Soạn bài: Ra-Ma buộc tội

Soạn bài: Ra-Ma buộc tội

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 30 đến từ Vietnam
Tóm tắt
Sử thi Ra-ma-yan-na kể về câu chuyện tại vương quốc Kô-sa-la, có hoàng tử Ra-ma lên ngôi vì tài, đức vua cha Da-xa-ra-tha định nhường ngôi nhưng vì lời hứa với người vợ thứ nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi cho Bha-ra-ta con của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ Xi-ta và em trai Lắc-ma-na sống ẩn dật trong rừng. Qủy vương Ra-va-na lập kế cướp Xi-ta về làm vợ, nhưng bị nàng kịch liệt chống cự. Nàng được tướng khỉ Ha-nu-man cứu thoát nhưng Ra-ma lại nghi ngờ tiết hạnh của nàng.


Bố cục
- Phần 1 (từ đầu ... "chịu đựng được lâu"): Lời buộc tội của Ra-ma

- Phần 2 (còn lại): Sự đáp lại bằng hành động và lời nói của Xi-ta

Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 10 tập 1)

a, ý đúng: D

b, Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

+ Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.

+ Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt

+ Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt

+ Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.


- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:

+ Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ

+ Nàng khiêm nhường trước Ra-ma

+ Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn

- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng


- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta

- Xi ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.

Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 1)

a, Đáp án A

Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)

b, Đáp án C

Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)

+ Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực


c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:

+ Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân

Câu 3 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Sự khác biệt giữa tư cách đức hạnh của Xi-ta với những loại phụ nữ tầm thường, thấp kém

- Tùy thuộc vào số mệnh của nàng, quyền lực của kẻ khác trong kiểm soát của nàng

+ Điều nằm trong tầm kiểm soát của Xi-ta: để thần lửa chứng minh cho tấm lòng thủy chung, sự dũng cảm, và tấm lòng trinh bạch của nàng.

+ Phụ thuộc vào kẻ khác: cái thân thiếp đây

- Vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Thần tượng trưng cho sự bất tử, sự hiện sinh, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ

+ Lời cầu khấn của Xi-ta chứng tỏ nàng tin tưởng vị thần Lửa, tin vào sự che chở, minh chứng


+ Thần lửa quan trọng trong tâm thức, tín ngưỡng của người Ấn Độ, vị thần tối cao, mang lại sức mạnh siêu nhiên

Câu 4 (trang 60 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Thái độ của công chúng:

+ Khiến cho dân chúng xúc động, đau xót ( ai nấy, già trẻ đau lòng đứt ruột xem Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa)

+ Các phụ nữ bật lên tiếng khóc thảm thương

+ Các loài Rắc-xa-na lẫn Ra-na-ra khóc vang trời.

Nguồn TH
 
Từ khóa
hạnh phúc tấm lòng thủy chung van hoa vang trời
  • Like
Reactions: baivanhay
731
1
2

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Ý đúng: D
b.
- Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra – ma:
+ Ra – ma dù yêu thương, xót xa vợ vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đứa vua anh hùng.
+ Trong lời nói của chàng, con người xã hội nổi lên lấn áp con người cá nhân.
+ Sợ tai tiếng, chàng nói nàng những lời lạnh nhạt.
- Xi - ta với tư cách là vợ Ra – ma, hoàng hậu của trăm dân:
+ Không thể để danh dự của mình bị bôi nhọ một cách xấu xa.


+ Xi–ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Hỡi đứa vua, Người.
Câu 2 (trang 59 – 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
a. Ý đúng: A
b. Ý đúng: C
c. Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra – ma chứng tỏ tâm trạng: thẳng thắn, dứt khoát, nghiêm tắc.
d. Thái độ của Ra-ma khi Xi–ta bước lên giàn lửa: căng thẳng vô cùng.
Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Xi–ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được.


+ Nàng là con của thần Đất Mẹ.
+ Từ biệt cung điện nguy nga để theo chồng vào rừng.
+ Cự tuyệt tất cả những hành động của quỷ vương.
- Xi–ta phân biệt điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:
+ Nàng bị bắt cóc và ngất đi là những điều ngoài ý chí của nàng.
+ Trái tim, tình yêu của nàng chủ động thuộc về Ra – ma.
- Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:
+ Thần lửa A – nhi là vị thần linh thiêng tối quan trọng trong đời sống của người Ân Độ.
+ Trong hôn lễ cô dâu chú rể thường lượn vòng quanh ngọn lửa bảy lần và đọc bảy lời thề thủy chung.
+ Lời cầu khấn của Xi–ta chứng tỏ nàng tin tưởng vào sự che chở của thần Lửa.
Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Thái độ của công chúng trước cảnh Xi–ta bước vào lửa:

+ Dân chúng xúc động, đau xót.
+ Những người phụ nữ khóc thảm thương.
+ Các loài Rắc – xa – na lẫn Ra – na – ra khóc vang trời.
- Hành động tự nguyện nhảy vào lửa của Xi–ta là hành động cao cả, tô đậm tính chất bi hùng của sử thi.
→ Cảnh Xi–ta bước lên giàn lửa là biểu tượng tập trung cao nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.
Nguồn TH
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top