Thơ Phạm Tiến Duật không lôi cuốn người đọc bằng những hình ảnh lãng mạn hay ngôn ngữ mượt mà, trau chuốt, âm điệu du dương,… Ngược lại, người đọc thích thơ ông bởi sự sống động, tự nhiên, gân guốc, táo bạo và độc đáo. Có thể coi, “Bài thơ về tiều đội xe không kính” tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ – chiến sĩ này. Thông qua bài thơ, Phạm Tiến Duật ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui trẻ trung, sôi nổi cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Đề bài: Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật.
Phạm Tiến Duật là một trong những tác giả tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống MĨ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật có giọng ngang tàng, tinh nghịch mà sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ - đặc biệt là lớp trẻ ở tuyến đường Trường Sơn và không khí của thời đánh Mĩ gian khổ, ác liệt. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời trong hoàn cảnh đó. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : Những chiếc xe không kính để làm nổi bật hình ảnh những người lái xe ở chiến trường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi…Qua đó nhà thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của Việt Nam thời đánh Mĩ.
Với bốn khổ thơ đầu, hình tượng thơ thể hiện ra khung cảnh đạn bom, cùng với chiếc xe và tâm hồn người lính:
Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thầng
Những chiếc xe vào trận, ra tuyến đầu vốn có những khung kính còn nguyên nhưng hình ảnh từ dòng thư có sức gợi bùng nổ dây chuyền “bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi" bỗng tái hiện lên cái dữ dội, tàn phá của chiến trường, của đạn bom rải thảm không ngừng, phóng đi từ những pháo đài bay giặc dữ. Cái “không có" chỉ rõ nguyên nhân, hằn sâu mất mát và câu thơ không dừng ở đó mà rõ ra cái giọng ngang tàng: “Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng... ”, và rõ ra cả những cái nhìn từ khối óc, trái tim. Đó là chiều sâu tâm hồn người lính khởi từ chất giọng và đọng lại nơi hình ảnh tương phản đầy cảm giác và ấn tượng:
Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thắng vào trái tim.
Tất cả hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng: Trong cái không, cái thiếu vẫn điềm tĩnh, ung dung, vẫn nhận rõ thêm nỗi đắng, nỗi đau mà kẻ thù gieo rắc, đồng thời kiên định thêm duy nhấtt một con đường chiến đấu, thu về cho bằng được quê hương đặt vào giữa những trái tim sắt son vì đất nước. Trong ý nghĩa đó, hình ảnh tiếp nối của những dòng thơ đã mở rộng ra hiện thực ở ngày mai, ngày chiến thắng và thanh bình vẫy gọi:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Và hiện thực đó như đã đầy ắp trong tâm hồn người lính, như bay bổng một tình yêu. Và cũng chính tin yêu sẽ vượt qua những thử thách của những xe “không có kính" đã bật ra cái phong cách nghịch ngợm, bông phèng, đùa vui của người lính:“không có kính, ừ thì có bụi"...nhưng "chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha... ”, Rồi cái lãng mạn của lính trẻ tiền phương, cái lạc quan của những người con vì đất nước cũng từ đó mà nhẹ tênh gian khổ:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.
Cái ngôn ngữ dí dỏm từ đời lính nguyện vẹn bước vào trang thơ đó thực sự đã là thơ vì đã khởi đi từ nơi phong cách sống bình dị tràn đầy sức trẻ tin yêu.
Hai khổ thơ giữa tiếp theo chọn một khúc quanh và thời điểm khác để mở thêm nét hình của những xe không kính và mở ra những nét đẹp nơi tâm hồn:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp hạn hè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vở rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đinh đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Các dòng thơ như vẽ lên những hình ảnh bất ngờ: Vượt qua tuyến lửa, bom rơi những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kì khôi, thú vị. Tiểu đội của những chiếc xe mà lại xe không còn kính. Nhưng đẹp thay là những đường nét từ những khung xe giữa một bối cảnh chiến trường chông chênh, trùng điệp
Gặp hè bạn suốt dọc đường di tới.
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Và ở đây xe không kính lại như trong suốt một tình yêu, để rồi âm hưởng nhàn nhã, dí dỏm: “Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời, Võng mắc chông chênh" lại có dịp mỏ ra lối giải thích “gia đình" theo kiểu lính: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đó mở ra từ những hình ảnh chân thực đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cũng chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm" để gợi đến biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường rộng mỏ những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm" niềm tin chiến thắng.
Khổ thơ cuối giờ đây như thanh thản mở ra thêm cái nhìn ung dung về phía trước trên dọc con đường chiến trận:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Từ những câu thơ, hình ảnh những xe không có kính vẫn gắn bó với người lính trên dọc đường gian khổ. Và cái “không" như càng tăng thêm trong bão lửa khốc liệt của bom thù: đèn không, mui không... cộng thêm bao mất mát. Nhưng hề gì “xe vẫn chạy" bởi hướng con đường vẫn là : “miền Nam phía trước” và hơn nữa bởi cái còn không thể mất được đã khẳng định kết thành chân lí lẫn niềm tin “Chí cần trong xe có một trái tìm". Hình ảnh câu thơ bỗng trở thành khung kính của tâm hồn, biểu trưng cho sức mạnh của những người lính đi tới mà kẻ thù không làm sao phá vơ được. Ý nghĩa đó khiến giọng thơ trở thành một tinh yêu mãnh liệt.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bài thơ gợi lại bao kỷ niệm hào hùng của người chiến sĩ lái xe nơi Trường Sơn khói lửa. Đọc xong bài thơ, ta càng hiểu hơn về các chiến sĩ lái xe, về lòng dũng cảm, tư thế hiên ngang bất khuất của họ. Ta cũng thấy được chất tinh nghịch hồn nhiên của mỗi người lính trẻ. Chiến tranh đã qua đi nhưng lời thơ của Phạm Tiến Duật vẫn còn văng vẳng đâu đây cái chất vui tươi khỏe khoắn yêu đời của cả một thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Đề bài: Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật.
