tân báo, Tin văn, Việt báo, Nam Cường, L'Annam nouveau... Nhưng ông thật sự được người đọc chú ý nhiều, chính là nhờ những bài thơ đăng trên tuần báo Loa.
Năm 1935, ông thi đỗ bằng thành chung, được bổ vào ngạch thư ký tòa sứ Bắc Kỳ, nhận việc ở tòa sứ tỉnh Sơn Tây. Trong thời kỳ làm công chức ở đây, ông đã sống khá trác táng. Đến khi đổi lên tòa sứ Hà Giang thì J. Leiba đã mắc hai chứng bệnh: lao phổi và đau tim. Ông xin nghỉ về Hà Nội chữa trị, nhưng đến tháng 7 năm 1940, tự biết mình không thể khỏi bệnh nên xin về nghỉ ở quê nhà. Tại đây, thỉnh thoảng ông mới gửi một vài bài thơ cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Tri Tân.
Ngày 18 tháng 12 năm 1941, J. Leiba từ trần ở tuổi 29.
Sự nghiệp văn chương
J. Leiba có viết một số truyện ngắn, nhưng không thành công bằng thơ. Thơ ông, tuy chỉ có hơn chục bài đăng báo, chưa in thành tập, nhưng đã được giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh-Hoài Chân và trong bộ sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan.
Hai nhà phê bình văn học là Hoài Thanh và Hoài Chân viết:
"Thơ đăng báo Loa với một tên ký chẳng Việt Nam tí nào, thế mà vừa ra đời Leiba liền được người ta thích. Người ta thích người vần thơ có giọng Đường rõ rệt, mà lại nói được nỗi lòng riêng của người thời nay. Trong khuôn khổ xưa, cái hương vị mới ấy rất dễ say người...Thơ Leiba ra đời (1934) giữa lúc ai nấy đều cảm thấy mình như trẻ lại. Các nhà thơ đương thời, Thế Lữ, Đông Hồ, Thái Can, kẻ trước người sau, đều tả bằng người nét âu yếm nỗi lòng của người thiếu nữ lúc mới bén tình yêu. Nhưng không ai nói được đầy đủ như tác giả bài "Năm qua".