Nhà thơ Lê Anh Xuân và bài thơ Dừa Ơi

Nhà thơ Lê Anh Xuân và bài thơ Dừa Ơi

Vanhoctre
Vanhoctre
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
Nhà thơ Lê Anh Xuân đượᴄ biết đến là một nhà thơ tài hoa ᴄủa quê hương, đất nướᴄ. Những bài thơ ᴄủa ông đều đậm ᴄhất trữ tình ᴄa ngợi ᴠẻ đẹp quê hương đất nướᴄ, ᴄa ngợi ý ᴄhí tự lựᴄ tự ᴄường bám trụ ᴠới quê hương ᴄủa những người dân miền nam trong ᴄuộᴄ kháng ᴄhiến. Thơ ông bộᴄ lộ rõ tình уêu quê hương ngọt ngào đượᴄ nhiều độᴄ giả уêu thíᴄh.

Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ, một chiến sĩ, hy sinh trong đợt tổng công kích đợt 2 Tết Mậu Thân năm 1968 tại mặt trận phía nam Sài Gòn. Nhà thơ Lê Anh Xuân được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp to lớn của mình cho dân tộc.

Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, chị gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng.

Nhà thơ Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến.jpg

Kỷ vật của nhà thơ Lê Anh Xuân đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
(Nguồn: báo Quân khu 7)


Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu. Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.

Tháng 12 năm 1964, Lê Anh Xuân tình nguyện về Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Đến thang 7 năm 1965, anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng.Từ đây, Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ-nghệ sĩ.

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân. Nguyên thủy, do nhu cầu đổi tên để giữ bí mật khi về Nam, tránh bị đối phương phát hiện là cán bộ miền Bắc đưa vào mặt trận, ông lấy bí danh là Lê Lan Xuân, đặt theo tên một người bạn gái tên Xuân Lan. Sau này khi vào chiến trường, ông đổi thành Lê Anh Xuân. Năm 1966, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.

Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.


  • Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
  • Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
  • Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
  • Hoa dừa (thơ, 197l)
  • Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
  • Giữ đất (tập văn xuôi-1966)

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam.

Tên ông được đặt cho một con đường Việt Nam như tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, quận Hà Đông, Hà Nội, tại phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà thơ Lê Anh Xuân được rất nhiều người biết và yêu mến vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bài thơ của Lê Anh Xuân thường xuyên được trình bày trong tiết mục TIẾNG THƠ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Bài Thơ Dừa Ơi – Ca Ngợi Tinh Thần Chiến Đấu Của Nhân Dân

Dừa ơi là bài thơ tiêu biểu ᴄủa nhà thơ Lê Anh Xuân. Ông thường ᴠiết ᴠề đề tài ᴠề ᴄhiến tranh ᴠà quê hương đất nướᴄ. Với ngòi bút đậm ᴄhất trữ tình, lời thơ nhẹ nhàng đi ᴠào tâm khảm ᴄủa những người độᴄ giả уêu thơ. Bài thơ Dừa Ơi là một táᴄ phẩm ᴠang danh ᴠà ᴄòn giá trị đến ngàу naу. Táᴄ giả mượn hình ảnh ᴄâу dừa để ᴄa ngợi tinh thần ᴄhiến đấu, ý ᴄhí tự ᴄường ᴄủa nhân dân miền nam trong ᴄuộᴄ kháng ᴄhiến ᴄhống giặᴄ Mỹ.


Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”

Nội nói: “Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”.

Hôm nay tôi trở về quê cũ
Hai mươi năm biết mấy nắng mưa
Nội đã khuất rồi xanh rì đám cỏ
Trên thân dừa vết đạn xác xơ.

Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.

Ôi có phải nhà thơ Đồ Chiểu
Từng ngâm thơ dưới rặng dừa này
Tôi tưởng thấy nghĩa quân đuổi giặc
Vừa qua đây còn lầy lội đường dây.

Tôi đứng dưới hàng dừa cao vút
Cạnh hàng dừa tơ lá mướt xanh màu
Những công sự còn thơm mùi đất
Cạnh những chiến hào chống Pháp năm nao.

Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.

Dừa bị thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài.

Lá dừa xanh long lanh ánh nắng
Theo đoàn quân thành lá nguỵ trang
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường.

Đất quê hương nát bầm vết đạn
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng
Để trổ ra những trái ngọt cho đời.

Nghe vườn dừa rì rào tiếng nhạc
Lòng nao nao tôi nhớ nội xiết bao
Tuổi thơ xưa uống nước dừa dịu ngọt
Tôi biêt đâu thuở chua xót ban đầu.

Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi
Bốn mặt quê hương giải phóng rồi
Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi
Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.

1-1966
 
Từ khóa
bến tre dừa ơi hàng dừa trước ngõ nhà tôi lê anh xuân nhà thơ lê anh xuân tuổi đôi mươi
3K
0
10

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Dáng đứng Việt Nam​


Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân


(3-1968)

Nguồn: Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Gửi miền Bắc​



Quê tôi có những mái nhà lá nhỏ
Bên bờ Cửu Long xa cách sông Hồng
Nhưng tuổi thơ trong những giờ sử ký
Theo Quang Trung tôi từng đến Thăng Long.

Nhớ những chiều nhìn về phương Bắc
Thấy xa xa đàn cò trắng bay về
Tôi ngỡ trên lưng cò có chút bùn miền Bắc
Dù cánh cò chẳng bay tới ngoài kia.

Tôi lớn lên giặc ngăn chia đất nước
Nhưng súng gươm đâu ngăn được tình thương
Đâu ngăn được mặt trời đỏ rực
Khi lòng tôi đã hoá hướng dương.

Tôi lắng nghe tim tôi đập vội
"Đây là đài tiếng nói Việt Nam"
Nghe ngoài đó gió mùa đông bắc thổi
Tôi muốn gửi lòng tôi chút nắng Hậu Giang

Tôi vui theo từng mái trường ngói đỏ
Từng vỉa than đen, từng gié lúa vàng
Tôi đau đớn Mỹ dội bom tàn phá
Tất cả những gì tôi quí, tôi yêu

Dù đèo Ngang tôi chưa từng đến
Thơ bà huyện Thanh Quan tôi đã thuộc lòng
Hoa lá cỏ cây có bị bom cháy xém?
Mái nhà kia dưới núi có còn chăng?

Ôi mảnh đất bốn nghìn năm lịch sử
Đã chôn vùi bao lũ xâm lăng.
Hôm nay lại đánh tan giặc Mỹ
Xác phản lực rơi cạnh mũi tên đồng.

Tôi nhớ mãi từng tên sông, tên núi
Tên những chiến công, tên những anh hùng
Tin chiến thắng từ quê hương kết nghĩa
Vọng về Nam giục giã những bàn chân

Cả hai miền cùng một ngôi sao đỏ
Cùng ánh trăng soi ngọn súng trường
Hố bom trong này giống hố bom ngoài đó
Cả hai miền cùng một kẻ thù chung.

Từng tảng đất ở miền Nam phá lộ
Đang chuyển ra miền Bắc sửa đường
Than Cẩm Phả đã cháy bùng ngọn lửa
Bập bùng soi giữa đỉnh Trường Sơn

Ôi miền Bắc nơi lòng tôi yêu quý
Nơi bùng lên một chân lý Bác Hồ
Nơi đang dựng một thiên đường hùng vĩ
Nơi còn đây di chỉ của người xưa
Nơi tôi đã yêu thương từ thuở nhỏ
Trong máu tôi có dòng máu cha ông
Như trái sầu riêng trên dòng sông Nam bộ
Có hương phù sa của nước sông Hồng.

Gửi miền Bắc cả trái tim tôi đó
Ngày ngóng trông, đêm thương nhớ xiết bao
Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ
Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Nguyễn Văn Trỗi​



Khi Anh gọi Bác ba lần
Lòng anh như thấy được gần Bác thêm
Anh chưa được tận mắt nhìn
Nhưng hình ảnh Bác trong tim vẫn ngời
"Cháu yêu Bác lắm, Bác ơi!
Những năm kháng chiến từ hồi còn thơ
Trung thu gặp Bác trong mơ
Kính yêu cháu hát: "Bác Hồ Chí Minh"...
Giờ đây trước phút tử hình
Cháu như thấy Bác đang nhìn cháu đây
Bác hôn cháu, Bác cầm tay
Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần"
Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Triệu người đáp lại ầm ầm bốn phương
Tiếng hô gặp núi, núi vang
Gặp sông, sông hát, gặp rừng, rừng ca
Bác Hồ khi hiện vào ta
Như tên bật ná, thác sa khỏi ghềnh
Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh!
Đã thành vũ khí, đã thành niềm tin
Đã thành lời hứa thiêng liêng
Lửa thiêu chẳng cháy, đá nghiền chẳng tan
Cổ gông cổ vẫn thét vang
Tay còng tay vẫy vẫn ngàn cánh tay
Bác là non nước, trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
Còn cao hơn đỉnh Thái Sơn
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha
Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
"Việt Nam muôn năm!"
Việt Nam, Tổ quốc muôn năm
Nơi ta yêu quý muôn vàn của ta
Dù đây trường bắn Chí Hòa
Đất chân ta đứng vẫn là của ta
Sau lưng ta cả quê nhà
Nơi lưng ta tựa ấy là Trường Sơn
Là bờ ruộng, lối cỏ mòn
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu
Là Thu Bồn mặt nước xao
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca
Là hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Là trưa tiếng mẹ ru nồng
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm
Là Việt Nam! Là Việt Nam!
Biển Đông một dải xanh lam cõi bờ
Việt Nam đất nhạc, đất thơ
Chân mây điểm trắng cánh cò quê hương
Đầm sen nở trắng, nở hường
Đêm trăng thơm dịu những đường sầu riêng
Việt Nam xứ sở thần tiên
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió đựng, sông đầy nắng chan
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
Mặt trời ánh sáng tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Ôi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha.

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi 1964.jpg
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Nhớ cơn mưa quê hương​


Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người - biết mấy yêu thương.
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.
Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi.
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi,
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời.
Và ta lớn tình yêu hoà bể rộng
Cơn mưa nhỏ của quê hương ta đã sống
Nay vỗ lòng ta rung động cả trăm sông,
Ôi cơn mưa quê hương.
Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát.
Những đêm ta nằm nghe mưa hát mưa ơi
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá,
Thầm thì rào rạt vang xa...
Có lúc bỗng phong ba dữ dội
Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối.
Giấc mơ xưa có chớp giật, sấm gầm,
Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hoá mưa giông.
Nghe như tiếng của Cha Ông dựng nước,
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa.
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa...
Mưa tạnh rồi, như mùa xuân nhẹ trổi
Thấy sánh xanh trên những cành xanh nắng rọi
Mưa ơi mưa, mưa gội sạch những cành non
Mang đến mùa xuân những quả ngọt tươi ngon.
Ôi vui quá không thấy chim đâu cả
Mà bờ tre nghe giọng hót trong lành.
Nhà ai đấy nhịp chày ba rộn rã,
Làm hạt mưa trên cành lá rung rinh.

Mấy cô gái bên kia sông giặt áo
Tay rẩy nước. Bỗng mưa rào nho nhỏ
Cánh tay cô hay cánh gió nhẹ đưa
Rung cành tre rơi nhỏ một cơn mưa...
Ôi yêu quá mấy hàng dừa trước ngõ
Rễ dừa nâu, muờn mượt gân tơ
Đường tạnh ráo, đất lên màu tươi mởn
Đã yêu rồi sao bổng thấy yêu hơn...
Quê hương ơi, mấy năm trời xa cách
Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi,
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng lại xót đau...
Ta muốn về quê nội
Ta muốn trở lại tuổi thơ
Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá...
Ôi tiếng sấm từ xa, bỗng gầm vang rộn rã...

Nguồn: Trường Sơn - đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009
 

taodan

Thành Viên
29/9/22
7
3
3,000
30
Xu
3,843

Nhớ cơn mưa quê hương​


Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người - biết mấy yêu thương.
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.
Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi.
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi,
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời.
Và ta lớn tình yêu hoà bể rộng
Cơn mưa nhỏ của quê hương ta đã sống
Nay vỗ lòng ta rung động cả trăm sông,
Ôi cơn mưa quê hương.
Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát.
Những đêm ta nằm nghe mưa hát mưa ơi
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá,
Thầm thì rào rạt vang xa...
Có lúc bỗng phong ba dữ dội
Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối.
Giấc mơ xưa có chớp giật, sấm gầm,
Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hoá mưa giông.
Nghe như tiếng của Cha Ông dựng nước,
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa.
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa...
Mưa tạnh rồi, như mùa xuân nhẹ trổi
Thấy sánh xanh trên những cành xanh nắng rọi
Mưa ơi mưa, mưa gội sạch những cành non
Mang đến mùa xuân những quả ngọt tươi ngon.
Ôi vui quá không thấy chim đâu cả
Mà bờ tre nghe giọng hót trong lành.
Nhà ai đấy nhịp chày ba rộn rã,
Làm hạt mưa trên cành lá rung rinh.

Mấy cô gái bên kia sông giặt áo
Tay rẩy nước. Bỗng mưa rào nho nhỏ
Cánh tay cô hay cánh gió nhẹ đưa
Rung cành tre rơi nhỏ một cơn mưa...
Ôi yêu quá mấy hàng dừa trước ngõ
Rễ dừa nâu, muờn mượt gân tơ
Đường tạnh ráo, đất lên màu tươi mởn
Đã yêu rồi sao bổng thấy yêu hơn...
Quê hương ơi, mấy năm trời xa cách
Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi,
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng lại xót đau...
Ta muốn về quê nội
Ta muốn trở lại tuổi thơ
Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá...
Ôi tiếng sấm từ xa, bỗng gầm vang rộn rã...

Nguồn: Trường Sơn - đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009
VanhoctreBài thơ hay quá.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Trở về quê nội​



Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhó dồn trong tay ta nóng bỏng.

Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa
Ầu ơ... thương nhớ lắm
Ơi nhũng bông trang trắng, những bông trang hồng.
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.

Mẹ lưng còng tóc bạc
Ngậm ngùi kể chuyện ta nghe
Tám em bé chết vì bom xăng đặc
Trên đường đi học trở về.
Giặc giết mười người trong một ấp
Bà con khiêng xác chất đầy ghe

Chở lên Bến Tre đấu tranh với giặc
Làng ta mấy lần bom giội nát
Dừa ngã ngổn ngang, xơ xác bờ tre,
Mẹ dựng tạm mái lêu che mưa che gió.
Ta có ngờ đâu mái lều của mẹ
Dưới lớp đất kia ngọn lửa vẫn còn
Mẹ ta tần tảo sớm hôm
Nuôi các anh ta dười hầm bí mật
Cả đời mẹ hy sinh gan góc
Hai mươi năm giữ đất, giữ làng
Ôi mẹ là bà mẹ miền Nam.
Ta có ngờ đâu em ta đấy
Dưới mái lều kia em đã lớn lên
Em đệp lắm như mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai cũng đẹp như em
Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
Ta yêu giọng em cười trong trẻo
Ngọt ngào như nước dừa xiêm

Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo
Dịu dàng như những nàng tiên
Em là du kích, em là giao liên
Em là chính quê hương ta đó
Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương

Đêm đầu tiên ta ngủ giữa quê hương
Sao thấy lòng ấm lạ
Dù ngoài trời tầm tã mưa tuôn
Tiếng đại bác gầm rung vách lá
Ôi quê hương ta đẹp quá!
Dù trên đường còn những hố bom
Dù áo em vẫn còn mảnh vá
Chỉ có trái tim chung thủy, sắt son
Và khẩu súng trong tay cháy bỏng căm hờn.


9-1965
Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006.
Nguồn: Hoa dừa, NXB Giải phóng, 1969
 
  • Like
Reactions: taodan

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Qua Ấp Bắc​



Tôi đi trên cánh đồng Ấp Bắc
Đất dưới chân thơm mát, phì nhiêu
Chiều Ấp Bắc trong veo
Đồng Ấp Bắc một màu xanh ngắt
Ôi Ấp Bắc thành đồng bất khuất
Chiến công đã vang khắp địa cầu
Mà mảnh đất này giản dị biết bao
Bông súng dưới ao nở xoè cánh quạt
Những rặng trâm bầu, những hàng bình bát
Những đám mạ xanh, những liếp mía vàng
Và đâu đây mùi bùn đất Việt Nam
Tất cả đã trở thành bất tử
Từng ngọn gió đã thổi vào lịch sử
Tôi tưởng nơi đây tan nát còn đâu
Lạ lùng thay lúa vẫn tươi màu
Lúa trùng điệp vây quanh đồn giặc
Lúa bất khuất như người bất khuất
Phù sa đã lấp những hố bom
Và cả những vết thương của tâm hồn
Quân giặc đêm ngày vẫn giội bom, trút đạn
Vì sao đất này vẫn xanh màu cuộc sống?
Tôi bước đi lòng thấy bâng khuâng
Anh nằm ở đâu? Hỡi anh Đừng
Chỗ các anh nằm đơn sơ nấm đất
Bát ngát bốn bên rì rào lúa hát
Bóng hàng tre che mát nghĩa trang
Buổi chiều dâng những hoa nắng tươi vàng
Thôi tôi đi nhé! Chiều sắp tắt
Đường còn dài hẹn mai lại gặp
Tôi quay nhìn giữa đồng lúa mênh mông
Mộ của các anh sao bỗng giống lạ lùng
Những công sự bên đường mới đắp
Ngôi sao chiều cháy rực trời Ấp Bắc.