Phạm Tiến Duật là một trong những tác giả tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống MĨ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật có giọng ngang tàng, tinh nghịch mà sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ - đặc biệt là lớp trẻ ở tuyến đường Trường Sơn và không khí của thời đánh Mĩ gian khổ, ác liệt. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời trong hoàn cảnh đó. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : Những chiếc xe không kính để làm nổi bật hình ảnh những người lái xe ở chiến trường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi…Qua đó nhà thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của Việt Nam thời đánh Mĩ.
Với bốn khổ thơ đầu, hình tượng thơ thể hiện ra khung cảnh đạn bom, cùng với chiếc xe và tâm hồn người lính:
Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thầng
Những chiếc xe vào trận, ra tuyến đầu vốn có những khung kính còn nguyên nhưng hình ảnh từ dòng thư có sức gợi bùng nổ dây chuyền “bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi" bỗng tái hiện lên cái dữ dội, tàn phá của chiến trường, của đạn bom rải thảm không ngừng, phóng đi từ những pháo đài bay giặc dữ. Cái “không có" chỉ rõ nguyên nhân, hằn sâu mất mát và câu thơ không dừng ở đó mà rõ ra cái giọng ngang tàng: “Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng... ”, và rõ ra cả những cái nhìn từ khối óc, trái tim. Đó là chiều sâu tâm hồn người lính khởi từ chất giọng và đọng lại nơi hình ảnh tương phản đầy cảm giác và ấn tượng:
Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thắng vào trái tim.
Tất cả hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng: Trong cái không, cái thiếu vẫn điềm tĩnh, ung dung, vẫn nhận rõ thêm nỗi đắng, nỗi đau mà kẻ thù gieo rắc, đồng thời kiên định thêm duy nhấtt một con đường chiến đấu, thu về cho bằng được quê hương đặt vào giữa những trái tim sắt son vì đất nước. Trong ý nghĩa đó, hình ảnh tiếp nối của những dòng thơ đã mở rộng ra hiện thực ở ngày mai, ngày chiến thắng và thanh bình vẫy gọi:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Và hiện thực đó như đã đầy ắp trong tâm hồn người lính, như bay bổng một tình yêu. Và cũng chính tin yêu sẽ vượt qua những thử thách của những xe “không có kính" đã bật ra cái phong cách nghịch ngợm, bông phèng, đùa vui của người lính:“không có kính, ừ thì có bụi"...nhưng "chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha... ”, Rồi cái lãng mạn của lính trẻ tiền phương, cái lạc quan của những người con vì đất nước cũng từ đó mà nhẹ tênh gian khổ:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.
Cái ngôn ngữ dí dỏm từ đời lính nguyện vẹn bước vào trang thơ đó thực sự đã là thơ vì đã khởi đi từ nơi phong cách sống bình dị tràn đầy sức trẻ tin yêu.
Hai khổ thơ giữa tiếp theo chọn một khúc quanh và thời điểm khác để mở thêm nét hình của những xe không kính và mở ra những nét đẹp nơi tâm hồn:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp hạn hè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vở rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đinh đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Các dòng thơ như vẽ lên những hình ảnh bất ngờ: Vượt qua tuyến lửa, bom rơi những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kì khôi, thú vị. Tiểu đội của những chiếc xe mà lại xe không còn kính. Nhưng đẹp thay là những đường nét từ những khung xe giữa một bối cảnh chiến trường chông chênh, trùng điệp
Gặp hè bạn suốt dọc đường di tới.
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Và ở đây xe không kính lại như trong suốt một tình yêu, để rồi âm hưởng nhàn nhã, dí dỏm: “Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời, Võng mắc chông chênh" lại có dịp mỏ ra lối giải thích “gia đình" theo kiểu lính: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đó mở ra từ những hình ảnh chân thực đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cũng chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm" để gợi đến biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường rộng mỏ những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm" niềm tin chiến thắng.
Khổ thơ cuối giờ đây như thanh thản mở ra thêm cái nhìn ung dung về phía trước trên dọc con đường chiến trận:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Từ những câu thơ, hình ảnh những xe không có kính vẫn gắn bó với người lính trên dọc đường gian khổ. Và cái “không" như càng tăng thêm trong bão lửa khốc liệt của bom thù: đèn không, mui không... cộng thêm bao mất mát. Nhưng hề gì “xe vẫn chạy" bởi hướng con đường vẫn là : “miền Nam phía trước” và hơn nữa bởi cái còn không thể mất được đã khẳng định kết thành chân lí lẫn niềm tin “Chí cần trong xe có một trái tìm". Hình ảnh câu thơ bỗng trở thành khung kính của tâm hồn, biểu trưng cho sức mạnh của những người lính đi tới mà kẻ thù không làm sao phá vơ được. Ý nghĩa đó khiến giọng thơ trở thành một tinh yêu mãnh liệt.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bài thơ gợi lại bao kỷ niệm hào hùng của người chiến sĩ lái xe nơi Trường Sơn khói lửa. Đọc xong bài thơ, ta càng hiểu hơn về các chiến sĩ lái xe, về lòng dũng cảm, tư thế hiên ngang bất khuất của họ. Ta cũng thấy được chất tinh nghịch hồn nhiên của mỗi người lính trẻ. Chiến tranh đã qua đi nhưng lời thơ của Phạm Tiến Duật vẫn còn văng vẳng đâu đây cái chất vui tươi khỏe khoắn yêu đời của cả một thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Sửa lần cuối: