Soạn văn Soạn văn Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành - đầy đủ, chi tiết

Soạn văn Soạn văn Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành - đầy đủ, chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Nguyễn Trung Thành là một trong số những nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc và gắn bó với thiên nhiên và con người nơi đây. "Rừng xà nu" là một truyện ngắn xuất sắc của tác giả được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Truyện được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 12, tập 2. Cùng Triều Anh tham khảo bài soạn sau:

8D61D42B-0A13-4E6A-B3B1-B182EF4217A2.jpeg
Ảnh sưu tầm

Xem thêm
-
8 nhận định hay về nhà văn Nguyễn Trung Thành
- Nguyễn Trung Thành - sinh ra để dành cho Tây Nguyên
- Bài soạn Rừng xà nu
- Cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả


- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Ông sống gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên nên ông đã có những trang viết đặc sắc về con người và thiên nhiên vùng đất này.


2. Hoàn cảnh sáng tác - xuất xứ

- Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 (ra mắt đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung Trung bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc được viết trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.

- Năm 1965, đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, các chiến dịch càng quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy nhà văn viết Rừng xà nu như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.


II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hình tượng cây xà nu


* Ý nghĩa thực
- Cây xà nu:
+ Một loại cây họ thông, nhựa và gỗ đều có giá trị.
+ Mọc nhiều ở vùng Bắc Tây Nguyên, Kon Tum.
- Đặc điểm của cây xà nu:
+ Mọc thành từng đồi tạo thành rừng xà nu.
+ Nhựa thơm ngào ngạt.
+ Sinh sôi nảy nở rất khỏe.
+ Ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
+ Ham ánh sáng, thân cây sum sê, to khỏe.
=> Cây xà nu mang một vẻ đặc biệt vừa man dại lại trong sạch, vừa thanh nhã lại rắn rỏi và giàu sức sống, là loài cây biểu tượng tiêu biểu cho thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên.

* Ý nghĩa biểu tượng
- Cây xà nu trước sự tàn phá của đạn đại bác giặc:
+ Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.
+ Hàng vạn cây không có cây nào không bị thương.
+ Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, như cục máu lớn.
+ Cạnh một cây xà nu gục ngã, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
+ Đạn đại bác không thể giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cường tráng.
+ Đầu nhọn hoắt như những mũi lê.
+ Cây xà nu mẹ ngã, cây con mọc lên.

- Cây xà nu gắn với hình tượng các nhân vật:
+ Ông cụ Mết là cây xà nu cổ thụ
+ Tnú là cây xà nu đã trưởng thành.
+ Cậu bé Heng như cây xà nu non mới mọc lên.
=> Cây xà nu biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, cho sức sống mãnh liệt, cho sự đau thương nhưng kiên cường, bất diệt, cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho sự đấu tranh sinh tồn, cho số phận và phẩm chất người dân làng Xô Man.

- Cây xà nu gắn bó với cuộc sống, chiến đấu con người làng Xô Man.
+ Họ sinh ra và lớn lên dưới những cánh rừng xà nu bạt ngàn.
+ Công dụng của từng bộ phận cây xà nu: lửa, khói, đuốc từ cây xà nu giúp ích cuộc sống dân làng Xô Man...
=> Cây xà nu có mối quan hệ gắn bó máu thịt mật thiết với cuộc sống, chiến đấu của dân làng Xô Man.


2. Hình tượng nhân vật Tnú

a. Hoàn cảnh, số phận:

- Cha mẹ mất sớm, mồ côi từ nhỏ.
- Sống dưới sự đùm bọc của người Strá dân làng Xô Man.
=> Hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương, tiêu biểu cho số phận, hoàn cảnh của người dân miền núi dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai ngụy quyền.


b. Tính cách, phẩm chất:
* Lúc nhỏ:
- Sớm được tiếp xúc, giác ngộ, hăng hái tham gia hoạt động cách mạng nuôi giấu cán bộ.
+ Sau cùng đến lũ trẻ thay ông già, bà già.
+ Trong đám đó hăng hái nhất là Tnú và Mai.
+ Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn.
- Chú bé có cá tính mạnh mẽ, táo bạo, gan góc, mưu trí, thạo đường, giàu tình cảm và trung thành tuyệt đối với cách mạng.
+ Có lần học thua Mai, nó đập cái bảng trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra ngoài suối ngồi một mình suốt ngày.
+ Anh Quyết ra dỗ, nó không nói. Mai ra dỗ, nó đòi đánh Mai.
+ Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng.
+ Tnú hay quên chữ, nhưng đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng.
+ Không bao giờ nó đi đường mòn.
+ Khi qua sông không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang...
+ Khi bị địch bắt nhất quyết không khai, nuốt lá thư...tay đặt lên bụng nói “Ở đây này!”
=> Từ nhỏ Tnú là chú bé liên lạc gan góc, dũng cảm và trung thành tuyệt đối với cách mạng, sự mưu trí, mạnh mẽ, am hiểu từng đường đi nước bước, là một bộ phận quan trọng của cách mạng.
* Lớn lên:
- Tnú trở thành một chàng thanh niên Tây Nguyên hoàn hảo: rắn chắc, cao lớn, cường tráng như một cây xà nu lớn.
- Bị bắt và vượt ngục trở về làng chiến đấu.
- Tnú hạnh phúc bên Mai và đứa con trai đầu lòng.
- Khi chứng kiến vợ con bị giặc hành hạ.
+ Hai bàn tay bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra sân.
+ Anh bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay.
+ Chồm dậy trước sự ngăn cản của cụ Mết.
+ Hai con mắt như hai cục lửa.
+ Hét một tiếng dữ dội. Tnú nhảy vào giữa bọn lính.
+ Ôm chặt lấy hai mẹ con Mai.
=>Tnú rất thương vợ con, căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm, gan dạ nhưng không thể cứu được vợ con trước sự tàn bạo và man rợ của kẻ thù.

- Nguyên nhân tấm bi kịch và ý nghĩa lời cụ Mết.
+ Tnú không cứu được vợ và con vì Tnú chỉ có hai bàn tay trắng.
+ Cụ Mết không cứu được Tnú cũng vì chỉ có hai bàn tay trắng.
+ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! =>Một tuyên ngôn mang tính chân lí cách mạng - để chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ phải dùng bạo lực cách mạng, phải đứng lên cầm giáo chiến đấu.

- Lúc bị bắt, bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay.
+ Ngạc nhiên, bình thản nghĩ đến tương lai cách mạng.
+ Không kêu trợn mắt, nhìn thằng Dục đang cười sằng sặc.
+ Mười đầu ngón tay bốc cháy, Tnú nhắm mắt, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
+ Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa, nghe lửa cháy ở trong lòng ngực, cháy ở bụng.
+ Răng cắn nát môi...
+ Thét lên một tiếng dữ dội “Giết”.
+...

- Ý nghĩa đôi bàn tay Tnú:
+ Mười đầu ngón tay bị giặc đốt, mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng Tnú vẫn chiến đấu dũng cảm.
+ Biểu tượng cho cuộc đời đầy đau thương, mất mát, đầy căm hờn.
+ Chứng tích tội ác của kẻ thù đối với người dân miền núi.
+ Biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, lòng căm thù giặc sâu sắc không gì có thể tiêu diệt được.
+ Thể hiện phẩm chất cộng sản, vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
=> Tnú là một người chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên trung, dũng cảm, gan dạ, một lòng trung thành với cách mạng và không bị gục ngã trước đau thương.
<=> Tnú tiêu biểu cho những nét tính cách và phẩm chất đạo đức cao đẹp của cộng đồng người Strá ở Tây Nguyên: gan góc, dũng cảm, rất mực trung thành với cách mạng, tha thiết yêu bản làng, biết vượt lên bi kịch cá nhân để biến yêu thương, căm thù thành hành động kiên cường để chiến đấu.


3. Hình tượng nhân vật tập thể làng Xô Man

a. Cụ Mết

* Diện mạo, ngoại hình:
- Bàn tay nặng trịch như một kiềm sắc.
- Già làng quắt thước, râu dài tới ngực mà vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở hai bên má vẫn sáng bóng.
- Ngực căng như một cây xà nu lớn.
- Sáu mươi tuổi mà giọng cứ ồ ồ, dội vang trong lòng ngực.
* Tính cách, phẩm chất:
- Giàu kinh nghiệm, có tầm nhìn xa, trông rộng đánh Mỹ phải đánh dài.
- Có ý thức giữ gìn truyền thống anh hùng chống giặc của cộng đồng: Tao chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe...Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
- Gắn bó, giàu yêu thương với dân làng, kể say sưa, xúc động: Vụng về trở tay lau một giọt nước mắt.
- Dũng cảm, gan dạ, căm thù giặc sâu sắc: Tiếng cụ Mết ồ ồ Chém! Chém hết! Thằng Dục nằm dưới mác của cụ Mết.
=> Cụ Mết là thủ lĩnh tinh thần của dân làng Xô Man, khỏe mạnh, dũng cảm, gan dạ, kiên trung, bất khuất biểu tượng cho già làng cây xà nu cổ thụ của núi rừng Tây Nguyên.


