1. "Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên;trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối,tàn ác,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".(Thạch Lam)
2. "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)
3. Nhà văn phải là người "thư kí trung thành của thời đại". (Banlzac)
4. "Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". (Charles DuBos)
5. Nhà văn phải biết "khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp". (Ai ma tôp).
6. “Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại , văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác , vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”.( Thạch Lam )
7. M.Gorki nói : văn học “ giúp con người hiểu được bản thân mình , nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý .”
8. Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.(Nam Cao – Trăng sáng).
9. Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ . Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương , loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu).
10. "Thơ là âm nhạc của tâm hồn ,nhất là những tâm hồn cao cả ,đa cảm". (Voltaire)
11. Thơ là: - "viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời" (Sóng Hồng). - "thần hứng" (Platon). - "ngọn lửa thần" (Đecgiavin).
12. "Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình" (C.Mac).
13. "Thơ,trước hết là cuộc đời,sau đó mới là nghệ thuật" (Biêlinxki).
14. "Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy" (Phạm văn Đồng).
15. Còn Chế Lan Viên thì đúc kết đựơc rằng: Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi Còn một nửa cho mùa thu làm lấy Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh nhưng nó là mùa".
16. "Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ" (Thạch Lam).
17. "Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân".(đây là quan niệm của Nam Cao sau cách mạng Tháng Tám).
18. Nhà văn phải"đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời".
19. "Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp"(Nguyễn Tuân)
20. "Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn" (Nguyễn Khải).
* Nói về phong cánh và cá tính sáng tạo của nhà văn:
21. "Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung" (Lêonit Lêonop)
22. "Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình" (Ivan Tuốc ghê nhi ép).
23. "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" (Sê khốp)
24. "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là 1 nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp 1 cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình -.nghĩa là trở thành nhà thơ" (Raxun Gamzatop).
25. "Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã , nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người" (Sô lô khốp).
26. "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn" (M.L.Kalinine).
27. "Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống" (Giooc-giơ Đuy-a-men).
28. "Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học". (Tố Hữu)
29. Nhà văn đương đại Italia Claudio Magris viết rằng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào".
30. Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh nhận định: "Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômero đến kinh thi đến ca dao việt nam, thơ vẫn là 1 sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế".
31. Tố Hữu nói: "thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy".
32. Thơ ca là cuộc đời...Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời hút lấy những chất mật tinh túy nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ có giá trị.
33. Nói như Maiacopxki: "làm thơ là cần 1 phần nghìn milligram quặng chữ".
34. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, do đó không giản đơn mà cũng không thần bí, thiêng liêng...Thơ ca chân chính phai là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại.
35. Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng: "Một câu thơ hay là 1 câu thơ có sức gợi".
36. Văn học 12 nhận định: "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình".
37. L.Tônx tôi khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại"
38. Với Thạch Lam thì: "Thiên chúc của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn"
39. Trong tác phầm "Theo giòng", Thạch Lam viết: "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc 1 bài học trông nhìn và thưởng thức"
40. "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê Ngọc Trà).
41. Trong tác phẩm Đời thừa Nam Cao cho ràng:'' Một tác phẩm thật giá trị,phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người .Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.Nó ca tụng lòng thương,tình bác ái,sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.''. Ngoài ra ông cũng cho ràng : ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.''.
42. Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt. (Albert Camus)
43. Lịch sử là tiểu thuyết lãng mạn được tin; và tiểu thuyết lãng mạn, lịch sử không được tin. (Horace Walpole )
44. Khi khoa học, nghệ thuật, văn học và triết học chỉ đơn thuần là sự biểu lộ của tính cách, chúng lên tới mức có thể đạt được những thành tựu huy hoàng và chói mắt, có thể khiến cái tên của một người được truyền tụng cả ngàn năm. (Denis Diderot )
45. Người viết văn giống như mèo, bởi họ là những sinh vật kín đáo, dễ thương và thông thái. Và mèo giống người viết văn cũng bởi vì những lý do tương tự. (Robertson Davies)
46. Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội - thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc. (Aleksandr Solzhenitsyn )
47. Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. (Hegel)
48. Hai cô gái phát hiện ra bí ẩn cuộc đời trong một dòng thơ đột ngột. (Denise Levertov)
49. Cuối cùng văn chương cũng chính là nghề mộc. Anh đều làm việc với hiện thực, một vật liệu cũng cứng như gỗ. ( Gabriel Garcia Marquez)
50. nghĩa tối thượng mà tất các các câu chuyện gợi tới có hai mặt: sự tiếp diễn của cuộc sống và sự không thể cưỡng lại của cái chết. ( Italo Calvino)
51. Người nghệ sĩ không có thời gian để nghe các nhà phê bình. Người muốn trở thành nhà văn đọc phê bình, người muốn viết không có thời gian để đọc phê bình. (William Faulkner )
52. Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần. (William Carlos Williams)
53. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có… (Nam Cao )
54. Một từ điển không có các câu trích dẫn chỉ là một khung xương. (Voltaire)
55. Không phải giọng nói điều khiển câu chuyện: chính là đôi tai. (Italo Calvino )
56. Văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia. (Aleksandr Solzhenitsyn )
57. Văn chương hư cấu được phát minh vào ngày Jonas về nhà và nói với vợ mình muộn ba ngày vì bị cá voi nuốt.(Gabriel Garcia Marquez)
58. Không có may mắn trong sáng tác. Không có chỗ cho những trò lừa gạt. Điều tốt nhất anh có thể viết là con người tốt nhất của anh.(Henry David Thoreau)
59. Một tác phẩm cổ điển là một cuốn sách chẳng bao giờ kết thúc điều nó cần phải nói. (Italo Calvino )
60. Thật đau khổ cho một quốc gia mà nền văn học cắt giảm vì sự cản trở của thế lực. Điều này không chỉ xâm phạm quyền tự do báo chí mà còn đóng kín trái tim của một dân tộc, cắt xén trí nhớ của nó.
(Aleksandr Solzhenitsyn)
61. Điều mà một cuốn tiểu thuyết không nói cần phải nhiều hơn điều mà nó nói, và chỉ ánh hào quanh đặc biệt xung quanh những gì được viết ra có thể cho bạn ảo ảnh rằng mình cũng đang đọc điều không được viết.
(Italo Calvino)
62. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)
63. Khi các tác gia qua đời họ trở thành những cuốn sách, một sự tái sinh cũng không quá tệ.(Jorge Luis Borges)
64. Viết văn thì phải coi trọng văn, coi trọng và cố gắng bao nhiêu đều không thừa. Giá trị của một cuốn sách không chỉ ở nội dung của nó mà một phần không nhỏ còn ở lời văn. (Phạm Văn Đồng )
65. Y học là người vợ hợp pháp của tôi, và văn học là cô bồ. Khi tôi phát chán với một bên, tôi qua đêm với bên còn lại. (Anton Chekhov)
66. Làm thơ, tuy quý cổ kính đạm bạc, nhưng phong phú rực rỡ không thể không có, cũng ví như tùng bách có thêm đào lý, có vải lụa còn thêm gấm vóc. (Tạ Trăn )
67. Nhà văn nên viết bằng mắt và họa sĩ nên vẽ bằng tai. (Gertrude Stein )
68. Nhiệm vụ của nhà văn phải là bộ dây thần kinh để cảm ứng, phải là tay chân để công thủ. Muốn sáng tác những tác phẩm vĩ đại cho nền văn hóa tương lai, cố nhiên rất tốt, nhưng nhà văn đấu tranh cho hiện tại, đồng thời cũng đấu tranh cho tương lai nữa, bởi vì mất hiện tại làm gì có tương lai. (Lỗ Tấn)
/ Người xưa trong ý có giấu những điều không thể nói ra, mới mượn vần thơ để truyền đi những điều mình muốn nói. Nếu trong lòng không cảm xúc mà chỉ vẽ vời lòe loẹt thì làm sao mà có thể có những vần thơ tuyệt diệu. (Thẩm Đức Tiềm )
