Cổng trường mở ra - một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường. Trong tác phẩm, nổi bật lên là chân dung tâm trạng của người mẹ về ngày đầu tiên đến trường của con, đồng thời mẹ cũng sống lại cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của chính mình. Bài viết này chúng ta cùng nhau phân tích nhân vật người mẹ trong “Cổng trường mở ra” (Ngữ Văn 7).
Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đề bài: Phân tích nhân vật người mẹ trong “Cổng trường mở ra”
Bài viết
“Cổng trường mở ra” là bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Không có sự kiện, không có cốt truyện nhưng tác phẩm này vẫn hấp dẫn chúng ta, bởi vì từng câu văn, từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của một người mẹ rất mực thương yêu con, không nguôi nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với những đứa con bé bỏng. Đứa con trong bài văn là một cậu bé chuẩn bị vào lớp Một. Còn chúng ta, những học sinh lớp Bảy, đã qua lớp Một từ lâu rồi, vậy mà khi đọc bài văn “Cổng trường mở ra”, lòng ta vẫn rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, cứ như đang được một chiếc máy thời gian dẫn về những ngày ấu thơ đẹp đẽ...
Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Vào đêm trước ngày khai trường của con: "Mẹ không ngủ được". Mẹ thao thức, suy nghĩ triền miên không phải vì mẹ lo lắng, vì "Mẹ tin là con không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học” vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen bạn bè và cô giáo mới, tập xếp hàng, tập đi, tập đứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”. Thế mà mẹ vẫn không ngủ được vì mẹ trằn trọc nhớ lại kỷ niệm xưa; “Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"… Mẹ lại muốn khắc ghi vào lòng về cái ngày: “hôm nay tôi đi học”. Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng… Nhưng mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả mà như đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
Qua các chi tiết đó, chứng tỏ rằng mẹ vô cùng thương yêu con, mẹ nhớ lại ấn tượng thuở thiếu thời đi học của mình và muốn khắc sâu những kỷ niệm đẹp vào lòng con.
Còn về phía người con, hình ảnh người con - cậu học sinh lớp Một được miêu tả ở phần đầu bài văn thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình lình chúm lại như đang mút kẹo. Ngày mai khai trường, ngày mai được đi học, được vào lớp Một, vậy mà đêm nay cậu bé vẫn ngủ một cách thanh thản, bởi vì cậu đã được mẹ giúp chuẩn bị mọi việc, mọi thứ sẵn sàng. Cũng có niềm háo hức như trước những chuyến đi xa, nhưng giờ đây trong lòng cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Như vậy, trong cái đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con, cậu học sinh lớp Một ấy thật là thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên, vô tư… Biết đâu, trong đêm nay, cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp, giấc mơ về gia đình hạnh phúc, về cuộc đời tươi sáng.
Phần cuối truyện, Lý Lan khẳng định vai trò của nhà trường, của giáo dục qua lời của người mẹ: “Đi đi con… thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Qua đây nhà văn muốn nói rằng giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người; trường học đem đến cho con người tri thức, tư tưởng, tình cảm, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò… Đằng sau cánh cổng trường sẽ là một thế giới kì diệu cho con, bước qua cánh cổng là con đặt chân đến tri thức, với bạn bè, con hòa mình vào cuộc sống cộng đồng. Những điều con rất cần trong hành trang bước vào đời bởi theo quy luật của cuộc sống, con không thể mãi bé bỏng để ở trong lòng mẹ. Đấy là ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm "Cổng trường mở ra" và cũng là điều người mẹ hồi hộp khi con bắt đầu rời xa vòng tay mẹ. Hồi hộp, lo lắng, bởi người mẹ biết rằng "mỗi một sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau". Nghĩ đến chuyện nước Nhật xa xôi là để nghĩ đến mình, nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của chính bản thân với sự trưởng thành của con và của thế hệ trẻ trên đất nước mình.
Tác phẩm “Cổng trường mở ra” là lời trò chuyện của người mẹ với đứa con mà thực chất là người mẹ đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm mà mình đã trải qua. Sử dụng cách viết này đem đến hai tác dụng chính: đầu tiên là tạo nên giọng điệu tâm tình, truyền cảm hứng cho người đọc; thứ hai là làm nổi bật tâm trạng và những kỉ niệm sâu kín mà bình thường khó có thể bày tỏ trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm với giọng văn ngọt ngào, sâu lắng cũng góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật.
“Cổng trường mở ra” đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nước.
Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/threads...ap-bai-cong-truong-mo-ra-trong-tam-nhat.3354/
Trên đây là bài viết về phân tích nhân vật người mẹ trong "Cổng trường mở ra", hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn khi tiếp cận đến tác phẩm "Cổng trường mở ra". Nếu các bạn thấy hay thì chia sẻ bài viết này và các bạn có những câu hỏi thắc mắc nào thì các bạn để phần bình luận phía dưới nhé.
Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đề bài: Phân tích nhân vật người mẹ trong “Cổng trường mở ra”
Bài viết
“Cổng trường mở ra” là bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Không có sự kiện, không có cốt truyện nhưng tác phẩm này vẫn hấp dẫn chúng ta, bởi vì từng câu văn, từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của một người mẹ rất mực thương yêu con, không nguôi nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với những đứa con bé bỏng. Đứa con trong bài văn là một cậu bé chuẩn bị vào lớp Một. Còn chúng ta, những học sinh lớp Bảy, đã qua lớp Một từ lâu rồi, vậy mà khi đọc bài văn “Cổng trường mở ra”, lòng ta vẫn rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, cứ như đang được một chiếc máy thời gian dẫn về những ngày ấu thơ đẹp đẽ...
Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Vào đêm trước ngày khai trường của con: "Mẹ không ngủ được". Mẹ thao thức, suy nghĩ triền miên không phải vì mẹ lo lắng, vì "Mẹ tin là con không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học” vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen bạn bè và cô giáo mới, tập xếp hàng, tập đi, tập đứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”. Thế mà mẹ vẫn không ngủ được vì mẹ trằn trọc nhớ lại kỷ niệm xưa; “Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"… Mẹ lại muốn khắc ghi vào lòng về cái ngày: “hôm nay tôi đi học”. Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng… Nhưng mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả mà như đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
Qua các chi tiết đó, chứng tỏ rằng mẹ vô cùng thương yêu con, mẹ nhớ lại ấn tượng thuở thiếu thời đi học của mình và muốn khắc sâu những kỷ niệm đẹp vào lòng con.
Còn về phía người con, hình ảnh người con - cậu học sinh lớp Một được miêu tả ở phần đầu bài văn thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình lình chúm lại như đang mút kẹo. Ngày mai khai trường, ngày mai được đi học, được vào lớp Một, vậy mà đêm nay cậu bé vẫn ngủ một cách thanh thản, bởi vì cậu đã được mẹ giúp chuẩn bị mọi việc, mọi thứ sẵn sàng. Cũng có niềm háo hức như trước những chuyến đi xa, nhưng giờ đây trong lòng cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Như vậy, trong cái đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con, cậu học sinh lớp Một ấy thật là thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên, vô tư… Biết đâu, trong đêm nay, cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp, giấc mơ về gia đình hạnh phúc, về cuộc đời tươi sáng.
Phần cuối truyện, Lý Lan khẳng định vai trò của nhà trường, của giáo dục qua lời của người mẹ: “Đi đi con… thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Qua đây nhà văn muốn nói rằng giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người; trường học đem đến cho con người tri thức, tư tưởng, tình cảm, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò… Đằng sau cánh cổng trường sẽ là một thế giới kì diệu cho con, bước qua cánh cổng là con đặt chân đến tri thức, với bạn bè, con hòa mình vào cuộc sống cộng đồng. Những điều con rất cần trong hành trang bước vào đời bởi theo quy luật của cuộc sống, con không thể mãi bé bỏng để ở trong lòng mẹ. Đấy là ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm "Cổng trường mở ra" và cũng là điều người mẹ hồi hộp khi con bắt đầu rời xa vòng tay mẹ. Hồi hộp, lo lắng, bởi người mẹ biết rằng "mỗi một sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau". Nghĩ đến chuyện nước Nhật xa xôi là để nghĩ đến mình, nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của chính bản thân với sự trưởng thành của con và của thế hệ trẻ trên đất nước mình.
Tác phẩm “Cổng trường mở ra” là lời trò chuyện của người mẹ với đứa con mà thực chất là người mẹ đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm mà mình đã trải qua. Sử dụng cách viết này đem đến hai tác dụng chính: đầu tiên là tạo nên giọng điệu tâm tình, truyền cảm hứng cho người đọc; thứ hai là làm nổi bật tâm trạng và những kỉ niệm sâu kín mà bình thường khó có thể bày tỏ trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm với giọng văn ngọt ngào, sâu lắng cũng góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật.
“Cổng trường mở ra” đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nước.
Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/threads...ap-bai-cong-truong-mo-ra-trong-tam-nhat.3354/
Trên đây là bài viết về phân tích nhân vật người mẹ trong "Cổng trường mở ra", hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn khi tiếp cận đến tác phẩm "Cổng trường mở ra". Nếu các bạn thấy hay thì chia sẻ bài viết này và các bạn có những câu hỏi thắc mắc nào thì các bạn để phần bình luận phía dưới nhé.
Sửa lần cuối: