Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 31 đến từ Vietnam
1. Khái niệm
Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

2. Dạng biểu hiện
- Dạng nói: đối thoại, độc thoại, đàm thoại
- Dạng lời nói bên trong:
+ Độc thoại nội tâm: tự nói với mình không phát ra tiếng
+ Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như cuộc thoại
+ Dòng tâm sự: suy nghĩ bên trong mạch lạc
Luyện tập
a, Lời khuyên chân thành khi giao tiếp. Câu ca dao khuyên mọi người nên sử dụng ngôn từ, cách nói năng đạt hiểu quả cao.

+ Cần giữ phép lịch sự, tôn trọng với người nghe
+ Câu ca dao thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.
→ Rút ra bài học: Cần biết cách nói chuyện, lựa lời để giao tiếp đạt hiệu quả.
Câu ca dao thứ hai: muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang.
Con người thông qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.
Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Người “ngoan” là người biết nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.

b, Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: Lời nói của nhân vật năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam)
Cách dùng từ ngữ:
- Nói tới vấn đề trong cuộc sống: chuyện bắt cá sấu.
- Về từ ngữ:
+ Sử dụng từ ngữ đậm chất Nam Bộ: ghe, xuồng, rượt
+ Từ ngữ xưng hô thân mật: tôi- bà con…
+ Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, kết hợp với câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật
→ Cách sử dụng từ ngữ cho thấy tác giả là người Nam bộ, am hiểu nhiều nét đặc trưng về văn hóa, thói quen.
Nguồn TH
 
Từ khóa Từ khóa
cuoc song nhan vat phẩm chất soạn bài tinh cam
1K
0
2
Trả lời
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a.
- Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể:
+ Địa điểm và thời gian của lời nói: Trong căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.
+ Có người nói, mục đích nói (Nhân vật Th. Tự nhủ với mình).
+ Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi “ơi”, những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).
- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc:
Đoạn trích là lời của một nhân vật nhưng tình cảm được biểu hiện qua nhiều giọng:

+ Giọng thủ thỉ tầm tình
+ Giọng trách móc, giục giã.
- Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể: gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm
=>Giọng một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b. Ghi nhật kí rất có lợi cho sự phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và cách diễn đạt.
Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm rang mình cười
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh
Tính cụ thể-Lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn
-Hoàn cảnh nói: đêm chia tay giã hội
-Ngôn ngữ thân mật, dân dã
-Lời tỏ tình trong lao động: lời của anh thanh niên nông dân với một cô gái qua đường
-Hoàn cảnh nói: buổi lao động
-Ngôn ngữ suồng sã, bình dân, lời miêu tả có tính trêu đùa
Tính cảm xúcCảm xúc bịn rịn, lư luyến, nhung nhớLời tỏ tình cũng có thể là lời đùa cợt
Tính cá thểLời chàng trai, cô gái có tình ý với nhau chân thật, tế nhị, sâu sắcLời của một chàng trai lao động vui đùa, tế nhị.
Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:
- Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố dư thừa so với lời nói ngôn ngữ hằng ngày như các từ: ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ,…
- Sự lặp lại các yếu tố dư này giúp duy trì mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì không khí sử thi.
Nguồn TH
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.