69. Tôi không biết họa sĩ nào hay nhà văn nào lại nghỉ hưu. Họ giống như những người lính - họ chỉ ra đi.(Lawrence Ferlinghetti )
70. Người viết văn có sức mạnh hiếm hoi ít ai khác có: Chúng ta có thể gây buồn chán cho người khác ngay cả lâu sau khi ta qua đời. (Sinclair Lewis)
71. Không thể làm nản lòng người viết văn chân chính - họ chẳng quan tâm bạn nói gì, họ sẽ vẫn viết.(Sinclair Lewis )
72. Bất cứ ai có may mắn sinh ra là một nhân vật có thể cười nhạo thậm chí cả cái chết. Bởi vì một nhân vật sẽ không bao giờ chết! Con người sẽ chết, người viết, công cụ của sáng tạo: nhưng điều anh ta tạo ra sẽ không bao giờ chết! (Luigi Pirandello )
73. Làm nhà văn nếu không lý giải được những vấn đề có ích cho cuộc sống thì cầm bút mà làm gì. (Nguyễn Mạnh Tuấn)
74. Xưa nay, sáng tác văn chương được gọi là tác gia đã khó. Được gọi là đại tác gia càng khó. Đại tác gia phải là những khuôn vàng thước ngọc trong nghề: có loại khuôn thước cho gấm thêu, có loại khuôn thước cho vải vóc. Trong lứa văn chương sành về gấm thêu, cũng có kẻ đi đến trơn tru bóng mượt. Những người như thế có thể gọi là tác gia. (Lỗ Tấn)
75. Mỗi cuốn tiểu thuyết là một miền tư tưởng đan vào trong vương quốc hiện thực. (Jorge Luis Borges )
76. Thần thoại xuất hiện ở điểm bắt đầu của văn học, và cũng ở điểm cuối.(Jorge Luis Borges )
77. Người quân tử đời sau biết chăm chỉ học hỏi để sửa mình rồi dần dần trở thành người có văn chương, ấy là bậc nhất. Những người tập làm văn chương rồi thấy được nghĩa lý trong văn chương, đó là bậc thứ hai. Còn hạng bét thì chỉ có văn chương mà thôi. (Bùi Huy Bích)
78. Thành một nhà văn là một việc nhỏ, một nhà văn mà đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, lại là một việc rất hiếm và quý trọng trong giới văn chương. Trên đời những người rong ruổi trong rừng văn, cầm bút viết nên văn không phải là ít, nhưng nói về việc tâm tư linh hoạt, cốt cách cao kỳ hơn hẳn người thường, tất phải chí khí như vàng ngọc, thanh điệu như âm nhạc, sóng từ kết lại, phát ra thành văn, mới xứng là danh gia. (Phan Huy Chú )
79. Có tấm lòng làm nền, rồi sau mới có thể làm thơ văn: nếu không, thì ngày đọc vạn lời, ngâm ngàn bài cũng là lời điệu hời hợt bên ngoài, chẳng từ trong lòng sâu sắc, cũng như là hoa giấy, gốc rễ đã không, sự sống chẳng có, cũng chả khác nào chẳng có vật liệu gì mà làm nhà đấy ư?
Làm nhà đã có nền rồi lại phải có gỗ. Mà kiếm gỗ không thể là thứ gỗ tạp nham, gỗ xốp, gỗ tạp loại quanh đầu làng đầu chợ: đã kiếm gỗ thì phải không ngại xa ngại khổ, phải tìm gỗ táu vàng kinh, gỗ lát vàng mới có thể làm rui, làm xà, làm kèo cột, vừa tốt vừa đẹp, mới tránh được cái bệnh lụn vụn cong queo. (Diệp Tiếp)
80. Nhanh chậm là trí, khéo vụng là tài.
Kìa người trong bảy bước làm xong bài thơ, người phải mười năm làm xong bài phú. Như thế không thể lấy nhanh chậm mà phân biệt được tài. (Nguyễn Đức Đạt )
81. Nhà văn truyện giả tưởng sống trong sự sợ hãi. Mỗi ngày đều đòi hỏi những ý tưởng mới, và anh ta chẳng bao giờ dám chắc mình có bắt kịp điều đó hay không.(Roald Dahl)
82. Nếu hay thì kết thúc hạnh phúc, nếu không hay thì kết thúc bất hạnh. Tiểu thuyết nghĩa là như thế. (Oscar Wilde)
2. "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)
3. Nhà văn phải là người "thư kí trung thành của thời đại". (Banlzac)
4. "Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". (Charles DuBos)
5. Nhà văn phải biết "khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp". (Ai ma tôp).
6. “Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại , văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác , vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”.( Thạch Lam )
7. M.Gorki nói : văn học “ giúp con người hiểu được bản thân mình , nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý .”
8. Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.(Nam Cao – Trăng sáng).
9. Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ . Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương , loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu).
10. "Thơ là âm nhạc của tâm hồn ,nhất là những tâm hồn cao cả ,đa cảm". (Voltaire)
11. Thơ là: - "viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời" (Sóng Hồng). - "thần hứng" (Platon). - "ngọn lửa thần" (Đecgiavin).
12. "Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình" (C.Mac).
13. "Thơ,trước hết là cuộc đời,sau đó mới là nghệ thuật" (Biêlinxki).
14. "Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy" (Phạm văn Đồng).
15. Còn Chế Lan Viên thì đúc kết đựơc rằng: Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi Còn một nửa cho mùa thu làm lấy Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh nhưng nó là mùa".
16. "Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ" (Thạch Lam).
17. "Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân".(đây là quan niệm của Nam Cao sau cách mạng Tháng Tám).
18. Nhà văn phải"đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời".
19. "Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp"(Nguyễn Tuân)
20. "Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn" (Nguyễn Khải).
* Nói về phong cánh và cá tính sáng tạo của nhà văn:
21. "Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung" (Lêonit Lêonop)
22. "Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình" (Ivan Tuốc ghê nhi ép).
23. "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" (Sê khốp)
24. "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là 1 nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp 1 cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình -.nghĩa là trở thành nhà thơ" (Raxun Gamzatop).
25. "Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã , nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người" (Sô lô khốp).
26. "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn" (M.L.Kalinine).
27. "Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống" (Giooc-giơ Đuy-a-men).
28. "Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học". (Tố Hữu)
29. Nhà văn đương đại Italia Claudio Magris viết rằng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào".
30. Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh nhận định: "Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômero đến kinh thi đến ca dao việt nam, thơ vẫn là 1 sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế".
31. Tố Hữu nói: "thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy".
32. Thơ ca là cuộc đời...Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời hút lấy những chất mật tinh túy nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ có giá trị.
33. Nói như Maiacopxki: "làm thơ là cần 1 phần nghìn milligram quặng chữ".
34. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, do đó không giản đơn mà cũng không thần bí, thiêng liêng...Thơ ca chân chính phai là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại.
35. Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng: "Một câu thơ hay là 1 câu thơ có sức gợi".
36. Văn học 12 nhận định: "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình".
37. L.Tônx tôi khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại"
38. Với Thạch Lam thì: "Thiên chúc của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn"
39. Trong tác phầm "Theo giòng", Thạch Lam viết: "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc 1 bài học trông nhìn và thưởng thức"
40. "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê Ngọc Trà).
41. Trong tác phẩm Đời thừa Nam Cao cho ràng:'' Một tác phẩm thật giá trị,phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người .Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.Nó ca tụng lòng thương,tình bác ái,sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.''. Ngoài ra ông cũng cho ràng : ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.''.
42. Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt. (Albert Camus)
43. Lịch sử là tiểu thuyết lãng mạn được tin; và tiểu thuyết lãng mạn, lịch sử không được tin. (Horace Walpole )
44. Khi khoa học, nghệ thuật, văn học và triết học chỉ đơn thuần là sự biểu lộ của tính cách, chúng lên tới mức có thể đạt được những thành tựu huy hoàng và chói mắt, có thể khiến cái tên của một người được truyền tụng cả ngàn năm. (Denis Diderot )
45. Người viết văn giống như mèo, bởi họ là những sinh vật kín đáo, dễ thương và thông thái. Và mèo giống người viết văn cũng bởi vì những lý do tương tự. (Robertson Davies)
46. Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội - thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc. (Aleksandr Solzhenitsyn )
47. Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. (Hegel)
48. Hai cô gái phát hiện ra bí ẩn cuộc đời trong một dòng thơ đột ngột. (Denise Levertov)
49. Cuối cùng văn chương cũng chính là nghề mộc. Anh đều làm việc với hiện thực, một vật liệu cũng cứng như gỗ. ( Gabriel Garcia Marquez)
50. nghĩa tối thượng mà tất các các câu chuyện gợi tới có hai mặt: sự tiếp diễn của cuộc sống và sự không thể cưỡng lại của cái chết. ( Italo Calvino)
51. Người nghệ sĩ không có thời gian để nghe các nhà phê bình. Người muốn trở thành nhà văn đọc phê bình, người muốn viết không có thời gian để đọc phê bình. (William Faulkner )
52. Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần. (William Carlos Williams)
53. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có… (Nam Cao )
54. Một từ điển không có các câu trích dẫn chỉ là một khung xương. (Voltaire)
55. Không phải giọng nói điều khiển câu chuyện: chính là đôi tai. (Italo Calvino )
56. Văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia. (Aleksandr Solzhenitsyn )
57. Văn chương hư cấu được phát minh vào ngày Jonas về nhà và nói với vợ mình muộn ba ngày vì bị cá voi nuốt.(Gabriel Garcia Marquez)
58. Không có may mắn trong sáng tác. Không có chỗ cho những trò lừa gạt. Điều tốt nhất anh có thể viết là con người tốt nhất của anh.(Henry David Thoreau)
59. Một tác phẩm cổ điển là một cuốn sách chẳng bao giờ kết thúc điều nó cần phải nói. (Italo Calvino )
60. Thật đau khổ cho một quốc gia mà nền văn học cắt giảm vì sự cản trở của thế lực. Điều này không chỉ xâm phạm quyền tự do báo chí mà còn đóng kín trái tim của một dân tộc, cắt xén trí nhớ của nó.
(Aleksandr Solzhenitsyn)
61. Điều mà một cuốn tiểu thuyết không nói cần phải nhiều hơn điều mà nó nói, và chỉ ánh hào quanh đặc biệt xung quanh những gì được viết ra có thể cho bạn ảo ảnh rằng mình cũng đang đọc điều không được viết.
(Italo Calvino)
62. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)
63. Khi các tác gia qua đời họ trở thành những cuốn sách, một sự tái sinh cũng không quá tệ.(Jorge Luis Borges)
64. Viết văn thì phải coi trọng văn, coi trọng và cố gắng bao nhiêu đều không thừa. Giá trị của một cuốn sách không chỉ ở nội dung của nó mà một phần không nhỏ còn ở lời văn. (Phạm Văn Đồng )
65. Y học là người vợ hợp pháp của tôi, và văn học là cô bồ. Khi tôi phát chán với một bên, tôi qua đêm với bên còn lại. (Anton Chekhov)
66. Làm thơ, tuy quý cổ kính đạm bạc, nhưng phong phú rực rỡ không thể không có, cũng ví như tùng bách có thêm đào lý, có vải lụa còn thêm gấm vóc. (Tạ Trăn )
67. Nhà văn nên viết bằng mắt và họa sĩ nên vẽ bằng tai. (Gertrude Stein )
68. Nhiệm vụ của nhà văn phải là bộ dây thần kinh để cảm ứng, phải là tay chân để công thủ. Muốn sáng tác những tác phẩm vĩ đại cho nền văn hóa tương lai, cố nhiên rất tốt, nhưng nhà văn đấu tranh cho hiện tại, đồng thời cũng đấu tranh cho tương lai nữa, bởi vì mất hiện tại làm gì có tương lai. (Lỗ Tấn)
