Nhà văn và quá trình sáng tác, đâu là điểm quan trọng ?

Nhà văn và quá trình sáng tác, đâu là điểm quan trọng ?

Văn học là sản phẩm sáng tạo của con người, nhưng không phải ai cũng sáng tạo ra được tác phẩm văn học. Người nghệ sĩ có những phẩm chất và tài năng đặc biệt mới có thể làm được điều đó.

Trong sáng tác văn học ,tính chủ thể là tất yếu, bởi nhà văn không thể sáng tác khi tâm hồn nguội lạnh, dửng dưng.
Trái lại khi cảm hứng đến, nhà văn không thể kìm nén được mà phải viết. Lúc đó toàn bộ thế giới chủ quan của nhà văn như trút vào tác phẩm.

Trong văn học tính chủ thể thể hiện ở tư tưởng, quan niệm, tâm hồn, tình cảm thị hiếu, vốn sống, kinh nghiệm tài nghệ của cá nhân nghệ sĩ.

Qua sáng tác nhà văn như hé mở cánh cửa tâm hồn riêng của mình cho người đọc.

I.NĂNG LỰC SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN:

1.Năng lực quan sát
-Biết phát hiện những điều mới lạ sâu sắc trong những hiện tượng rất bình thường.
-Biết phán đoán sâu vào bên trong, đặc biệt là thế giới nội tâm.
2.Trí nhớ
Là năng lực ghi nhớ các ấn tượng đời sống lâu bền,
-Giúp nhà văn tích luỹ các kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm sách vở.
-Là kho tàng tài liệu để sáng tác.
Năng lực về trí tuệ
-Vốn kiến thức sâu rộng.
Có được một vốn kiến thức bao quát từ văn hoá, nghệ thuật đến triết học, lịch sử, kinh tế xã hội, con người,… nhà văn mới đủ sức dựng lên những bức tranh đời sống giàu màu sắc thẩm mỹ, mang giá trị tư tưởng cao.
-Kết quả của cuộc dấn thân tích cực vào đời sống của nhà văn.
Những kinh nghiệm sống đều để lại trên từng trang văn mà không một trí tưởng tượng nào có thể thay đổi.
1.2 Năng lực thẩm mỹ, tình cảm và trực giác:
a.Năng lực tình cảm
Được ý thức, được nảy sinh từ những tư tưởng lớn
-Góp phần làm nên nội dung tác phẩm.
-Giúp nhà văn bộc lộ cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của mình theo một thiên hướng tình cảm xã hội và lý tưởng thẩm mỹ nhất định.
b.Năng lực trực giác
Là một năng lực nhận thức lý tính bằng trực cảm, một sự nhận thức tức khắc không trải qua phân tích, suy lý.
-Là sự tích luỹ dồn nén đến lúc thăng hoa.
c.Trí tưởng tưởng tượng
-Giúp nhà văn thâm nhập vào nhân vật, vào các tình huống( tham dự vào cuộc đời nhân vật một cách sống động, chịu đựng các xúc động tinh thần như chính nhân vật để có thể miêu tả những suy nghĩ, tình cảm và cách ứng xử của nhân vật trong từng điều kiện cụ thể).
-Đưa đến những phán đoán bằng hình tượng mang tính chất độc đáo, bất ngờ, không lập lại.
-Thường thắm đượm tình cảm chủ quan của nghệ sĩ.
d.Năng lực lý giải vấn đề
-Giúp cho nhà văn trong bất kỳ tình huống nào cũng có thể đoán ra được chân tướng của vấn đề.
Ví dụ:
Tác phẩm “ Người mẹ cầm súng”, nhà văn lấy nguyên mẫu chị Ut ở huyện Cầu Kè, nhưng nhà văn hư cấu thêm nhiều tình tiết, làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn.
Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao cũng có một nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng, quê hương nhà văn, nhưng số phận mờ nhạt. Nhà văn đã thêm vào mối tình với Thị Nở và cái kết thúc dữ dội gây ấn tượng mạnh mẽ.
1.4 Năng lực biểu hiện: là năng lực viết ra tác phẩm.
Trước hết là năng lực cấu tứ ( tổ chức bố cục, xây dựng hình tượng nghệ thuật thành một chỉnh thể có ý nghĩa khái quát: bao gồm nội dung nào và hình thức gì).
Thứ hai là năng lực khắc hoạ, miêu tả hình tượng nhân vật, đòi hỏi nhà văn phải có năng lực tạo hình. Đây là lúc nhà văn huy động vốn sống , kí ức về các hiện tượng đời sống, các biểu tượng, quan niệm để xây dựng hình tượng. Ơ đây đòi hỏi năng lực lựa chọn chi tiết, tổ chức kết cấu, lựa chọn góc độ, giọng điệu, từ ngữ, màu sắc để tạo ra bức tranh văn học. Đó là một năng lực tổng hợp.
Thứ ba là năng lực biểu hiện hình thức đẹp, đòi hỏi nhà văn phải thành thạo thể loại văn học, năng lực sử dụng ngôn ngữ…Năng lực biểu hiện ( kỷ thuật viết văn) luôn luôn phải được rèn luyện.

