Hướng dẫn Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh lớp 3, 4, 5

Hướng dẫn Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh lớp 3, 4, 5

Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh là tác động tích cực tới tư duy người đọc, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lô gic cũng như biết tư duy về hình ảnh… ngoài ra, còn giáo dục tính cách, thẩm mỹ, thị hiếu cho học sinh.

4663


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 3, 4, 5

Đề 1


Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

BÀI HỌC RÙA VÀ THỎ

Truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta. Ở cuộc đua thứ nhất, thỏ vì chủ quan nên đã thua cuộc còn rùa kiên trì và bền bỉ nên giành chiến thắng. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó và được được Roberto Goizueta, Giám đốc Điều hành của Coca Cola trong những năm 1980 phát triển thêm.

Sau cuộc đua thứ nhất, thỏ nhận ra rằng nó thua vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỉ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể nào có cửa hạ nó được. Vì thế, nó thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Ở cuộc đua thứ 2, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy liền một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào để thắng được thỏ trên một đường đua như vậy. Nó suy nghĩ thêm và quyết định thách đố thỏ trong một cuộc đua khác, nhưng có chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý, rồi cả hai bắt đầu cuộc đua thứ ba. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho tới bờ sông. Vạch đích còn đến 2km ở tận bên kia sông. Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết phải làm sao để vượt sông. Trong lúc đó, rùa đã tới bên bờ sông, lội xuống sông và bơi sang bên kia sông, tiếp tục bò về đích.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:


Câu 1. Điều gì đã giúp thỏ chiến thắng ở cuộc đua thứ hai?

A. Lòng tốt và vị tha

B. Sự nhanh nhẹn và nỗ lực

C. Lòng dũng cảm và may mắn

D. Lòng trung thực và thẳng thắn

Câu 2. Chi tiết rùa thay đổi đường đua cho thấy điều gì?

A. Rùa hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ.

B. Rùa rất thông minh.

C. Rùa rất ngưỡng mộ tài năng của thỏ.

D. Cả A và B

Câu 3. Qua chiến thắng của rùa ở lần đua thứ 3, chúng ta rút ra bài học gì?

A. Muốn chiến thắng phải nỗ lực hết mình.

B. Muốn chiến thắng cần phải xác định được ưu thế của mình và biết chọn sân chơi phù hợp.

C. Muốn chiến thắng cần phải biết chớp lấy thời cơ.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về rùa và thỏ?

A. Cả thỏ và rùa đều không dễ đầu hàng hay nản chí sau thất bại.

B. Thỏ quyết tâm và cố gắng nhiều hơn sau khi gặp phải thất bại cay đắng.

C. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng hết sức mà chưa thành công.

D. Rùa và thỏ là những con vật dễ bỏ cuộc.

Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp để nói về rùa và thỏ ở chặng đua cuối cùng?

A. Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

B. Có chí thì nên.

C. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
 
Từ khóa
kĩ năng sống cần thiết cho học sinh tiểu học rèn luyện kĩ năng đọc - văn bản
2K
2
3

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đề 2

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

BỐ CŨNG ĐANG ĐỢI

Tổng giám đốc Tề đang ngồi họp trong phòng, đột nhiên thư ký riêng hớt hơ hớt hải, không kịp gõ cửa, xông thẳng vào nói:

Thưa tổng giám đốc, Tiểu Dự vừa gọi điện, bảo là bị tai nạn trên quốc lộ 106. Các máy điện thoại di động của tổng giám đốc đều không mở, cậu ấy đang cuống lên, lo lắm ạ.

Sắc mặt tái đi, tổng giám đốc Tề hỏi:

Người thế nào? Có bị thương không? Thư kí trả lời:

Người không sao. Xe của cậu ấy húc vào đuôi xe khác, bị gãy thanh bảo hiểm. Cậu ấy gọi tổng giám đốc đến ngay xử lí.

Tổng Giám đốc Tề để tài liệu xuống, mở máy di động. Đang bấm số thì Tiểu Dự gọi.

Bố ơi, bố đến nhanh lên. Xe của con bị đâm nát rồi, sốt ruột lắm bố ạ!

Báo cảnh sát chưa?

- Chưa ạ.

- Thương lượng với chủ xe đằng trước chưa?

- Chưa.

- Thế con đang làm gì?

Con đang chờ bố. Con không biết nên làm gì. Cảnh sát giao thông chắc chắn sẽ phạt tiền, sẽ đục lỗ, không biết có treo bằng lái xe không? Con ở ngã ba quốc lộ hướng đi Bắc Kinh. Bố đi xe 20 phút là tới.

Im lặng hai, ba phút đột nhiên, tổng giám đốc Tề ngắt điện thoại, tắt máy di động. Ông quay lại bảo thư kí riêng:

Tiểu Dự còn gọi điện đến, cứ bảo tôi đi vắng.

Thư kí riêng ngạc nhiên nhìn tổng giám đốc Tề. Tiểu Dự là con một, được ông rất mực thương yêu. Với cương vị tổng giám đốc, việc này, ông chỉ cần cử trợ lí đi là được.

Tổng giám đốc Tề ngồi suốt cả ngày trong phòng làm việc, như mọi ngày ông xử lí tài liệu, triệu tập cấp trưởng các bộ phận đến họp, cười đùa với cán bộ nhân viên, thần sắc không hề thay đổi.

Bảy giờ tối, tổng Giám đốc Tề về đến nhà. Tiểu Dự đang ngồi thẫn thờ trong phòng khách, mặt sa sầm, trông như kẻ mất hồn.

Không sao chứ? - Ông Tề hỏi con trai.

Con chờ bố cả ngày. Suốt một ngày! Bố vẫn còn là bố của con chứ? Tiểu Dự đứng dậy, mắt đỏ hoe, hậm hực nói to.

Ông Tề tươi cười, không trả lời.

Hôm nay bố có việc gì quan trọng đặc biệt thế? Mà việc quan trọng đến mấy đi nữa, liệu có hơn con không? Trong mắt bố con có hay không cũng thế hay sao? Con là con trai của bố, con hi vọng được giải thích một cách hợp lí.


Thấy bố im lặng, Tiểu Dự xúc động, càng được thể nói to.

Ông Tề bình tĩnh vỗ vai con, ngồi xuống, nói:

Con ạ, đúng là bố có việc quan trọng phải làm. Công ty không quan trọng bằng con. Nhưng vấn đề là ở chỗ hôm nay bố gặp một bài toán khó, không biết nên giải quyết thế nào?

Con trai cứ nhìn bố chằm chằm.

Bởi vì bố không biết nên giải quyết vấn đề như thế nào, nên đành phải ngồi chờ trong phòng làm việc. Bố chờ ông nội con. Chờ ông nội đến bảo bố làm thế nào. Bố chờ suốt cả ngày.

Tiểu Dự cứ ngồi đực mặt ra. Lâu lắm. Chợt hiểu hàm ý trong lời nói của bố, cậu cúi gằm mặt xuống. Ông nội qua đời cách đây đã 10 năm.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:


Câu 1. Khi gây ra tai nạn, Tiểu Dự đã làm gì?

A. Tiểu Dự gọi cảnh sát đến giải quyết.

B. Tiểu Dự thương lượng với chủ xe mà mình đã đâm phải.

C. Tiểu Dự chờ bố đến giúp mình giải quyết việc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hành động của Tiểu Dự trong câu chuyện?

A. Tiểu Dự là một chàng trai xấu tính, không thích tiếp xúc với người khác.

B. Tiểu Dự là một người con hiếu thảo.

C. Tiểu Dự là một chàng trai thụ động, có thói quen dựa dẫm vào bố mẹ.

D. Cả A và B

Câu 3. Tại sao Tổng giám đốc Tề lại không đến giải quyết sự việc giúp con trai? A. Tổng giám đốc Tề là một người cha vô tâm.

A. Tổng giám đốc Tề muốn con trai mình học cách tự lập, tự giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

B. Tổng giám đốc Tề là người rất yêu công việc, với ông, công việc quan trọng hơn bất cứ điều gì.

C. Sự việc mà con trai gây ra vượt quá khả năng giải quyết của tổng giám đốc Tề.

Câu 4. Người cha nói với con về việc đợi ông nội đến giải quyết nhằm mục đích gì?

A. Ông muốn chia sẻ những khó khăn mà cậu đã phải trải qua trong ngày hôm nay.

B. Ông muốn con hiểu rằng cần phải tự lập, tự giải quyết những vấn đề của mình chứ không nên ỷ lại vào người khác.

C. Ông muốn con trai mình phải thông cảm và yêu thương mọi người.

D. Cả A và C
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Đề 2

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

BỐ CŨNG ĐANG ĐỢI

Tổng giám đốc Tề đang ngồi họp trong phòng, đột nhiên thư ký riêng hớt hơ hớt hải, không kịp gõ cửa, xông thẳng vào nói:

Thưa tổng giám đốc, Tiểu Dự vừa gọi điện, bảo là bị tai nạn trên quốc lộ 106. Các máy điện thoại di động của tổng giám đốc đều không mở, cậu ấy đang cuống lên, lo lắm ạ.

Sắc mặt tái đi, tổng giám đốc Tề hỏi:

Người thế nào? Có bị thương không? Thư kí trả lời:

Người không sao. Xe của cậu ấy húc vào đuôi xe khác, bị gãy thanh bảo hiểm. Cậu ấy gọi tổng giám đốc đến ngay xử lí.

Tổng Giám đốc Tề để tài liệu xuống, mở máy di động. Đang bấm số thì Tiểu Dự gọi.

Bố ơi, bố đến nhanh lên. Xe của con bị đâm nát rồi, sốt ruột lắm bố ạ!

Báo cảnh sát chưa?

- Chưa ạ.

- Thương lượng với chủ xe đằng trước chưa?

- Chưa.

- Thế con đang làm gì?

Con đang chờ bố. Con không biết nên làm gì. Cảnh sát giao thông chắc chắn sẽ phạt tiền, sẽ đục lỗ, không biết có treo bằng lái xe không? Con ở ngã ba quốc lộ hướng đi Bắc Kinh. Bố đi xe 20 phút là tới.

Im lặng hai, ba phút đột nhiên, tổng giám đốc Tề ngắt điện thoại, tắt máy di động. Ông quay lại bảo thư kí riêng:

Tiểu Dự còn gọi điện đến, cứ bảo tôi đi vắng.

Thư kí riêng ngạc nhiên nhìn tổng giám đốc Tề. Tiểu Dự là con một, được ông rất mực thương yêu. Với cương vị tổng giám đốc, việc này, ông chỉ cần cử trợ lí đi là được.

Tổng giám đốc Tề ngồi suốt cả ngày trong phòng làm việc, như mọi ngày ông xử lí tài liệu, triệu tập cấp trưởng các bộ phận đến họp, cười đùa với cán bộ nhân viên, thần sắc không hề thay đổi.

Bảy giờ tối, tổng Giám đốc Tề về đến nhà. Tiểu Dự đang ngồi thẫn thờ trong phòng khách, mặt sa sầm, trông như kẻ mất hồn.

Không sao chứ? - Ông Tề hỏi con trai.

Con chờ bố cả ngày. Suốt một ngày! Bố vẫn còn là bố của con chứ? Tiểu Dự đứng dậy, mắt đỏ hoe, hậm hực nói to.

Ông Tề tươi cười, không trả lời.

Hôm nay bố có việc gì quan trọng đặc biệt thế? Mà việc quan trọng đến mấy đi nữa, liệu có hơn con không? Trong mắt bố con có hay không cũng thế hay sao? Con là con trai của bố, con hi vọng được giải thích một cách hợp lí.


Thấy bố im lặng, Tiểu Dự xúc động, càng được thể nói to.

Ông Tề bình tĩnh vỗ vai con, ngồi xuống, nói:

Con ạ, đúng là bố có việc quan trọng phải làm. Công ty không quan trọng bằng con. Nhưng vấn đề là ở chỗ hôm nay bố gặp một bài toán khó, không biết nên giải quyết thế nào?

Con trai cứ nhìn bố chằm chằm.

Bởi vì bố không biết nên giải quyết vấn đề như thế nào, nên đành phải ngồi chờ trong phòng làm việc. Bố chờ ông nội con. Chờ ông nội đến bảo bố làm thế nào. Bố chờ suốt cả ngày.

Tiểu Dự cứ ngồi đực mặt ra. Lâu lắm. Chợt hiểu hàm ý trong lời nói của bố, cậu cúi gằm mặt xuống. Ông nội qua đời cách đây đã 10 năm.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:


Câu 1. Khi gây ra tai nạn, Tiểu Dự đã làm gì?

A. Tiểu Dự gọi cảnh sát đến giải quyết.

B. Tiểu Dự thương lượng với chủ xe mà mình đã đâm phải.

C. Tiểu Dự chờ bố đến giúp mình giải quyết việc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hành động của Tiểu Dự trong câu chuyện?

A. Tiểu Dự là một chàng trai xấu tính, không thích tiếp xúc với người khác.

B. Tiểu Dự là một người con hiếu thảo.

C. Tiểu Dự là một chàng trai thụ động, có thói quen dựa dẫm vào bố mẹ.

D. Cả A và B

Câu 3. Tại sao Tổng giám đốc Tề lại không đến giải quyết sự việc giúp con trai?

A. Tổng giám đốc Tề muốn con trai mình học cách tự lập, tự giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

B. Tổng giám đốc Tề là người rất yêu công việc, với ông, công việc quan trọng hơn bất cứ điều gì.

C. Sự việc mà con trai gây ra vượt quá khả năng giải quyết của tổng giám đốc Tề.

Câu 4. Người cha nói với con về việc đợi ông nội đến giải quyết nhằm mục đích gì?

A. Ông muốn chia sẻ những khó khăn mà cậu đã phải trải qua trong ngày hôm nay.

B. Ông muốn con hiểu rằng cần phải tự lập, tự giải quyết những vấn đề của mình chứ không nên ỷ lại vào người khác.

C. Ông muốn con trai mình phải thông cảm và yêu thương mọi người.

D. Cả A và C
Trần Ngọc 2021Đáp án: 1 - C; 2 - C; 3 - A; 4 - B
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top