/ Người xưa trong ý có giấu những điều không thể nói ra, mới mượn vần thơ để truyền đi những điều mình muốn nói. Nếu trong lòng không cảm xúc mà chỉ vẽ vời lòe loẹt thì làm sao mà có thể có những vần thơ tuyệt diệu. (Thẩm Đức Tiềm )
69. Tôi không biết họa sĩ nào hay nhà văn nào lại nghỉ hưu. Họ giống như những người lính - họ chỉ ra đi.(Lawrence Ferlinghetti )
70. Người viết văn có sức mạnh hiếm hoi ít ai khác có: Chúng ta có thể gây buồn chán cho người khác ngay cả lâu sau khi ta qua đời. (Sinclair Lewis)
71. Không thể làm nản lòng người viết văn chân chính - họ chẳng quan tâm bạn nói gì, họ sẽ vẫn viết.(Sinclair Lewis )
72. Bất cứ ai có may mắn sinh ra là một nhân vật có thể cười nhạo thậm chí cả cái chết. Bởi vì một nhân vật sẽ không bao giờ chết! Con người sẽ chết, người viết, công cụ của sáng tạo: nhưng điều anh ta tạo ra sẽ không bao giờ chết! (Luigi Pirandello )
73. Làm nhà văn nếu không lý giải được những vấn đề có ích cho cuộc sống thì cầm bút mà làm gì. (Nguyễn Mạnh Tuấn)
74. Xưa nay, sáng tác văn chương được gọi là tác gia đã khó. Được gọi là đại tác gia càng khó. Đại tác gia phải là những khuôn vàng thước ngọc trong nghề: có loại khuôn thước cho gấm thêu, có loại khuôn thước cho vải vóc. Trong lứa văn chương sành về gấm thêu, cũng có kẻ đi đến trơn tru bóng mượt. Những người như thế có thể gọi là tác gia. (Lỗ Tấn)
75. Mỗi cuốn tiểu thuyết là một miền tư tưởng đan vào trong vương quốc hiện thực. (Jorge Luis Borges )
76. Thần thoại xuất hiện ở điểm bắt đầu của văn học, và cũng ở điểm cuối.(Jorge Luis Borges )
77. Người quân tử đời sau biết chăm chỉ học hỏi để sửa mình rồi dần dần trở thành người có văn chương, ấy là bậc nhất. Những người tập làm văn chương rồi thấy được nghĩa lý trong văn chương, đó là bậc thứ hai. Còn hạng bét thì chỉ có văn chương mà thôi. (Bùi Huy Bích)
78. Thành một nhà văn là một việc nhỏ, một nhà văn mà đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, lại là một việc rất hiếm và quý trọng trong giới văn chương. Trên đời những người rong ruổi trong rừng văn, cầm bút viết nên văn không phải là ít, nhưng nói về việc tâm tư linh hoạt, cốt cách cao kỳ hơn hẳn người thường, tất phải chí khí như vàng ngọc, thanh điệu như âm nhạc, sóng từ kết lại, phát ra thành văn, mới xứng là danh gia. (Phan Huy Chú )
79. Có tấm lòng làm nền, rồi sau mới có thể làm thơ văn: nếu không, thì ngày đọc vạn lời, ngâm ngàn bài cũng là lời điệu hời hợt bên ngoài, chẳng từ trong lòng sâu sắc, cũng như là hoa giấy, gốc rễ đã không, sự sống chẳng có, cũng chả khác nào chẳng có vật liệu gì mà làm nhà đấy ư?
Làm nhà đã có nền rồi lại phải có gỗ. Mà kiếm gỗ không thể là thứ gỗ tạp nham, gỗ xốp, gỗ tạp loại quanh đầu làng đầu chợ: đã kiếm gỗ thì phải không ngại xa ngại khổ, phải tìm gỗ táu vàng kinh, gỗ lát vàng mới có thể làm rui, làm xà, làm kèo cột, vừa tốt vừa đẹp, mới tránh được cái bệnh lụn vụn cong queo. (Diệp Tiếp)
80. Nhanh chậm là trí, khéo vụng là tài.
Kìa người trong bảy bước làm xong bài thơ, người phải mười năm làm xong bài phú. Như thế không thể lấy nhanh chậm mà phân biệt được tài. (Nguyễn Đức Đạt )
81. Nhà văn truyện giả tưởng sống trong sự sợ hãi. Mỗi ngày đều đòi hỏi những ý tưởng mới, và anh ta chẳng bao giờ dám chắc mình có bắt kịp điều đó hay không.(Roald Dahl)
82. Nếu hay thì kết thúc hạnh phúc, nếu không hay thì kết thúc bất hạnh. Tiểu thuyết nghĩa là như thế. (Oscar Wilde)
- Từ khóa
- liên hệ nhận định văn học ôn thi thpt quan điểm