Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo,một phạm trù thẩm mĩ riêng biệt của nhà văn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện, phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống. Phong cách nghệ thuật được hình thành nhờ sự lặp đi lặp lại một số yếu tố thuộc phạm trù nội dung và hình thức một cách có thẩm mĩ, xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của tác giả.
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò
+ Phong cách nghệ thuật là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn
+ Đặc điểm:
- Đặc trưng nhất quán đầu tiên của phong cách nghệ thuật là tính thống nhất, ổn định, bền vững.
- Thiên về hình thức nghệ thuật.
- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.
+ Vai trò:
- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.
+ Biểu hiện
– Cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống độc đáo:
Ví dụ như cùng là nhà văn hiện thực nhưng Ngô Tất Tố quan tâm đến số phận người phụ nữ trong xã hội, Nguyễn Công Hoan vạch trần bản chất những trò lố nực cười, còn Nam Cao lại miêu tả nỗi bi kịch của người trí thức. Cùng một chủ đề nhưng cách tiếp cạn và khai thác của mỗi nhà văn lại không giống nhau.
– Nội dung, chủ đề độc đáo:
Chọn lựa đề tài, triển khai cốt truyện, xác định chủ đề,… mỗi nhà văn đều sáng tạo ra cái “đất diễn” riêng của mình. Nếu Thạch Lam viết về cuộc sống mòn mỏi “một ngày như mọi ngày” của những đứa trẻ phố huyện, thì Ngô Tất Tố lại hướng ngòi bút vào miêu tả “vùng trời tối đen như mực” của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Chính những mảng nội dung độc đáo này sẽ góp phần định hình nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.
– Giọng điệu độc đáo:
Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến giọng điệu triết lý, nhắc đến Vũ Trọng Phụng là nhắc đến giọng điệu trào phúng, nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến giọng điệu ngông và tài tử rất đặc trưng. Giọng văn là thứ dễ ngấm và dễ thấm nhất đối với độc giả, giúp nhà văn ghi dấu ấn trong lòng người đọc.
– Nghệ thuật độc đáo:
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, xây dựng kết cấu, nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật… thể hiện sự tài hoa của tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân được ca ngợi như bậc thầy của ngôn từ, Hoài Thanh được nhắc đến như là nhà phê bình văn học chính xác và sâu sắc nhất.
Phong cách nghệ thuật ở một nhà văn được định hình từ nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố khách quan của thời đại và tầm nhìn dân tộc. Hiểu được phong cách nghệ thuật của từng nhà văn sẽ giúp bạn có cách tiếp cận tốt hơn với những tác phẩm của họ.
+ Ví dụ:
- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người).
- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa...=> “Ngông”.
+ Ứng dụng
Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu…)
II. Phong cách nghệ thuật của các tác gia
1. Phong cách nghệ thuật của tác gia Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị. mọi sự kiện và các vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thật sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tìinh cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng.
- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu là ở thời kỳ sau. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá. Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng về lí tưởng, tương lai với niềm lạc quan, yêu đời.
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức. sử dụng thành công hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát-với lối nói quen thuộc, so sánh, ví von, truyền thống, giàu nhạc điệu.
- Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến. Nhà thơ dễ rung động với nghĩa tính cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giải bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch.
2. Phong cách nghệ thuật của tác gia Nguyễn Tuân
- Trước Cách mạng: Văn Nguyễn Tuân thể hiện cách nói độc đáo, ý nghĩ độc đáo. Nó gắn với thái độ ngông nghênh phiêu bạt, thích nói những điều ngược đời, gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ.
- Sau cách mạng: nét phong cách này vẫn được duy trì nhưng ở chừng mực tìm cho mình một cách tiếp cận hiện thực riêng, phát hiện những chân lí chưa ai phát hiện, đưa ra cách dùng từ đặt câu không ai lẫn.
- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện chất tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mĩ của nó.
Trước cách mạng ông hay viết về những con người nghệ sĩ. Sau cách mạng, đối tượng ông hướng tới là bộ đội, dân quân, người lao động.
- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện cảm hứng đăch biệt trước những cảnh tượng mãnh liệt đối với nghệ sĩ. Đó là những cảm giác mạnh, không chung chung bằng phẳng nhàn nhạt… không đẹp tuyệt vời cũng phải dữ dội, khủng khiếp.
- Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng.
- Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng, ông vẫn tiếp cận thiên nhiên, con người về phương diện nghệ thuật. Ông không đối lập xưa và nay. Tìm thấy chất tài hoa tài tử ở con người lao động, anh bộ đội- chất giọng khinh bạc chủ yếu là ném vào kẻ thù. Thể loại sau cách mạng Nguyễn Tuân tìm đến là tuỳ bút.
