Hướng dẫn Ôn tập đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du mới nhất

Hướng dẫn  Ôn tập đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du mới nhất

Nằm ở phần miêu tả đặc sắc nét đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du đã được khắc họa một cách đặc biệt. Bức chân dung Vân – Kiều cũng đã thể hiện được tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du trong việc miêu tả tinh tế vẻ đẹp con người bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.

xkk (8).png

Ôn tập kiến thức cơ bản đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” - Nguyễn Du

Câu 1. Vị trí đoạn trích trong Truyện Kiều

Trả lời


Đoạn trích thuộc phần 1 “Gặp gỡ và đính ước” của Truyện Kiều, trong mạch thơ giới thiệu về gia đình Vương ông, Nguyễn Du tập trung bút lực giới thiệu về hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích

Trả lời


Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” không chỉ khắc họa vẻ đẹp của những trang tuyệt thế giai nhân mà còn thể hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.

Câu 3. Bố cục của đoạn trích

Trả lời


- Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều;

- Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân;

- Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều;

- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.

Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày của cảm nhận của bản thân về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Đoạn văn mẫu


Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” trong Truyện Kiều đã gợi tả được vẻ đẹp đặc sắc của hai cô con gái nhà họ Vương, vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều cũng như vẻ đẹp của từng người được Nguyễn du khắc học một cách rõ nét bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Bằng bút pháp so sánh ước lệ, vẻ đẹp về hình dáng (mai cốt cách) và vẻ đẹp về tâm hồn (tuyết tinh thần) của hai chị em được tôn lên đến độ hoàn mỹ. Cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười. Trong cái đẹp chung ấy có cái đẹp riêng của từng người - Mỗi người một vẻ. Tác giả đặc tả nhan sắc Thuý Vân - một con người phúc hậu, đoan trang. Nàng có vẻ đẹp cao sang quý phái trang trọng khác vời. Từ cái đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du chỉ cần giới thiệu một câu: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, thế là vẻ đẹp của Thuý Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp của Thuý Vân (sắc sảo) và tâm hồn (mặn mà). Tả Vân trước, tả Kiều sau đó là cách tác giả mượn Vân đế tả Kiều. Qua vẻ đẹp của Vân mà người đọc hình dung ra vẻ đẹp của Kiều. Ở Vân trác giả không hề tả đôi mắt, còn ở Kiều tác giả lại đặc tả đôi mắt. vẫn là nghệ thuật ước lệ tượng trưng, đôi mắt của Kiều được so sánh với: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Cái sắc sảo mặn mà của đôi mắt chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Với đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, thiên nhiên sẵn sàng thua và nhường còn vẻ đẹp của Kiều làm cho thiên nhiên. Tác giả ngợi ca Thúy Kiều là một người thiếu nữ đẹp tuyệt trần, không những thế tài năng của nàng xuất sắc đến nỗi trên đời này phải chăng có người thứ hai sánh bằng. Với tất cả tài năng, phẩm chất của nàng đang có thì chắc chắn rằng, cuộc sống êm đềm hiện tại, sự an nhàn tĩnh tại ngầm chuẩn bị trước cho một trận bão táp cuồng phong. Trong dân gian xưa cũng có câu: “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” hay “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Sống trong khuôn phép, trong “trướng rủ màn che”, hai chị em đã sắp tới tuổi tìm đấng phu quân cho mình nhưng có lẽ với chữ “mặc” ở câu thơ cuối đã thể hiện thái độ của Kiều và Vân, không tơ tưởng đến những kẻ ngoài kia. Tóm lại, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã khắc họa được vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân. Qua đó, chúng ta thấy được nghệ thuật miêu tả đầy độc đáo của Nguyễn Du.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa Từ khóa
chi em thuy kieu nguyen du đại thi hào nguyễn du
  • Like
Reactions: VHT
788
1
0
Trả lời

Địa phương TOP

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.