Mở đầu tác phẩm “Tháng sáu mùa vải về quanh triền núi” của tác giả Cỏ Phong Sương là hình ảnh người tu sĩ ngồi thiền vào một buổi chiều bình yên. Chính lúc đó, bao nhiều tâm tư, tình cảm ùa về tác giả nghĩ về quê nhà, về mẹ và về những trái vải thiều thân thuộc mang đậm dáng vẻ quê hương.
Tác giả đã đưa người đọc đến với miền kí ức “tôi nhớ lại những trưa hè rong chơi cùng lũ bạn trên triền núi, hái những quả vải còn sót lại trên cây sau mỗi mùa thu hoạch”. Chính hình ảnh đó giúp độc giả liên tưởng đến nhan đề của bài viết – phải chăng đây cũng là điểm sáng để tác giả lấy làm nhan đề cho bài tản văn của mình.
Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng có một bầu trời kí ức của tuổi thơ, với Cỏ Phong Sương bầu trời tuổi thơ của tác giả chính là những trái vải. Ở nơi đó, được hòa mình vào thiên nhiên, cùng những lũ bạn trốn bố mẹ không ngủ trưa đi chơi ở triền núi để hái những quả vải. Nghĩ đến hình ảnh này, tôi hình dung rằng, các bạn trẻ sẽ vô cùng háo hức và vui sướng khi hái được một quả vải còn sót lại trên cây. Tôi tin rằng đây sẽ là quả vải “ngon nhất trần đời”, có bạn sẽ ăn luôn, có bạn sẽ để dành – nó giống như một chiến lợi phẩm dành cho bản thân. Bầu trời kỉ niệm của tuổi thơ cứ ùa về với những hình ảnh tươi đẹp và thi vị.
Bình giảng tác phẩm Tháng sáu mùa vải về quanh triền núi - (Mùa vải ngọt)
Hình ảnh người mẹ xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, từ những trái vải – tác giả muốn gửi gắm những nỗi mong nhớ của mình về mẹ. Chính nhờ vào bàn tay khéo léo và công sức vun trồng của mẹ đã làm nên những trái vải với vị ngọt ngào, thơm mát. Nhờ có mẹ, những trái vải trở nên ngon hơn, tưới mát tâm hồn tác giả và cả người đọc. Những ai được ăn trái vải do chính mẹ chăm sóc chắc hẳn họ là người vô cùng hạnh phúc. Một trái vải – một cuộc đời gắn liền với mẹ.
Khép lại bài tản văn, hình ảnh “Đỏ rực cả một góc trời đầu hạ, tháng 6 – mùa vải ngọt Bắc Giang” – hình ảnh thật ấn tượng gắn vào đó là niềm tin, tin vào tương lai, tin vào tình đoàn kết, yêu thương, sẻ chia của tình người. “Mùa vải ngọt” đã làm lay động lòng người, chính niềm tin ấy đã giúp Bắc Giang toàn thắng đánh bại Covid. Trái vải ngọt ngào cùng với sức mạnh của con người đã làm nên sức mạnh kì diệu.
Tiếng chuông chùa vang vọng. Hình ảnh lũ trẻ đi trên triền đê vừa thu hoạch trái vải vừa đọc những câu thơ. Câu thơ như mời chào chúng ta đến với Bắc Giang, nó vang khắp núi đồi, đi sâu vào trong tim mỗi người, khơi gợi lên bao thổn thức:
“Nếu một ngày bạn ghé Bắc Giang chơi
Bạn sẽ thấy tình người luôn ấm áp
Vải thiều ngọt như lời ca ai hát
Còn âm vang sau những lũy tre làng”
Độc giả Trần Ngọc viết tặng tác giả Cỏ Phong Sương.
Tác giả đã đưa người đọc đến với miền kí ức “tôi nhớ lại những trưa hè rong chơi cùng lũ bạn trên triền núi, hái những quả vải còn sót lại trên cây sau mỗi mùa thu hoạch”. Chính hình ảnh đó giúp độc giả liên tưởng đến nhan đề của bài viết – phải chăng đây cũng là điểm sáng để tác giả lấy làm nhan đề cho bài tản văn của mình.
Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng có một bầu trời kí ức của tuổi thơ, với Cỏ Phong Sương bầu trời tuổi thơ của tác giả chính là những trái vải. Ở nơi đó, được hòa mình vào thiên nhiên, cùng những lũ bạn trốn bố mẹ không ngủ trưa đi chơi ở triền núi để hái những quả vải. Nghĩ đến hình ảnh này, tôi hình dung rằng, các bạn trẻ sẽ vô cùng háo hức và vui sướng khi hái được một quả vải còn sót lại trên cây. Tôi tin rằng đây sẽ là quả vải “ngon nhất trần đời”, có bạn sẽ ăn luôn, có bạn sẽ để dành – nó giống như một chiến lợi phẩm dành cho bản thân. Bầu trời kỉ niệm của tuổi thơ cứ ùa về với những hình ảnh tươi đẹp và thi vị.
Bình giảng tác phẩm Tháng sáu mùa vải về quanh triền núi - (Mùa vải ngọt)
Hình ảnh người mẹ xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, từ những trái vải – tác giả muốn gửi gắm những nỗi mong nhớ của mình về mẹ. Chính nhờ vào bàn tay khéo léo và công sức vun trồng của mẹ đã làm nên những trái vải với vị ngọt ngào, thơm mát. Nhờ có mẹ, những trái vải trở nên ngon hơn, tưới mát tâm hồn tác giả và cả người đọc. Những ai được ăn trái vải do chính mẹ chăm sóc chắc hẳn họ là người vô cùng hạnh phúc. Một trái vải – một cuộc đời gắn liền với mẹ.
Khép lại bài tản văn, hình ảnh “Đỏ rực cả một góc trời đầu hạ, tháng 6 – mùa vải ngọt Bắc Giang” – hình ảnh thật ấn tượng gắn vào đó là niềm tin, tin vào tương lai, tin vào tình đoàn kết, yêu thương, sẻ chia của tình người. “Mùa vải ngọt” đã làm lay động lòng người, chính niềm tin ấy đã giúp Bắc Giang toàn thắng đánh bại Covid. Trái vải ngọt ngào cùng với sức mạnh của con người đã làm nên sức mạnh kì diệu.
Tiếng chuông chùa vang vọng. Hình ảnh lũ trẻ đi trên triền đê vừa thu hoạch trái vải vừa đọc những câu thơ. Câu thơ như mời chào chúng ta đến với Bắc Giang, nó vang khắp núi đồi, đi sâu vào trong tim mỗi người, khơi gợi lên bao thổn thức:
“Nếu một ngày bạn ghé Bắc Giang chơi
Bạn sẽ thấy tình người luôn ấm áp
Vải thiều ngọt như lời ca ai hát
Còn âm vang sau những lũy tre làng”
Độc giả Trần Ngọc viết tặng tác giả Cỏ Phong Sương.
- Từ khóa
- bắc giang cỏ phong sương mùa vải ngọt trái vải