Nguyễn Khải khá nổi tiếng với những tác phẩm viết về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.
Tác phẩm Mùa lạc và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Chúng ta cùng xem những suy tư trăn trở của ông về nghiệp viết và văn chương như thế nào nhé.
"Văn chương không thể can thiệp tích cực vào những nỗi đau của thiên hạ. Văn chương chỉ có thể bồi đắp vào cái bản lĩnh sẵn có của bạn đọc để họ tỉnh táo hơn, can đảm hơn khi phải lựa chọn một lối thoát", tác giả của "Anh hùng bĩ vận" bộc bạch.
Cuộc sống nghề nghiệp của tôi không phức tạp đến thế đâu, nó đơn giản hơn nhiều. Đại thể lúc còn trẻ thì nghĩ rằng mình có thể thay đổi được nhiều thứ, vì mọi sự ở đời đều có thể hiểu, đều có thể can thiệp để thay đổi theo ý muốn của mình. Lời văn hoá ra kiêu ngạo, giáo huấn. Về già mới nhận ra cái thế giới bao quanh phong phú hơn cái biết của mình rất nhiều, nó là vô cùng, còn cái biết của mình rất hữu hạn, tự mình cũng còn chưa hiểu hết mình kia mà. Lời văn trở nên khiêm nhường, rộng mở, chấp nhận và mất dần tính khẳng định độc đoán. Sự thay đổi ở tôi trong bấy nhiêu năm thật ra là như thế.
Tôi không bao giờ tin có một nhân vật văn học hoàn toàn khách quan như chính nó ở ngoài đời. Chí Phèo là người nông dân của Nam Cao, chị Dậu là người nông dân của Ngô Tất Tố. Có người Nga của Dostoievsky, người Nga của Tolstoi và người Nga của Tchekhov. Vẻ đẹp của nhân vật hoàn toàn phụ thuộc vào cái thế giới tự tưởng tượng của mỗi tác giả. Thiếu cái vùng sáng hư ảo ấy thì bạn đọc sẽ phải đối mặt với cái nhạt nhẽo, cái tầm thường của nhiều gương mặt thường ngày khiến ta đã nhiều lúc phải trốn chạy vào văn chương.
Chức năng đầu tiên của văn chương là phải quyến rũ được bạn đọc ngay từ lần gặp gỡ đầu. Một vẻ đẹp quen thuộc thì dễ được mọi người công nhận ngay lập tức. Còn một vẻ đẹp hơi lạ, hơi khác thường thì chỉ có một số người biết thưởng thức mà thôi. Trong cuộc tranh cãi về nghệ thuật, theo tôi, chả có ai thắng ai thua cả. Nếu những tiêu chuẩn mới về cái đẹp được khẳng định, trở thành mẫu mực mới thì mọi bên đều thắng.
"Nghề viết đòi hỏi những tín đồ sống theo nguyên tắc khác: Thà bị xúc phạm đến 9 lần để khỏi có 1 lần xúc phạm đến nhân cách người khác”
Sự nghiệp chính của một nhà văn tất nhiên là những tác phẩm nghệ thuật của anh ta, là cái phần tinh hoa của một đời viết; phần còn lại chỉ nên coi là xơ bã, hoặc lên án nó, hoặc tha thứ nó là tuỳ ở cái lượng rộng hẹp của bạn đọc hôm nay và mai sau. Tôi tự nghĩ những gì tôi đã viết với danh nghĩa là một tác phẩm nghệ thuật, đều có cốt cách riêng cả, chỉ có hay với dở chứ không có gì phải đáng xấu hổ.
Quả thật trong cuộc sống riêng tôi là một người thích làm lành chứ không thích sinh sự, với cơ quan, chi bộ cũng thế mà với bạn bè cũng thế, chỉ cốt dành ra một khoảng thời gian yên tĩnh để ngồi viết. Tôi đã được chứng kiến nhiều cuộc tranh cãi rất ồn ào, chia phe lập nhóm, hầm hè với nhau trong nhiều năm, rút lại chỉ là những chuyện hết sức tầm phào, hết sức vô bổ nhưng đã phải tiêu phí vào đó bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu thời gian quý báu của một đời người! Về già hình như tôi nhiều bạn hơn lúc còn trẻ. Vì đã biết giữ được cái chừng mực của sự từng trải, biết khiêm nhường và biết cả tha thứ. Sống thành thật với mình và với mọi người vừa có lợi cho nghề viết, lại vừa là cách sống có lý. Thì các cụ đã nói "khôn ngoan chẳng lọ thật thà" mà! Tất nhiên là cái thật thà của người biết chứ không phải cái thật thà của người ngu.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.
