Nhận định về Nghị Luận Văn Học

Nhận định về Nghị Luận Văn Học

Thơ :

Đọc thơ của Lâm thị mỹ dạ, nguyễn quang thiều là được trao một cái thoáng nhìn vào đời sống Việt Nam mà tất cả những gì bà đọc từ lịch sử nước này chưa hề mang đến ( nhà thơ mĩ collins )

Thơ là:

- "viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời" (Sóng Hồng).

- "thần hứng" (Platon).

- "ngọn lửa thần" (Đecgiavin).


Nỗi buồn đó là nỗi buồn chung của con người, bọn thi sĩ chúng tôi nhẹ lòng nhẹ

dạ mang nhờ tất cả cho nhân gian. (Xuân Diệu)

Hồn thơ là nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật tìm thấy trong một

sáng tạo đam mê. (Trần Nhựt Tân)

Chất thơ như chút đường hòa vào cốc nước đã mặn mòi chất hiện thực của truyện ngắn để truyện thêm dư vị, thêm tinh chất, để người đọc càng uống lại càng khát, càng say.

Thơ hay, tự nó, khi đọc lên đã thấm vào hồn. Thơ hay, tự nó, khi ngân lên đã

gây những xúc động, những thổn thức

Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm

Như những cây quá thẳng chim không về.

(Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)

Thơ ca nếu không có người tôi đã mồ côi

Cuộc sống tối sẩm nếu không có thơ

Không thấy mặt trời, sẽ không còn khái niệm

Giống một vòm đêm không ngôi sao nào hiển hiện

Bài “ Nếu ngày mai em không làm thơ nữa “ Xuân Quỳnh

“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống sẽ trở thành bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc …”

Ngôn ngữ :

( Mai a cốp xki ) Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ...

Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải là thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừng biến sinh mãnh liệt”

Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu ngôn ngữ chẳng khác gì anh chàng

mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi. (Gamzatov)

Đỗ Phủ cũng từng có câu “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu” tức “Chữ không kinh động người thì chết không nhắm mắt”

“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo..Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay” ( Nguyễn Tuân)

“Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng một ngôn ngữ như vậy, đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỷ này sang thế kỉ khác.” (M. Go-rơ-ki)

Những câu thơ mỏng tựa cánh chuồn

Cái mong manh thắng được cả sắt thép

Bền vững đến muôn đời. (Trần Nhuận Minh)

Tác phẩm thật ra chỉ tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết (Mosac)

Văn xuôi :

Tôi quan niệm văn chương phải là phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội loài người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót

thương đối với kẻ bị chà đạp nhân phẩm (Vũ Trọng Phụng)

Tề Bạch Thạch : Văn chương vừa giống vừa không giống cuộc đời. Nếu hoàn toàn... là nt mị đời. Còn nếu nt hoàn toàn không.... là nt dối đời

Tất cả nghệ thuật đều thể hiện ảnh hưởng của thời đại lịch sử mà nó thuộc về ( Matisse)

“Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Sê-đrin, Nga)

Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ . Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương , loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu).

M.Gorki có viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước chân lên, tôi tách khỏi con thú để nâng lên tầm một con người”.

Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ ( Lâm Ngữ Đường )

Tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không vượt ra ngoài

quy luật của chân – thiện – mĩ, quy luật nhân bản. ( Lã Nguyên )

Đồi trung du phất phơ bóng thông già

Rừng thông đứng hồn trong chiều gió lặng

Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ

Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu. (Simonov)

“Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn...Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả.” (Nguyễn Đình Thi)

Văn chương phải hút nguồn nhựa sống từ cuộc đời, “ lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu ( Thế Lữ )

Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. -> Phạm Văn Đồng

Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên trái đất ( Bectonbrech )

Diêm Liên khoa “ văn học vô cùng đa dạng phong phú nhưng văn học càng phức tạp, càng sâu sắc phải viết bằng thứu ánh sáng trong bóng tối, cái thiện và tình yêu thương trong sự đen tối

tòa án lương tâm sẽ phán quyết, quỷ thần hai vai sẽ chứng ngộ, mọi liên tưởng của con người đều được suy xét, khi ấy tiếng nói của lương tri sẽ lên ng

Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người. Vì vậy xã hội càng bất an, càng cần đến văn học” ( Nguyễn Văn Trung )

Nhà văn :

Puskin : “ Rồi nhân dân sẽ còn trìu mến tôi mãi vì tôi đã dùng thơ để đánh thức những tình cảm tốt đẹp, vì trong thế kỷ tàn khốc của chúng ta, tôi ca ngợi tự do và lòng yêu thương những kẻ khốn cùng”

Thơ tôi đã làm nên tôi, và tôi đã làm ra thơ của tôi. Không có nhau, hai chúng tôi đều chết ( Deghxtan của tôi )

Người làm xiếc đi dây rất kho / Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn / Đi trọn đời trên con đường chân thật ( Phùng Quán )

Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)

Tâm hồn tôi còn ẩn nấu sâu kín, kín đáo hơn những cái xương, cột sống, và lá phổi của tôi. Nhưng những tia sáng.Thơ ca đã rọi chiếu qua tôi, và mỗi một rung động nhỏ trong tâm hồn tôi trở thành cái mọi người đều biết

Qua giọng hát, anh nhận ra người hát. Qua nét khắc, anh nhận ra người thợ bạc

Người nghệ sĩ chân chính là người dẫn bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp (pautopxki)

Lecmontop : Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung

Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình. (Nguyễn Ngọc Tư)

Đời cho anh nắm đất

Anh làm nên cái bình

Đời cho anh nhành hoa

Anh vẽ nên mùi sứ. (Di cảo thơ – Chế Lan Viên)

Các nhà thơ có ích chi nếu chỉ có tham vọng nhắc lại như nhà viết sử? Thi

nhân phải đi xa hơn và cố hết sức cho ta thấy những gì cao quý tốt đẹp hơn. (Gocthe)

Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ lịch sử xã hội, thời đại và nhân loại ( beelinxki)

Nhà văn rất cần thiết trên đời để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước tai họa. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực những kẻ không còn ai để bênh vực ( nguyễn minh châu)

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện ( Nam cao )

Và những người coi đời là thơ, là tất cả

Thì họ xứng đáng được gọi là nhà thơ ( gamzatov )
 
  • tải xuống.jpg
    tải xuống.jpg
    5.8 KB · Lượt xem: 65
881
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.