Trời trong mây trắng xanh vườn, mùa nhãn năm nay được mùa lắm. Nhãn từ các chợ từng thúng, từng bao gói ghém bày biện, người ta đi chọn hàng, chọn quà cũng vô thức mà bước chậm lại qua những hàng nhãn xêm xếp nhau. Người mua, kẻ bán tập nấp đến cả một góc chợ.
Nhưng nhãn năm nay rẻ lắm, phiên chợ quê mẹ mua năm nghìn mà được cả một chùm nhãn to và ngọt nước. Bởi lẽ năm nay nhà nào cũng có một cây nhãn sai quả, chỉ việc ăn ở nhà mà đã chẳng xuể nổi huống chi bòng gánh thêm. Vì thế mà năm nay, chợ cười, người khóc!
Tôi chạy lăng xăng ra ngoài vườn, cố nhướn cái chân để với được chùm nhãn ngon nhất. Chỉ dăm ba hôm nữa qua mùa nhãn là phải đợi tới một năm sau nữa cơ, nếu không nhanh chân thì chỉ còn những quả nhãn rụng, bởi lẽ nghe đài thông báo, hai hôm nữa bão về.
Bão về thì về, tôi cũng chẳng bận tâm bằng những quả nhãn trên cây. Đột nhiên mẹ bước về nhà, trong đôi mắt ẩn giấu sự mệt mỏi khe khẽ, mẹ bảo:
Vậy là người chứng kiến tuổi thơ của tôi đã ra đi mãi mãi. Đến sau hai hôm, ông được người thân, anh em, làng xóm đưa về nơi đồng ruộng, nơi mà cả đời ông đã chở chiếc xe đi tuốt lúa cho mọi nhà. Nhưng thật bất hạnh thay, ông có hai người con gái đi lấy chồng xa, các cô ấy ở mãi tận miền Nam xa xôi, mà giờ này dịch dã làm sao mà về được. Ông đi vậy mà lạnh lẽo quá, con cái chẳng ai trông nom, cháu chắt cũng chẳng nhìn mặt ông được lần cuối.
Quả nhãn trong miệng tôi, vậy mà cứ ở mãi trong miệng, không sao mà nuốt xuống được mà cũng chẳng nỡ nhằn ra, khó chịu đến cùng cực!
Trời mưa, mưa to giăng giăng lối, mưa trắng xóa ngay sau ngày ông San mất. Mẹ và bố đều bảo là ông vẫn còn may, sợ rằng chậm hạ táng là chìm trong nước mưa hết, thật buồn mà cũng thật tội.
Vậy mà sau cơn mưa ấy, tưởng rằng trời lại sáng lên nhưng không, tôi lặng người đi khi nghe ông Sinh mất, tai nạn ập tới bất ngờ khiến ai cũng ngỡ ngàng, bởi mới mấy tháng trước thôi. Ông Sinh đã bảo với mọi người trong xóm là cuối tháng mười năm nay sẽ tổ chức lễ kỉ niệm bốn mươi năm ngày cưới của hai ông bà. Khi ấy khuôn mặt ông cười sảng, những nếp nhăn bên khóe mắt cong lại, khuôn mặt đầy rám nắng cho một đời lam lũ bảo với chúng tôi:
Ông mất, đoàn xe đưa rước đi qua, tiếng kèn trống não nề vang vọng. Tôi không dám ra ngoài bởi tôi vẫn chưa chấp nhận được rằng ông đã mất. Những người chứng kiến tuổi thơ tôi cứ thế mà lần lượt ra đi, vậy mà ngay cả phút cuối cùng, họ cũng chẳng được mãn nguyện. Thật là cay đắng, mùa nhãn vẫn còn, vẫn căng mọng chờ người đến hái. Không biết là họ đã thử qua mùi vị của trái nhãn đầu mùa chưa, bởi vì đối với người thường, hết mùa nhãn này thì đợi đến mùa năm sau, năm sau nữa còn đối với họ, bỏ lỡ là lỡ mãi mãi.
Nhãn đắng quá, đắng nghẹn trong cuống họng không sao mà nuối xuống được. Thì ra lỡ rồi, lỡ cả một đời người! Chẳng níu được!