II. THẾ GIỚI QUAN CỦA NHÀ VĂN TRONG SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG :

2.1. Cảm hứng tư tưởng:
Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ là sự lý giải dửng dưng lạnh lùng mà là gắn liền với xúc cảm mãnh liệt.
- Đó có thể là những tình cảm khẳng định như: là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tưởng ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc,…
-Đó cũng có thể là những tình cảm phủ định, sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, căm thù, phẫn nộ, chăm biếm , chế giễu, mỉa mai.. là thái độ ngợi ca đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường.
a.Cảm hứng tư tưởng:
-Gắn với tình cảm. Tình cảm bao hàm trong đó nhiều cung bậc, nhiều sắc độ, có niềm vui xen lẫn trong nổi buồn, có niềm tự hào pha lẫn chút đắng cay.
-Được bộc lộ từ hệ thống hình tượng, hệ thống ngôn từ, từ các chi tiết, các tình tiết, các nhân vật tính cách…
Tác phẩm phải mang ý nghĩa xã hội, khi nó dấy lên được những cảm xúc về cõi nhân sinh, về con người, về cuộc đời mãnh liệt và sâu sắc thì mới rung động được trái tim độc giả. Góp phần tạo nên gía trị tư tưởng nghệ thuật cho tác phẩm.
Ví dụ: Qua câu thơ Kiều
“ Lúc tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”.
Người đọc cảm nhận được không chỉ là nổi thương mình xót xa của nàmg Kiều mà còn là nổi xót thương của Nguyễn Du cho những con người tài hoa mà bạc mệnh.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan với một nhiệt tình phê phán phủ định xã hội đương thời ông đã phóng to cường điệu những thói hư tật xấu để cười cợt, chế giễu châm biếm.. tạo nên cảm hứng trào lộng tràn trề.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy những lời tố cáo, châm biếm sự đời đen bạc, xấu xa, nhưng cũng không dấu được nổi đau thế sự, tràn đầy sau mỗi câu thơ ấy.
2.2.Quan niệm về thế giới quan trong sáng tác văn chương:
Thế giới quan nhà văn được thể hiện
Ở việc lựa chọn sự việc để miêu tả( Đứng trước hiện thực cuộc sống phức tạp nhiều màu nhiều vẻ, nhà văn phải biết chú ý đến hiện tượng nào và cho nó là có ý nghĩa nhất).
-Ở việc đánh giá những hiện tượng, ở thái độ và khuynh hướng giải quyết những vấn đề đặt ra trong tác phẩm (phụ thuộc rất nhiều về thái độ, phương pháp nhận thức đúng đắn của nhà văn).
-Việc xây dựng hình thức nghệ thuật.
Ví dụ:
Cùng sống trong giai đoạn 1930-1945 ở nước ta, nhưng các nhà văn lãng mạn tiêu cực chỉ loay hoay chung quanh cái “tôi” bé nhỏ, hoặc cái “ ta” viễn vong hoang đường;
Các nhà văn hiện thực lại thiên về việc miêu tả hiện thực đời sống bần hàn thống khổ của nông dân và tầng lớp nhân dâ lao động nghèo thành thị;
Còn các nhà văn cách mạng lại đề cặp đến những vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó nổi lên hình ảnh người chiến sĩ kiên cường.
Ví dụ:
Nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm “ Tắt đèn” đã thông cảm với đời sống nghèo nàn cơ cực của nông dân bị bọn địa chủ đế quốc bóc lột, áp bức đến cùng cực.
Ong đã nhận thấy bản chất tốt đẹp của người nông dân và phần nào qui luật của đấu tranh giai cấp: có áp bức, có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ!
Chính sự phát hiện và lý giải hiện thực của nhà văn làm nên tư tưởng của tác phẩm.
Sức vang động xã hội của tác phẩm không chỉ phụ thuộc vào chiều rộng hoặc chiều sâu hiện thực phản ánh mà còn phụ thuộc vào việc nhà văn đã nói lên những tư tưởng xã hội nào, thể hiện trung thực đến đâu, những nguyện vọng tâm tư của quần chúng, yêu cầu của xã hội và thời đại.
Nói chung, các nhà văn tiến bộ bao giờ cũng xem trọng những truyền thống nghệ thuật dân tộc, luôn luôn chú ý làm cho quần chúng dễ hiểu đến mức tối đa có thể được, và dù có sáng tạo độc đáo đến đâu vẫn mang bóng dáng của hình thức cuộc sống.

III. QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO VĂN HỌC:

Giai đoạn tích luỹ gồm: quan sát, nhận thức, ghi nhớ.v.v… có thể nói là khá lâu dài.
Kinh nghiệm, vốn sống, ký ức… chôn sâu trong lòng nhà văn đã là tích luỹ cho nên khó xác định giai đoạn tích luỹ của nhà văn bắt đầu từ khi nào.
3.1.Sự rung động nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo:
Rung động nghệ thuật có 2 điều kiện:
-Điều kiện 1:Phải có kích thích của thế giới bên ngoài. Đó có thể là một nhân vật, một câu chuyện. Kích thích bên ngoài có thể là một tư tưởng, một cảnh vật, có khi là một âm điệu, một bản tin, một cuốn phim…
Các kích thích ấy làm xôn xao tâm hồn, cảm thấy có một cái gì trong đó đang kêu gọi, đang loé sáng thế là kích thích sáng tạo.
Ví dụ: Câu chuyện về xuất sưu của người chết đã khởi đầu cho tiểu thuyết “ Tắt đèn”, câu chuyện về người ah hùng Núp là khởi nguồn cho tác phẩm “ Đất nước đứng lên”.
-Điều kiện 2: Là sự nung nấu trong tâm hồn những suy nghĩ về con người, về cuộc đời, có khát vọng muốn biểu đạt, muốn gửi thông điệp tinh thần đến người khác.
Ví dụ: cảm xúc về những con người bất khuất vì nước đã có sẵn từ lâu trong tâm hồn Tố Hưu, nên lúc gặp chị Trần Thị Lý, người con gái đất Quảng bị bọn Nguỵ quyền tra tấn dã man được đưa ra miền Bắc, nhà thơ viết bài “ Người con gái Việt Nam”.
Phải có sự gặp gỡ va chạm của hai yếu tố khách quan và chủ quan thì rung động nghệ thuật- khát vọng biểu đạt mới bắt đầu.
Cảm hứng sáng tạo là gì?
-Trạng thái tâm lý căng thẳng về ý chí và trí tuệ, nhưng dồi dào về cảm xúc và niềm say mê mãnh liệt khiến nhà văn làm việc có hiệu quả cao.
-Được nảy sinh trong tư tưởng do tính tích cực của trí tưởng tượng, những ấn tượng quan sát cụ thể, những kinh nghiệm đã có trong tiềm thức… tất cả được nung nấu, dồn nén đến một lúc nào đó sẽ loé sáng, gọi là tia chớp sáng tạo.
Do nhu cầu bộc lộ, giải thoát tình cảm cộng với năng lực tưởng tưởng dẫn đến trạng thái sẵn sàng sáng tạo của nhà văn.
Như vậy, khi tất cả trí tuệ và cảm xúc đã đạt đến sự hài hoà, kết tinh sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt nhà văn đến những mục tiêu nghệ thuật bằng con đường gần như trực giác , bản năng.
Quá trình cấu tứ
Là giai đoạn quyết định trong quá trình sáng tác , xác định chủ đề. Đây là giai đoạn khó khăn lâu dài mới giải quyết được.