b. Mai
- Sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hăng hái: Hăng hái nhất có Tnú và Mai.
- Thông minh, dịu dàng, đáng yêu:
+ Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn nói, sáu tháng làm được bài toán hai con số.
+ Tnú không về tui cũng không về, về đi anh Tnú.
- Dũng cảm, kiên cường, thương con, trung thành với cách mạng.
+ Khi thằng Dục hỏi ngửng đôi mắt lớn nhìn thằng Dục.
+ Chị vội tháo tấm địu, lật đứa con ra phía bụng, lúc cây sắt giáng xuống trên lưng.
=> Mai là một người con gái dũng cảm, thương con, gan dạ, kiên trung, cây xà nu trưởng thành biểu tượng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên.


c. Dít
- Sớm giác ngộ, hăng hái tham gia cách mạng: lanh lẹn, cứ xẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên.
- Dũng cảm, gan góc, trung thành với cách mạng:
+ Bị giặc bắn từng viên đạn vào quần áo khóc thét lên rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt.
+ Nó quật lên một cái nhưng đôi mắt thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng.
- Ý thức tổ chức kỉ luật, trách nhiệm nhưng giàu tình cảm.
+ Hỏi Tnú, giọng hơi lạ lùng: Đồng chí về có giấy không?
+ Đôi mắt nghiêm khắc của Dít.
+ Bây giờ chị mới cười.
=> Dít thế hệ thanh niên kế thừa và tiếp nối sự nghiệp cách mạng, cây xà nu trưởng thành tiếp nối truyền thống làng Xô Man.

d. Bé Heng
- Ngoại hình: đội cái mũ sụp, chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố.
- Tính cách: ít nói như những người làng Xô Man.
- Sớm giác ngộ và hăng hái tham gia cách mạng:
+ Nó mang một khẩu súng trường Mát, dẫn Tnú đi.
+ Súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ một người lính thực thụ.
- Dũng cảm, gan dạ, am hiểu từng đường đi nước bước, trung thành với cách mạng.
+ Thằng bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về
+ Dẫn anh an toàn qua những tử địa, những hầm chông, hố chông chống kẻ thù.
=> Bé Heng thế hệ tương lai sẽ nối tiếp sự nghiệp cách mạng, cây xà nu non tiếp nối truyền thống làng Xô Man.


4. Vài nét về nghệ thuật
- Tác phẩm đậm màu sắc sử thi:
+ Đề tài: cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân ta.
+ Cốt truyện: thông qua câu chuyện về một người thấy được số phận của cả cộng đồng Tnú – làng Xô Man – dân tộc Việt Nam.
+ Hình tượng thiên nhiên: cây xà nu biểu tượng cho sức sống mãnh liệt...
+ Hình tượng con người: Tnú, tính cách, phẩm chất tiêu biểu của người chiến sĩ cộng sản.
+ Ngôn ngữ: giàu chất thơ, nhiều điệp khúc cứ vang lên – hình tượng cây xà nu được nhắc lại hơn 20 lần.
+ Giọng điệu: mang âm hưởng trang trọng, hào hùng.
- Cách kể chuyện khéo léo, hấp dẫn, nhiều chi tiết sinh động.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tnú, Mết...
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật: đôi bàn tay Tnú.
- Tác giả rất tinh tế trong việc gợi lên không khí, màu sắc Tây Nguyên: cụ Mết tập hợp dân làng, kể con cháu nghe, đốt lửa chiến đấu.


III. Ý nghĩa văn bản
Tác phẩm ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

IV. Tổng kết
- Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hoá Tây Nguyên.
- Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
......................................................
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
hình tượng cây xà nu kháng chiến chống mĩ làng xô man nguyễn trung thành nhà văn nguyên ngọc nhân vật tnú rừng xà nu tây nguyên ý nghĩa nhan đề rừng xà nu ý nghĩa đôi bàn tay bị đốt cháy của tnú
827
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top