Nhưng nhãn năm nay rẻ lắm, phiên chợ quê mẹ mua năm nghìn mà được cả một chùm nhãn to và ngọt nước. Bởi lẽ năm nay nhà nào cũng có một cây nhãn sai quả, chỉ việc ăn ở nhà mà đã chẳng xuể nổi huống chi bòng gánh thêm. Vì thế mà năm nay, chợ cười, người khóc!
Tôi chạy lăng xăng ra ngoài vườn, cố nhướn cái chân để với được chùm nhãn ngon nhất. Chỉ dăm ba hôm nữa qua mùa nhãn là phải đợi tới một năm sau nữa cơ, nếu không nhanh chân thì chỉ còn những quả nhãn rụng, bởi lẽ nghe đài thông báo, hai hôm nữa bão về.
Bão về thì về, tôi cũng chẳng bận tâm bằng những quả nhãn trên cây. Đột nhiên mẹ bước về nhà, trong đôi mắt ẩn giấu sự mệt mỏi khe khẽ, mẹ bảo:
- Ông San mất rồi con ơi.
- Thôi, chết rặm ruội đấy cháu ôi.
Vậy là người chứng kiến tuổi thơ của tôi đã ra đi mãi mãi. Đến sau hai hôm, ông được người thân, anh em, làng xóm đưa về nơi đồng ruộng, nơi mà cả đời ông đã chở chiếc xe đi tuốt lúa cho mọi nhà. Nhưng thật bất hạnh thay, ông có hai người con gái đi lấy chồng xa, các cô ấy ở mãi tận miền Nam xa xôi, mà giờ này dịch dã làm sao mà về được. Ông đi vậy mà lạnh lẽo quá, con cái chẳng ai trông nom, cháu chắt cũng chẳng nhìn mặt ông được lần cuối.
Quả nhãn trong miệng tôi, vậy mà cứ ở mãi trong miệng, không sao mà nuốt xuống được mà cũng chẳng nỡ nhằn ra, khó chịu đến cùng cực!
Trời mưa, mưa to giăng giăng lối, mưa trắng xóa ngay sau ngày ông San mất. Mẹ và bố đều bảo là ông vẫn còn may, sợ rằng chậm hạ táng là chìm trong nước mưa hết, thật buồn mà cũng thật tội.
Vậy mà sau cơn mưa ấy, tưởng rằng trời lại sáng lên nhưng không, tôi lặng người đi khi nghe ông Sinh mất, tai nạn ập tới bất ngờ khiến ai cũng ngỡ ngàng, bởi mới mấy tháng trước thôi. Ông Sinh đã bảo với mọi người trong xóm là cuối tháng mười năm nay sẽ tổ chức lễ kỉ niệm bốn mươi năm ngày cưới của hai ông bà. Khi ấy khuôn mặt ông cười sảng, những nếp nhăn bên khóe mắt cong lại, khuôn mặt đầy rám nắng cho một đời lam lũ bảo với chúng tôi:
- Thôi thì đời người được mấy khi. Lần này làm xong thì có chết cũng mãn nguyện!
Ông mất, đoàn xe đưa rước đi qua, tiếng kèn trống não nề vang vọng. Tôi không dám ra ngoài bởi tôi vẫn chưa chấp nhận được rằng ông đã mất. Những người chứng kiến tuổi thơ tôi cứ thế mà lần lượt ra đi, vậy mà ngay cả phút cuối cùng, họ cũng chẳng được mãn nguyện. Thật là cay đắng, mùa nhãn vẫn còn, vẫn căng mọng chờ người đến hái. Không biết là họ đã thử qua mùi vị của trái nhãn đầu mùa chưa, bởi vì đối với người thường, hết mùa nhãn này thì đợi đến mùa năm sau, năm sau nữa còn đối với họ, bỏ lỡ là lỡ mãi mãi.
Nhãn đắng quá, đắng nghẹn trong cuống họng không sao mà nuối xuống được. Thì ra lỡ rồi, lỡ cả một đời người! Chẳng níu được!