- Là quá trình đào sâu tư tưởng tác phẩm( thường có nhiều biến động, thay đổi cho đến khi xác định được chủ đề cũng như xây dựng được hệ thống nhân vật hoàn chỉnh).
Ví dụ: Tác phẩm “ Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi, nhà văn chứng kiến nạn đói khủng khiếp năm 1945 và có ý định viết về nó, đến 1948 đã có ý định bắt tay vào viết, đến năm 1953 đã viết thử được 70 trang mãi đến năm 1960 mới dàn dựng xong bộ tiểu thuyết. Lúc đầu định 3 tập, nhưng khi hoàn thành thì chỉ có 2.
Trong quá trình cấu tứ, các nhà văn đôi khi sử dụng các mẫu gốc, các môtip truyền thống… Đó là những ký ức tập thể của nhân loại hay của dân tộc tồn tại trong vô thức cá nhân.
Nó cung cấp những chủ đề, những mẫu hình tư duy mà người đời sau sử dụng một cách vô thức.
Ví dụ: Chi tiết nhân vật lên trời, xuống địa ngục, bị hành hạ…
Bên cạnh đó, tuy ý thức đóng vai trò chủ đạo, xong tiềm thức cũng đóng vai trò không nhỏ.
Y đồ sáng tác ban đầu thường do ý thức chi phối. Song trong quá trình thực hiện ý đồ nhà văn có thể xa rời ý định lúc nào không biết, ở đó có vai trò của vô thức.
Ví dụ: Đôi khi nhà văn ( Banzăc) định cho nhân vật chết mà rút cục nó không thể chết hoặc ngược lại.
3.3. Sự hình thành văn bản:
- Giai đoạn lập sơ đồ: ( đề cương) nhằm hệ thống hoá, liên kết những điều quan sát và thu thập được, những ấn tượng, hình ảnh, cảm xúc vào một chỉnh thể.
-Giai đoạn viết: nhà văn phải vật lộn từng chữ, từng cách diễn đạt một cách khó khăn ( người xưa có câu “ ba năm mới nghĩ được một chữ, 10 năm mới nghĩ được một bài).Đây là giai đoạn “nhập vai” của nhà văn, nhà văn phải thật sự sống với thế giới hình tượng của mình để suy nghĩ,cảm xúc, nói năng, ứng xử như nhân vật đang sống.
-Giai đoạn sửa chữa: Lúc này nhà văn có cơ hội nhìn bao quát thành quả của mình, hoàn thiện để nó đạt đến tính tư tưởng và tính nghệ thuật theo ý đồ ban đầu. ( Tác phẩm “ Miếng da lừa” của Bazắc sửa chữa đến bản in lần thứ 12).
Hoàn thành tác phẩm, một niềm hạnh phúc dạt dào trào dâng đến nhà văn nhưng với một tâm trạng khó tả, buồn vui lẫn lộn.
Vui vì đã đưa cho đời một tác phẩm như mình mong muốn. Buồn vì chia tay với những con người mà mình đã gắn bó da diết như máu thịt suốt thời gian dài.
Ví dụ:Nhà văn Nguyễn Đình Thi tâm sự khi viết cuốn “ Vỡ bờ”, tôi thấy nhơ nhớ những vai trong truyện, như vừa có cuộc chia ly không bao giờ gặp nhau nữa. Tôi cứ bâng khuâng, buồn buồn, ra ngẫn vào ngơ”.