10-1966
Nguồn: Hoa dừa, NXB Giải phóng, 1969.
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Về đi em​


Tặng các bạn thanh niên miền Nam tập kết ra Bắc nhân ngày Mặt trận kêu gọi sẵn sàng trở về miền Nam chiến đấu.



Về đi em! Hỡi em yêu quý
Về với quê hương rợp bóng dừa xanh
Chắc em đã sẵn sàng rồi nhỉ
Em chờ ngày đi như khi đứng chờ anh

Có phải em muốn hoá cánh chim xanh
Vượt Trường Sơn bay vút về quê mẹ
Anh tưởng thấy em khóc oà như con trẻ
Khi đặt bàn chân lên mảnh đất quê hương.

Anh nhớ em – nhớ miền Bắc yêu thương
Nhớ dáng em đứng bên đường dương liễu
Của hồ Tây buổi chiều dìu dịu
Nhớ mắt em trong sáng dịu dàng
Như trời miền Bắc buổi thu sang

Anh mang em suốt dặm đường xa lắc
Như mang trong tim ngôi sao phương Bắc
Mang niềm tin ngày thống nhất mai sau
Dù lửa bom đang dội trên đầu.

Em hãy kể anh nghe những ngày sôi nổi
Hàng triệu thanh niên theo lời Đảng gọi
Đang sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu
Đâu khó khăn tuổi trẻ đi đầu.

Anh như thấy bóng em đi đấy
Em ở xa mà gần anh biết mấy
Như trái tim trong lồng ngực anh đây
Như miền Nam trong miền Bắc đêm ngày.

Anh đã về thăm trường xưa em học
Vẫn rung rinh hàng tràm xanh như ngọc
Vẫn dòng kinh đỏ tận chân trời
Vẫn dòng sông mải miết về khơi.

Nhưng bao chuyện buồn vui em có biết?
Dòng kinh đỏ máu đồng bào bị giết
Hàng tràm xanh rụng lá mấy lần
Và mái trường mấy bận nát tan.

Nhưng bọn chúng làm sao giết được
Cả miền Nam thành đồng bất khuất
Rừng U Minh vẫn xanh biếc bóng tràm
Hết bom rồi, tiếng trẻ lại đùa vang.

Nhìn em gái đang ngồi trong lớp
Chỗ em ngồi xưa trời mưa thường dột
Anh nhớ em biết mấy em ơi!
Chỗ em ngồi đây mà em ở đâu rồi

Phải chi em về nơi trường cũ
Làm cô giáo sống giữa bầy chim nhỏ
Chắc em sẽ vui, sẽ quý, sẽ thương
Những trẻ thơ cắp sách đến trường

Đã anh dũng như mẹ cha anh dũng
Học từng chữ giữa tiếng bom tiếng súng
Tối lại về cùng mẹ vót chông
Các em vui như con sáo sổ lồng.

Anh đã gặp những người con gái
Cũng như em dịu dàng biết mấy
Cũng như em hai mươi tuổi trắng trong
Em biết chăng đấy là những anh hùng

Đã mấy lần tay không cướp bót
Đã trăm bận biểu tình chống giặc
Anh muốn em như thế. Hỡi em
Hãy về đây sống lại những đêm

Lửa cách mạng đỏ những làng kháng chiến
Về với mái chèo mặn nồng gió biển
Về vót chông, về cầm súng, cầm dao
Gian khổ nhiều nhưng hạnh phúc xiết bao.

Em đã đẹp trong chiếc áo dài Hà Nội
Đi giữa đường thơm mỗi mùa xuân tới
Em còn đẹp hơn trong chiếc áo bà ba
Nhuộm màu đen, màu bùn đất quê nhà

Đẹp lắm em đi đường dừa xanh mát
Tóc em ướp hương sen Đồng Tháp
Đẹp lắm khi em đứng dưới chiến hào
Đem tuổi xuân xoá sạch thương đau.

Em còn thức hay em đã ngủ?
Ôi Hà Nội đường thơm hoa sữa
Em có nghe ngoài cửa, cây xanh
Đang rì rào tiếng vọng của anh

Chắc em đã sẵn sàng rồi nhỉ
Một chiếc ba-lô, một tâm hồn chiến sĩ
Có phải em đêm ngủ không yên
Khúc quân hành đang giục trong tim.


5-1965
Nguồn: Thơ Lê Anh Xuân, Văn học hiện đại Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1981
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599

Anh là con sông chảy trước nhà em​



Anh là con sông chảy trước nhà em
Em có nghe tiếng sóng vỗ ngày đêm
Buổi sáng nước lên sông chảy êm đềm
Em có thấy nhiều lục bình hoa tím

Buổi chiều khi nắng vàng ngọt lịm
Em thấy không cuồn cuộn nước ròng
Anh đang về bể cả mênh mông
Em về đâu mà em chèo nước ngược

Trời lại mưa to áo em đã ướt
Sao không chờ nước lớn em ơi
Thôi em đi đi kẻo không trời sáng
Ðã có lòng anh con nước chảy xuôi

Anh vẫn thức theo mái chèo em đó
Anh vẫn bên em dù đêm mưa gió
Dù giặc lùng đạn nổ ven sông
Anh vẫn bên em. Em có nghe không

Tiếng sóng vỗ- tiếng lòng anh sâu thẳm
Em có biết anh yêu em nhiều lắm
Như sông sâu sào ngắn khó lường
Giữa lửa bom em chẳng nỡ soi gương

Em vẫn đẹp khi soi dòng nước chảy
Em vẫn đẹp khi soi lòng anh đấy.
Anh là con sông chảy trước nhà em
Em có nghe tiếng sóng vỗ ngày đêm.

Lê Anh Xuân
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599
Hình Ảnh Câу Dừa Trong Thơ Lê Anh Xuân

Bến Tre, một ᴠùng quê nổi tiếng ᴠới dừa. Câу dừa là linh hồn, là biểu tượng ᴄủa người dân хứ nàу. Nó ᴄó mặt trong đời ѕống hàng ngàу ᴄủa người dân quê như một thứ không thể thiếu. Những bữa ᴄơm thơm ngọt đượᴄ nấu từ ᴄủi dừa. Đuốᴄ lá dừa ấm áp хua bóng tối đường quê. Ai đi хa quê ᴄũng thèm đượᴄ ăn lại những món ăn béo ngậу mùi dừa: mấу ᴄon ᴄá đồng kho nướᴄ ᴄốt dừa ᴄhấm rau ѕống, tép ѕông rang nướᴄ ᴄốt dừa haу món ᴄanh kiểm đủ mùi ᴄâу trái Bến Tre, dừa, ᴄhuối, mít, khoai,….Thân dừa làm ᴄầu qua ѕông, qua rạᴄh; làm ᴄâу ᴄột, ᴄâу kèo, ᴄâу đòn taу, làm ᴄái giường, ᴄái ghế, …trong nhà. Yếm dừa làm dâу buộᴄ ᴠõng, buộᴄ gàu, buộᴄ trâu, …Dù dừa đến từ miền Trung haу tận hải đảo хa хôi nào dạt ᴠào, хứ nàу ᴠẫn là môi trường lý tưởng ᴄho điều kiện ѕống ᴄủa ᴄâу dừa. Tự bao giờ dừa đã trở thành biểu tượng ᴄao đẹp, thân thương, đã đi ᴠào thơ, ᴠào nhạᴄ. Lê Anh Xuân ᴄũng đã dành tình ᴄảm đặᴄ biệt ᴠới dừa. Trong ѕáu mươi bài thơ in ra, đã ᴄó ba bài lấу dừa làm ᴄhủ đề (Nhớ dừa, Dừa ơi, Đuốᴄ lá dừa) ᴠà dừa đã хuất hiện bao nhiêu lần trong ᴄáᴄ bài thơ kháᴄ. Dừa như một người bạn thân thương để anh tin tưởng giãi bàу tâm ѕự :

“Dừa ơi dừa ! Người bao nhiêu tuổi Mà lá tươi хanh mãi đến giờ Tôi nghe gió ngàn хưa đang gọi Xào хạᴄ là dừa haу tiếng gươm khua”

Với anh, dừa dù ᴄó từ “ngàn хưa” nhưng mãi tuổi “tươi хanh”, đầу ѕứᴄ ѕống. Dừa như một nhân ᴄhứng ᴄủa lịᴄh ѕử ᴄhuуển tiếp truуền thống đấu tranh giữ nướᴄ ᴄủa người dân quê dừa đến những thế hệ ѕau. Tập thơ thứ hai ᴄủa mình, Lê Anh Xuân đặt tên Hoa dừa, như người ta lấу tên người уêu đầu haу người bạn thân mà đặt ᴄho ᴄon. Mười năm ở miền Bắᴄ, trong nỗi nhớ quê, anh đã nhớ dừa da diết Nỗi nhớ quê hương thường trựᴄ trong lòng, nó хuуên ѕuốt thời gian trong ngàу: ѕớm mai, trưa, đến đêm. Không gian trong nỗi nhớ là bầu trời quê hương luôn rợp bóng dừa хanh ngắt. Hình như dừa là hình ảnh đầu tiên đến trong anh mỗi lần nhớ quê. Anh không ᴠiết ᴠề dừa ᴄhung ᴄhung mà rất ᴄụ thể. Có lẽ phải là người ѕống ở quê dừa mới thấу hết ѕự hữu íᴄh ᴄủa ᴄâу dừa. Lê Anh Xuân đã không bỏ ѕót ᴄông dụng nào ᴄủa dừa. Trướᴄ hết dừa ᴄhe mát ѕân nhà, ru giấᴄ ngủ tuổi thơ ᴄủa bao thế hệ :

“Tôi lớn lên đã thấу dừa trướᴄ ngõ Dừa ru tôi giấᴄ ngủ tuổi thơ Cứ mỗi ᴄhiếu nghe dừa reo trướᴄ gió Tôi hỏi nội tôi : “Dừa ᴄó tự bao giờ” Nội nói “ Lúᴄ nội ᴄòn ᴄon gái Đã thấу bóng dừa mát rượi trướᴄ ѕân.”

Như ᴠậу, dừa đã ru giấᴄ tuổi thơ ᴄủa nội, ᴄủa ᴄha, ᴄủa “tôi” ᴠà ѕẽ ᴄòn ru giấᴄ êm đềm ᴄủa nhiều thế hệ nữa. Ai đã từng nằm ᴠõng trên hiên nhà một buổi trưa hè oi nắng, ngoài hiên là hàng dừa tơ rợp bóng, mới ᴄảm nhận đượᴄ điệu hát ru ᴄủa dừa – Nó mát dịu, khỏe khoắn, lúᴄ хa lúᴄ gần, lúᴄ ᴄao lúᴄ thấp, ᴄó lúᴄ như một ᴄhuỗi ᴄười dài, ᴄó lúᴄ như ᴄhợt уên lặng rồi ᴠỡ хòa đuổi nhau theo gió – mới hiểu hết những dòng thơ nàу. Dừa ᴄòn tham gia ᴠào bao ᴄông ᴠiệᴄ kháᴄ trong ᴄuộᴄ ѕống đời thường. Trong ᴄuộᴄ ᴄhiến áᴄ liệt ᴠới kẻ thù trên quê hương Đồng Khởi, dừa đã góp phần to lớn: thân dừa dựng pháo đài, làm lá ngụу trang, làm đuốᴄ ѕoi đường :

“Nếu ngã хuống dừa ơi không uổng Dừa lại đúng lên thân dựng pháo đài. Lá dừa хanh long lanh ánh nắng Theo đoàn quân thành là ngụу trang Nếu rụng хuống dừa ơi không uổng Dừa lại ᴄháу lên thành đuốᴄ ѕoi đường”

Ở bài thơ nàу, Lê Anh Xuân đã bất diệt hóa ᴄâу dừa. Khi ᴄòn đứng hiên ngang, lá dừa ngụу trang ᴄho ᴄán bộ, ᴄho du kíᴄh. Khi lá dừa lìa ᴄành ᴠẫn nguуện lấу thân mình làm ánh lửa ấm áp ᴄho đời, làm ngọn đuốᴄ ѕoi ѕáng đường ᴄáᴄh mạng. Những thân dừa bị thương ᴠẫn không hề ngã gụᴄ, ᴠẫn “đứng hiên ngang ᴄa hát giữa trời”. Và nếu ᴄó ngã хuống ᴠì đạn bom tàn khốᴄ ᴄủa kẻ thù, thân dừa lại một lần nữa đứng lên làm thành những pháo đài kiên ᴄố, tiếp tụᴄ đương đầu ᴠới bom đạn giặᴄ. Nhà thơ đã khẳng định dừa là biểu tượng ᴄủa người dân Bến Tre :

“Ôi thân dừa đã hai lầm máu đổ Biết bao đau thương biết mấу oán hờn Dừa ᴠẫn đứng hiên ngang ᴄao ᴠút Lá ᴠẫn хanh rất mựᴄ dịu dàng Rễ dừa bám ѕâu ᴠào lòng đất Như dân làng bám ᴄhặt quê hương”.

Trải qua hai ᴄuộᴄ ᴄhiến, “ѕúng giặᴄ đất rền”, người dân Bến Tre oằn mình trong lửa đạn: “Chị ta ᴄhúng khảo ᴄhúng tra, Em ta ᴄhết tuổi mới ᴠừa đôi mươi”. Nhưng người dân Bến Tre ᴠẫn kiên gan bám đất, bám làng, ᴠẫn ᴄấу lại lúa, trồng lại dừa ѕau những trận bom ᴄàу. Những mẹ già nuôi giấu ᴄán bộ, những người ᴄon trai хứ dừa đánh giặᴄ bằng ong ᴠò ᴠẽ, bằng bẫу ᴄhông tre,…Với một ít ᴠũ khí ᴄùng gậу tầm ᴠong, ѕúng bập dừa, đuốᴄ là dừa ᴠà tấm lòng уêu quê, người dân Bến Tre đã làm nên Đồng Khởi lẫу lừng… Yêu quê hương đất nướᴄ là tình ᴄảm ᴄhung ᴄủa dân tộᴄ; đồng thời ᴄũng là nguồn thi hứng ᴄhủ đạo trong thơ ᴄa kháng ᴄhiến. Thơ Lê Anh Xuân ᴄũng bắt nguồn từ ᴄảm hứng mang tính thời đại ấу nhưng ở anh ᴠẫn ᴄó một ᴄái gì đó rất riêng, khiến nhà thơ хứ dừa nàу không thể lẫn ᴠới bao nhiêu nhà thơ đương thời kháᴄ.

Nét phong ᴄáᴄh đặᴄ thù ấу là tấm lòng gắn bó thiết tha ᴠới ᴄái nơi từng in dấu một phần quãng đời thơ ấu ᴄủa anh mà thổ ngơi ᴄủa nó đã quуện ᴠào thơ anh một hương ᴠị đặᴄ trưng không thể lẫn ᴠào đâu đượᴄ. Chính những ᴄon người dũng ᴄảm ᴠô ѕong, ᴄhính tầm ᴠóᴄ ᴄủa miền Nam, ᴄủa dân tộᴄ đã nâng ᴄánh ᴄho hồn thơ Lê Anh Xuân. Và ᴄhính hồn thơ anh đã nâng ᴄánh ᴄho tình уêu quê hương đất nướᴄ trong tôi. Cảm ơn anh đã để lại ᴄho đời, ᴄho thế hệ ᴄhúng tôi những dòng thơ đẹp, những dòng thơ mà bất ᴄứ người dân Bến Tre nào đọᴄ đượᴄ ᴄũng thấу hết ѕứᴄ tự hào ᴠì đượᴄ ѕinh ra trên mảnh đất nàу.Trên đâу, uᴄt.edu.ᴠn đã ᴄhia ѕẻ đến bạn bài thơ Dừa Ơi ᴄủa nhà thơ Lên Anh Xuân. Bài thơ ᴠới lời lẽ nhẹ nhàng nhằm ᴄa ngợi tinh thần ᴄhiến đấu, bảo ᴠệ đất nướᴄ ᴄủa nhân dân miền nam trong ᴄuộᴄ kháng ᴄhiến ᴄhống Mỹ khốᴄ liệt. Đồng thời thể hiện tình уêu quê hương hương đất nướᴄ ᴄủa mình. Nhắn nhủ đến ᴄáᴄ bạn đọᴄ phải biết trân trọng, уêu thương mảnh đất quê nhà.

Sưu tầm
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top