Tác phẩm Mùa lạc và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Chúng ta cùng xem những suy tư trăn trở của ông về nghiệp viết và văn chương như thế nào nhé.
(Nguyễn Khải suy ngẫm về cuộc đời và văn chương)
"Văn chương không thể can thiệp tích cực vào những nỗi đau của thiên hạ. Văn chương chỉ có thể bồi đắp vào cái bản lĩnh sẵn có của bạn đọc để họ tỉnh táo hơn, can đảm hơn khi phải lựa chọn một lối thoát", tác giả của "Anh hùng bĩ vận" bộc bạch.
Cuộc sống nghề nghiệp của tôi không phức tạp đến thế đâu, nó đơn giản hơn nhiều. Đại thể lúc còn trẻ thì nghĩ rằng mình có thể thay đổi được nhiều thứ, vì mọi sự ở đời đều có thể hiểu, đều có thể can thiệp để thay đổi theo ý muốn của mình. Lời văn hoá ra kiêu ngạo, giáo huấn. Về già mới nhận ra cái thế giới bao quanh phong phú hơn cái biết của mình rất nhiều, nó là vô cùng, còn cái biết của mình rất hữu hạn, tự mình cũng còn chưa hiểu hết mình kia mà. Lời văn trở nên khiêm nhường, rộng mở, chấp nhận và mất dần tính khẳng định độc đoán. Sự thay đổi ở tôi trong bấy nhiêu năm thật ra là như thế.
Tôi không bao giờ tin có một nhân vật văn học hoàn toàn khách quan như chính nó ở ngoài đời. Chí Phèo là người nông dân của Nam Cao, chị Dậu là người nông dân của Ngô Tất Tố. Có người Nga của Dostoievsky, người Nga của Tolstoi và người Nga của Tchekhov. Vẻ đẹp của nhân vật hoàn toàn phụ thuộc vào cái thế giới tự tưởng tượng của mỗi tác giả. Thiếu cái vùng sáng hư ảo ấy thì bạn đọc sẽ phải đối mặt với cái nhạt nhẽo, cái tầm thường của nhiều gương mặt thường ngày khiến ta đã nhiều lúc phải trốn chạy vào văn chương.
Chức năng đầu tiên của văn chương là phải quyến rũ được bạn đọc ngay từ lần gặp gỡ đầu. Một vẻ đẹp quen thuộc thì dễ được mọi người công nhận ngay lập tức. Còn một vẻ đẹp hơi lạ, hơi khác thường thì chỉ có một số người biết thưởng thức mà thôi. Trong cuộc tranh cãi về nghệ thuật, theo tôi, chả có ai thắng ai thua cả. Nếu những tiêu chuẩn mới về cái đẹp được khẳng định, trở thành mẫu mực mới thì mọi bên đều thắng.
"Nghề viết đòi hỏi những tín đồ sống theo nguyên tắc khác: Thà bị xúc phạm đến 9 lần để khỏi có 1 lần xúc phạm đến nhân cách người khác”
Sự nghiệp chính của một nhà văn tất nhiên là những tác phẩm nghệ thuật của anh ta, là cái phần tinh hoa của một đời viết; phần còn lại chỉ nên coi là xơ bã, hoặc lên án nó, hoặc tha thứ nó là tuỳ ở cái lượng rộng hẹp của bạn đọc hôm nay và mai sau. Tôi tự nghĩ những gì tôi đã viết với danh nghĩa là một tác phẩm nghệ thuật, đều có cốt cách riêng cả, chỉ có hay với dở chứ không có gì phải đáng xấu hổ.
Quả thật trong cuộc sống riêng tôi là một người thích làm lành chứ không thích sinh sự, với cơ quan, chi bộ cũng thế mà với bạn bè cũng thế, chỉ cốt dành ra một khoảng thời gian yên tĩnh để ngồi viết. Tôi đã được chứng kiến nhiều cuộc tranh cãi rất ồn ào, chia phe lập nhóm, hầm hè với nhau trong nhiều năm, rút lại chỉ là những chuyện hết sức tầm phào, hết sức vô bổ nhưng đã phải tiêu phí vào đó bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu thời gian quý báu của một đời người! Về già hình như tôi nhiều bạn hơn lúc còn trẻ. Vì đã biết giữ được cái chừng mực của sự từng trải, biết khiêm nhường và biết cả tha thứ. Sống thành thật với mình và với mọi người vừa có lợi cho nghề viết, lại vừa là cách sống có lý. Thì các cụ đã nói "khôn ngoan chẳng lọ thật thà" mà! Tất nhiên là cái thật thà của người biết chứ không phải cái thật thà của người ngu.