IV.CÁ TÍNH SÁNG TẠO- SỰ TIẾP THU VÀ ĐỔI MỚI KHÔNG NGỪNG CỦA VĂN HỌC :

4.1.Cá tính sáng tạo:
Cá tính nghệ sĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Cá tính mỗi người có cơ sở cuả tâm sinh lý cá nhân song chịu ảnh hưởng sâu sắc của đời sống xã hội và truyền thống văn hoá.
Trong quá trình hình thành cá tính, cá nhân vừa là khách thể của xã hội vừa là chủ thể xã hội hoá.
Tuỳ điều kiện văn hoá xã hội, cá tính con người cũng thay đổi
Cá tính sáng tạo là gì?:
-Là tạo nên được cái riêng trong nghệ thuật.Có cái nhìn riêng, giọng điệu riêng, thái độ riêng, tức là con đường riêng để thâm nhập vào các chiều sâu hiện thực.
-Tạo ra phong cách văn học cá nhân.
-Là dấu hiệu chứng tỏ nhà văn đã trưởng thành và được thừa nhận.
-Gắn liền với cá tính nhà văn nhưng không đồng nhất với nó. (bởi cá tính sáng tạo là cá tính trong lĩnh vực sáng tạo).
Ví dụ: Tiếng thơ của Bà huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương cất lên cùng một thời đại, nhưng là kết quả của hai cá tính sáng tạo khác nhau:
Hình ảnh, ngôn ngữ của Bà huyện luôn mực thước, tĩnh tại, ước lệ, đẹp đẽ, hướng về quá khứ, nhiều điển cố, nhiều từ Hán Việt, trang trọng cổ kính xa xôi bao nhiêu thì hình ảnh và ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương lại là sự phá cách, phi chuẩn mực, hướng về đời sống thực tại, bình dị, nhiều từ nôm, vận dụng nhiều lời ăn tiếng nói dân gian bấy nhiêu.
4.2.Sự kế thừa và sáng tạo của nghệ thuật:
Sự tồn tại và phát triển của văn nghệ dựa trên cơ sở kinh tế, xã hội, nhưng tự bản thân nó có những qui luật riêng.
Đó là sự tiếp tục sử dụng những thành quả văn nghệ của thời đại trước ở thời đại sau, là sự ra đời của cái mới từ trong cái cũ, trên cơ sở cái cũ.
Ví dụ: Chủ đề yêu nước có từ truyền thuyết Thánh Gióng, An Dương Vương cho đến văn học Cách mạng hiện đại.
Bên cạnh đó còn có sự kế thừa, các yếu tố hình thức như ngôn ngữ, thể loại, các phương tiện tạo hình, …
Đồng thời với sự kế thừa là sáng taọ. Mọi sáng tạo, đổi mới đều ít nhiều không tách rời truyền thống và làm nên những giá trị nghệ thuật không lặp lại, phát triển các khả năng chiếm lĩnh đời sống của văn nghệ.
Ví dụ: Sáng tạo trên cơ sở truyền thống là sự tiếp nối các yếu nội dung và hình thức của văn học đã mang tính ổn định như hệ thống đề tài, chủ đề, hình tượng và các biện pháp nghệ thuật.
Một đặc điểm khác rất quan trọng của sự kế thừa trong văn nghệ là việc sáng tạo các giá trị mới không dẫn đến loại bỏ các giá trị nghệ thuật đã được thừa nhận.
Ví dụ: Thời đại thần thoại và sử thi đã qua, nhưng thần thoại và sử thi vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn với đời sau. Sự kế thừa các chủ đề trong thơ ca cổ của Trung Quốc và VN.
4.3. Sự đổi mới không ngừng:
Sự đổi mới của văn học luôn diễn ra trên khắp mọi thời đại, mọi dân tộc, mọi không gian, thời gian với mọi cá tính sáng tạo.
1.Sự đổi mới những hình thức khái quát nghệ thuật (sự thay thế, kế tiếp và nở rộ các hình thức hiện thực như: thần thoại, truyền thuyết, lãng mạn, hiện thực…).
3.Sự xuất hiện các trường phái, trào lưu.
4. Sự đổi mới nội dung đời sống được mô tả thông qua hệ thống đề tài, chủ đề với các vấn đề được đặt ra mang tính thời sự của thời đại mình.
5.Tạo ra những hình thức nghệ thuật mới ( vượt qua được những hình thức cũ bằng cải tạo, vay mượn, sáng tạo).
Ví dụ: Nếu thời kỳ 45-75, văn học VN mang đậm nội dung sử thi thì đến giai đoạn sau 1975, nội dung thế sự và đời tư được tập trung chú ý.
Quan niệm nghệ thuật về thế giới con người như là nguyên tắc chi phối việc xây dựng thế giới nghệ thuật cũng luôn luôn vận động như những bước tiến của lịch sử văn học.
Ví dụ: Từ quan niệm về một thế giới tĩnh tại, ít nhiều cố định qua những hình ảnh ước lệ, công thức trong thơ cổ điển đến một thế giới sinh động, cảm tính, tràn đầy sắc màu, âm thanh và nhịp điệu của sự sống trong thơ lãng mạn

Câu hỏi ôn tập
1.Người nghệ sĩ có những năng lực đặc biệt nào?
2.Hoạt động sáng tạo văn học là một quá trình như thế nào? Những yếu tố nào tạo nên hoạt động sáng tạo ấy?
3. Cá tính sáng tạo của nhà văn?​
 
1K
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top