Một lời nói dối có thể gây tổn thương, một câu nói hay có thể thay đổi cảm xúc của con người,... Ngôn từ không phải là vật hữu hình nhưng có sức ảnh hưởng rất mạnh đến mỗi người. Bạn nghĩ sao về sức mạnh của ngôn từ?
Đề: Suy nghĩ về sức mạnh của ngôn từ
Sức mạnh của ngôn từ như một nốt cao bay bổng trong bản nhạc hòa tấu mang tên cuộc đời. Ngôn từ là phương tiện dùng để biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng của con người. Dựa vào cách sử dụng ngôn từ, con người thể hiện tính cách của họ: ngôn ngữ của một người thẳng thắn sẽ không giống với ngôn ngữ của một người rụt rè; người lịch sự sẽ có cách nói chuyện khác với kẻ kém duyên,… Đặc biệt trong giao tiếp, ngôn ngữ đóng vai trò kết nối giữa người với người, chúng ta có thể yêu thương, gắn bó với nhau hơn hoặc xảy ra mâu thuẫn, hiểu lầm chỉ bằng ngôn từ. Tính biểu cảm, đa nghĩa của ngôn từ có sức ảnh hưởng lớn tới mỗi người, những lời nói chân tình, cảm động sẽ giúp ta cảm thấy được an ủi, sẻ chia, còn những lời nói lạnh lùng sẽ như mũi dao găm đâm thẳng vào tim. Con người ta có thể vui hay buồn chỉ vì một lời nói. Trong cuộc sống, kĩ năng giao tiếp mạch lạc, ứng xử khôn khéo là một lá cờ tiên phong mang con người đến với thành công. Quả thật ai cũng thích nghe những lời hay ý đẹp và luôn có cảm tình hơn với những người giỏi ăn nói. Hơn thế nữa, ngôn từ không chỉ có sức mạnh đối với mỗi cá nhân mà còn là át chủ bài cho mọi quốc gia, là linh hồn dân tộc, là một chiến lược của đất nước. Trong lịch sử chống giặc của nước ta, Lí Thường Kiệt dùng “Nam quốc sơn hà” để làm phấn chấn lòng quân, rệu rã quân Tống; Trần Quốc Tuấn dùng “Hịch tướng sĩ” khích lệ tướng sĩ, đọc “Binh thư yếu lược” để chống Mông - Nguyên,… Sự lợi hại của ngôn từ được mọi nơi trên thế giới công nhận, người Trung Quốc xưa có câu: ”Nhất ngôn dĩ hưng bang, nhất ngôn dĩ diệt quốc”; còn người Mĩ những năm 40 của thế kỷ XX coi tài ăn nói là một trong ba báu vật minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của thế giới. Ngôn từ có sức mạnh to lớn, được giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ, chúng ta, đặc biệt là người trẻ cần ý thức giá trị và có trách nhiệm với nó. Hãy học cách nói lời chân thành từ trái tim, đừng ngại ngần bày tỏ cảm xúc của bản thân đồng thời tránh việc dùng những từ ngữ không hay với người khác. Hãy nhớ rằng:
Sức mạnh ngôn từ. Ảnh mạng.
Đề: Suy nghĩ về sức mạnh của ngôn từ
Sức mạnh của ngôn từ như một nốt cao bay bổng trong bản nhạc hòa tấu mang tên cuộc đời. Ngôn từ là phương tiện dùng để biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng của con người. Dựa vào cách sử dụng ngôn từ, con người thể hiện tính cách của họ: ngôn ngữ của một người thẳng thắn sẽ không giống với ngôn ngữ của một người rụt rè; người lịch sự sẽ có cách nói chuyện khác với kẻ kém duyên,… Đặc biệt trong giao tiếp, ngôn ngữ đóng vai trò kết nối giữa người với người, chúng ta có thể yêu thương, gắn bó với nhau hơn hoặc xảy ra mâu thuẫn, hiểu lầm chỉ bằng ngôn từ. Tính biểu cảm, đa nghĩa của ngôn từ có sức ảnh hưởng lớn tới mỗi người, những lời nói chân tình, cảm động sẽ giúp ta cảm thấy được an ủi, sẻ chia, còn những lời nói lạnh lùng sẽ như mũi dao găm đâm thẳng vào tim. Con người ta có thể vui hay buồn chỉ vì một lời nói. Trong cuộc sống, kĩ năng giao tiếp mạch lạc, ứng xử khôn khéo là một lá cờ tiên phong mang con người đến với thành công. Quả thật ai cũng thích nghe những lời hay ý đẹp và luôn có cảm tình hơn với những người giỏi ăn nói. Hơn thế nữa, ngôn từ không chỉ có sức mạnh đối với mỗi cá nhân mà còn là át chủ bài cho mọi quốc gia, là linh hồn dân tộc, là một chiến lược của đất nước. Trong lịch sử chống giặc của nước ta, Lí Thường Kiệt dùng “Nam quốc sơn hà” để làm phấn chấn lòng quân, rệu rã quân Tống; Trần Quốc Tuấn dùng “Hịch tướng sĩ” khích lệ tướng sĩ, đọc “Binh thư yếu lược” để chống Mông - Nguyên,… Sự lợi hại của ngôn từ được mọi nơi trên thế giới công nhận, người Trung Quốc xưa có câu: ”Nhất ngôn dĩ hưng bang, nhất ngôn dĩ diệt quốc”; còn người Mĩ những năm 40 của thế kỷ XX coi tài ăn nói là một trong ba báu vật minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của thế giới. Ngôn từ có sức mạnh to lớn, được giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ, chúng ta, đặc biệt là người trẻ cần ý thức giá trị và có trách nhiệm với nó. Hãy học cách nói lời chân thành từ trái tim, đừng ngại ngần bày tỏ cảm xúc của bản thân đồng thời tránh việc dùng những từ ngữ không hay với người khác. Hãy nhớ rằng:
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
- Từ khóa
- ngôn từ đoạn văn nlxh