Những nhận định về thơ ca hay nhất

Những nhận định về thơ ca hay nhất

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 20
Thơ ca là một phần xương thịt của thi nhân, là khu vườn địa đàng để họ thả hồn vào cõi mộng. Hãy xem các tác giả Việt Nam đã có những nhận định gì về thơ ca.

nhận định về thơ ca.jpg

Nhận định về thơ ca. Ảnh Pinterest.
Những nhận định về thơ ca ấn tượng:

1. Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.
(Tố Hữu)

2. Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình.
(Tố Hữu).

3. Thơ là một sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ con người mà tâm hồn và trí tuệ đó có một tác động trở lại vào thực tại... Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người
(Xuân Diệu)

5. Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.
(Ngô Thì Nhậm)

6. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống (...) văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ chỉ chọn ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không hoàn toàn, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích.
(Nguyễn Đình Thi)

7. Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn.
(Nghĩ về thơ – Lê Đạt).

8. “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt / Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay”. (Chế Lan Viên)

9. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)
 
Từ khóa Từ khóa
nhận định thơ ca văn 12
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
802
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.