(VHT tổng hợp)
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò
+ Phong cách nghệ thuật là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn
+ Đặc điểm:
- Đặc trưng nhất quán đầu tiên của phong cách nghệ thuật là tính thống nhất, ổn định, bền vững.
- Thiên về hình thức nghệ thuật.
- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.
+ Vai trò:
- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.
+ Biểu hiện
– Cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống độc đáo:
Ví dụ như cùng là nhà văn hiện thực nhưng Ngô Tất Tố quan tâm đến số phận người phụ nữ trong xã hội, Nguyễn Công Hoan vạch trần bản chất những trò lố nực cười, còn Nam Cao lại miêu tả nỗi bi kịch của người trí thức. Cùng một chủ đề nhưng cách tiếp cạn và khai thác của mỗi nhà văn lại không giống nhau.
– Nội dung, chủ đề độc đáo:
Chọn lựa đề tài, triển khai cốt truyện, xác định chủ đề,… mỗi nhà văn đều sáng tạo ra cái “đất diễn” riêng của mình. Nếu Thạch Lam viết về cuộc sống mòn mỏi “một ngày như mọi ngày” của những đứa trẻ phố huyện, thì Ngô Tất Tố lại hướng ngòi bút vào miêu tả “vùng trời tối đen như mực” của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Chính những mảng nội dung độc đáo này sẽ góp phần định hình nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.
– Giọng điệu độc đáo:
Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến giọng điệu triết lý, nhắc đến Vũ Trọng Phụng là nhắc đến giọng điệu trào phúng, nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến giọng điệu ngông và tài tử rất đặc trưng. Giọng văn là thứ dễ ngấm và dễ thấm nhất đối với độc giả, giúp nhà văn ghi dấu ấn trong lòng người đọc.
– Nghệ thuật độc đáo:
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, xây dựng kết cấu, nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật… thể hiện sự tài hoa của tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân được ca ngợi như bậc thầy của ngôn từ, Hoài Thanh được nhắc đến như là nhà phê bình văn học chính xác và sâu sắc nhất.
Phong cách nghệ thuật ở một nhà văn được định hình từ nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố khách quan của thời đại và tầm nhìn dân tộc. Hiểu được phong cách nghệ thuật của từng nhà văn sẽ giúp bạn có cách tiếp cận tốt hơn với những tác phẩm của họ.
+ Ví dụ:
- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người).
- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa...=> “Ngông”.
+ Ứng dụng
Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu…)
II. Phong cách nghệ thuật của các tác gia
1. Phong cách nghệ thuật của tác gia Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị. mọi sự kiện và các vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thật sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tìinh cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng.
- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu là ở thời kỳ sau. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá. Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng về lí tưởng, tương lai với niềm lạc quan, yêu đời.
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức. sử dụng thành công hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát-với lối nói quen thuộc, so sánh, ví von, truyền thống, giàu nhạc điệu.
- Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến. Nhà thơ dễ rung động với nghĩa tính cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giải bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch.
2. Phong cách nghệ thuật của tác gia Nguyễn Tuân
- Trước Cách mạng: Văn Nguyễn Tuân thể hiện cách nói độc đáo, ý nghĩ độc đáo. Nó gắn với thái độ ngông nghênh phiêu bạt, thích nói những điều ngược đời, gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ.
- Sau cách mạng: nét phong cách này vẫn được duy trì nhưng ở chừng mực tìm cho mình một cách tiếp cận hiện thực riêng, phát hiện những chân lí chưa ai phát hiện, đưa ra cách dùng từ đặt câu không ai lẫn.
- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện chất tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mĩ của nó.
Trước cách mạng ông hay viết về những con người nghệ sĩ. Sau cách mạng, đối tượng ông hướng tới là bộ đội, dân quân, người lao động.
- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện cảm hứng đăch biệt trước những cảnh tượng mãnh liệt đối với nghệ sĩ. Đó là những cảm giác mạnh, không chung chung bằng phẳng nhàn nhạt… không đẹp tuyệt vời cũng phải dữ dội, khủng khiếp.
- Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng.
- Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng, ông vẫn tiếp cận thiên nhiên, con người về phương diện nghệ thuật. Ông không đối lập xưa và nay. Tìm thấy chất tài hoa tài tử ở con người lao động, anh bộ đội- chất giọng khinh bạc chủ yếu là ném vào kẻ thù. Thể loại sau cách mạng Nguyễn Tuân tìm đến là tuỳ bút.
(VHT tổng hợp)