“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây...”
(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)
Năm 1970, tập thơ Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời. Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kì lạ. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Lửa đèn, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, Cô thanh niên xung phong… là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này.
- Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1964 vào bộ đội, hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- Thơ ông giàu chất liệu hiện thực, chiến trường, thể hiện sinh động, có giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch, sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ ở Trường Sơn và những khó khăn của thời đánh Mỹ gian khổ.
- Phạm Tiến Duật thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ qua những hình tượng cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.- Tác phẩm chính: Vầng trăng -Quầng lửa(1970), Thơ một chặng đường ( 1971), Ở hai đầu núi (1981). Nhiều bài thơ đã đi vào trí nhớ của công chúng như các bài: Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong….
2. Tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
a. Hoàn cảnh.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính rút từ tập thơ Vầng trăng - Quầng lửa của tác giả. Là tác phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ trong báo Văn nghệ (1969 - 1970).
- Bài thơ được ra đời trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diiễn ra rất ác liệt. Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom trên con đường chiến lược Trường Sơn. Trong khi đó những đoàn xe vận tải vẫn băng ra chiến trường vì Miền Nam phía trước.
b. Nội dung.
- Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ.
c. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói bình thường hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây...”
(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)
Năm 1970, tập thơ Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời. Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kì lạ. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Lửa đèn, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, Cô thanh niên xung phong… là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này.
TÁC GIẢ PHẠM TIẾN DUẬT VÀ TÁC PHẨM "BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH"
1. Tác giả Phạm Tiến Duật
- Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1964 vào bộ đội, hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- Thơ ông giàu chất liệu hiện thực, chiến trường, thể hiện sinh động, có giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch, sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ ở Trường Sơn và những khó khăn của thời đánh Mỹ gian khổ.
- Phạm Tiến Duật thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ qua những hình tượng cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.- Tác phẩm chính: Vầng trăng -Quầng lửa(1970), Thơ một chặng đường ( 1971), Ở hai đầu núi (1981). Nhiều bài thơ đã đi vào trí nhớ của công chúng như các bài: Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong….
2. Tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
a. Hoàn cảnh.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính rút từ tập thơ Vầng trăng - Quầng lửa của tác giả. Là tác phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ trong báo Văn nghệ (1969 - 1970).
- Bài thơ được ra đời trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diiễn ra rất ác liệt. Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom trên con đường chiến lược Trường Sơn. Trong khi đó những đoàn xe vận tải vẫn băng ra chiến trường vì Miền Nam phía trước.
b. Nội dung.
- Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ.
c. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói bình thường hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.