Nguyên Hồng người sống bền chặt với văn chương

Nguyên Hồng người sống bền chặt với văn chương

Nguyên Hồng bước vào con đường văn chương do được truyền cảm hứng từ Thế Lữ. Thế nhưng, khác với ý nghĩa đầy lãng tử của bút danh Thế Lữ - người lữ hành đi qua cõi thế - Nguyên Hồng không đi qua, mà sống bến chặt với văn chương. Sáng tác của Nguyên Hồng luôn chan chứa lòng thương cảm trước những cảnh đời bất hạnh, lầm than. Lòng thương ấy đã trở thành một nguồn cảm hứng bao trùm văn xuôi nghệ thuật của ông, từ những sáng tác đầu tiên đến những sáng tác cuối cùng.

Nguyên Hồng người sống bền chặt với văn chương.png


Nhiều người biết đến Nguyên Hồng với tư cách là một tiểu thuyết gia và ít người biết đến ông như là một nhà thơ. Nguyên Hồng với tư cách nhà thơ với tập thơ “Trời xanh” (1961) và “Sông núi quê hương” (1973). Trong số những bài thơ đó, bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” là bài thơ phổ biến nhất của Nguyên Hồng. Tác giả ghi nhanh lộ trình của dòng Mê Koong cuồn cuộn từ Trung Hoa, bao la sang Lào Miên rồi chậm rãi xòa chín nhánh Cửu Long Giang ở Nam Bộ. Đã có rất nhiều tác giả viết về Mê Koong, ca ngợi Cửu Long nhưng biến dòng sông thành cả một giai điệu thì không phải ai cũng làm được như Nguyên Hồng.

Ngoài các tập thơ kể trên, Nguyên Hồng đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở rất nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… và ở mỗi thể loại đều để lại thành tựu nhất định.

Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938), Qua những màn tối (1942), Đàn chim non (1943), Hơi thở tàn (1942), Quán Nải (1943), Cửa biển (4 tập: Sóng gầm (1961), Cơn bão đã đến (1967), Thời kỳ đen tối (1973), Khi đứa con ra đời (1976), Thù nhà nợ nước (1981), Núi rừng Yên Thế.
Truyện ngắn, hồi ký, bút ký : Bảy Hựu (1940), Những ngày thơ ấu (1940), Cuộc sống (1942), Hai dòng sữa (1944), Vực thẳm (1944), Miếng bánh (1945), Ngọn lửa (1945), Địa ngục và lò lửa (1946), Đất nước yêu dấu (1955), Đêm giải phóng (1951), Giữ thóc (1955), Sức sống của ngòi bút (1964), Bước đường viết văn (1971), Một tuổi thơ văn (1973), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978).
Kịch: Người con gái họ Dương (di cảo).

Năm 2018, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Nguyên Hồng. Nhà xuất bản trẻ đã phát hành “Nhật kí Nguyên Hồng”, bản thảo do hai người con gái của ông tập hợp. Đó là những tập tư liệu hơn 600 trang ghi lại đời sống thường ngày của ông: mua gì, mấy đồng, đi đâu, gặp ai, nghĩ gì… đó là những cảm xúc chân thật nhất phản ánh xã hội nơi ông sông. Lực viết dồi dào ấy có thể có nguồn gốc từ tái tim rất nhạy cảm buộc ông phải viết ra như cách giải tỏa nỗi lòng trên trang giấy.

Lực viết như thế, tài năng như thế được “gói ghém” trong một hình vóc nhỏ bé, trang phục tuềnh toàng đến mức không ai nghĩ ông là nhà văn đen nhẻm. xồm xoàm râu ria, mũ lá, dép lốp, bị cói… thoạt nhìn như tưởng lập dị. Nhà văn ấy, người nông dân ấy đã sống một cuộc đời bình dị ở làng quê trong căn nhà bậc trung, quây xung quanh ông là sách vở và xa hơn là vườn tược. Trong một lần đi thăm Cộng hòa dân chủ nhân dân Đức, ông được các nhà văn ở xứ sở này gọi là “nhà văn của đất đai, của đồng ruộng”. Đúng như thế, phía sau mọi thành tựu ấy đều là lạo động miệt mài, là nỗ lực bền bỉ của một con người sống hết mình với văn chương đến hơi thở cuối cùng.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
kịch nguyên hồng tieu thuyet
702
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.